Đường băng mùa xuân đưa An Giang cất cánh

(PLVN) - Nửa chặng đường thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ X, nhiệm kỳ 2015 – 2020, Đảng bộ An Giang đã và đang lập được những kỳ tích tháo gỡ các “điểm nghẽn” nhằm khai thác hiệu quả các nguồn lực phát triển kinh tế xã hội. 

Trong đó, cải cách thủ tục hành chính, vận dụng linh hoạt các chính sách điều hành vĩ mô, xây dựng thành công “Đề án tạo quỹ đất thu hút đầu tư phát triển nông nghiệp công nghệ cao”, thiết lập “Chương trình hành động về phát triển hạ tầng du lịch giai đoạn 2016 – 2020 định hướng đến năm 2025 để kết nối các khu du lịch trọng điểm” là những bước tiến dài. 

Ông Lê Thanh Thuấn, Chủ tịch Tập đoàn Sao Mai - Nhà đầu tư chiến lược cho những dự án trọng điểm
Ông Lê Thanh Thuấn, Chủ tịch Tập đoàn Sao Mai - Nhà đầu tư chiến lược cho những dự án trọng điểm

Cái khó bó cái khôn

Với đường biên giới dài gần 100 km tiếp giáp với 2 tỉnh Takeo và Kandal của Vương quốc Campuchia nên An Giang có điều kiện để phát triển kinh tế biên giới. Trong suốt chiều dài lịch sử hình thành nên vùng đất đầu nguồn châu thổ cũng đã mang lại cho An Giang những nét văn hóa đặc trưng của 4 dân tộc Kinh – Hoa – Chăm – Khmer thể hiện qua những công trình kiến trúc xưa để lại. Ngoài ra, cùng với sự ưu đãi của thiên nhiên cũng đã mang đến cho địa phương những danh lam thắng cảnh để phát triển du lịch văn hoá lịch sử, tâm linh và sinh thái. 

Song những lợi thế của An Giang chưa phải là quá độc đáo để khiến cho nhà đầu tư không thể không đến. Mặt khác, vị trí địa lý cách xa các cơ quan cấp TW nên việc tiếp cận để nắm bắt những thông tin “đặc biệt” cũng rất hạn chế. Đường hàng không chưa có đã đành thì ngay cả hạ tầng giao thông vận tải đường thủy, đường bộ cũng chưa được quan tâm đầu tư đúng mức. Thêm nữa, mỗi khi mùa mưa đến cộng với nước lũ dâng cao hàng năm đã gây ra những thiệt hại nặng nề cho hạ tầng vốn đã yếu kém càng trở nên khó khăn hơn. 

Còn nhớ một thời gian khá dài nhiều định chế của Nhà nước thì vận dụng chung chung, không linh hoạt để tạo bước đột phá. Trong khi mặt bằng dân trí của An Giang chưa cao so với các tỉnh trong khu vực nên rất khó thu hút nguồn nhân lực tốt và giỏi. Các thành phần ưu tú này luôn tìm cách trụ ở các TP lớn, địa phương nơi có các thế chế “chiêu hiền đãi sĩ” tốt hơn. Từ đó khiến cho doanh nghiệp ở An Giang tuyển dụng nhân sự cũng khó khăn theo. 

Vượt lên thách thức

Thời gian gần đây, xoay sở vận dụng sáng tạo của An Giang đang cởi mở hơn đã thiết lập được  mối quan hệ chia sẻ giữa chính quyền địa phương với cộng đồng doanh nghiệp trở nên thân tình hơn. Ranh giới phân biệt giữa DN tư nhân và DNNN đã “mờ dần”, đó là điều rất đáng quí. Minh chứng cho điều này phải kể đến sự phát triển rất mạnh của Tập đoàn Sao Mai. 

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao tính tiên phong của Tập đoàn Sao Mai trong nền kinh tế 4.0
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao tính tiên phong của Tập đoàn Sao Mai trong nền kinh tế 4.0

Chỉ mới 9 tháng đầu năm, doanh thu Sao Mai Group (ASM) đạt gần 6.000 tỷ đồng, gấp 3,5 lần cùng kỳ, lợi nhuận sau thuế đạt trên 1.100 tỷ đồng, gấp 9,3 lần so với cùng kỳ năm 2017 và vượt 25% chỉ tiêu lợi nhuận cả năm. Kết quả này đã đưa Sao Mai lần đầu tiên góp mặt trong danh sách câu lạc bộ lãi nghìn tỷ. Và Sao Mai đã là 1 trong những Tập đoàn kinh tế đa ngành lớn nhất Việt Nam. 

Ông Lê Thanh Thuấn – Chủ tịch Tập đoàn cho biết, doanh thu tăng chủ yếu từ các lĩnh vực chủ chốt: BĐS, đặc biệt là nuôi trồng và xuất khẩu thủy sản, bột mỡ cá, thức ăn cho cá (Sao Mai Super Feed) và du lịch mà trong đó ASM thực hiện tái cấu trúc xong 2 Công ty Cổ phần Du lịch An Giang và Đồng Tháp đã mở nút thắt cho ngành công nghiệp không khói tăng mạnh. Chắc chắn, 2018 tổng doanh thu của Sao Mai sẽ thừa sức đạt kế hoạch ĐHCĐ đề ra là 9.800 tỷ đồng. Sự tăng tốc của Tập đoàn đến từ nội lực và tác động của chính sách điều hành vĩ mô từ Đảng bộ An Giang là yếu tố rất quan trọng.  

Ông Thuấn chia sẻ thêm, thành quả của Tập đoàn được Sao Mai đóng góp tích cực vào ngân sách Nhà nước khoảng 1.000 tỷ đồng hàng năm. Và mỗi năm, Tập đoàn đã chi không dưới 20 tỷ cho công tác từ thiện vì cộng đồng. Điều đáng nói hơn cả là Sao Mai đã tạo việc làm ổn định, mang lại thu nhập cao cho gần 10.000 lao động trong và ngoài tỉnh. Đây là những con số đã nói lên tầm ảnh hưởng rất lớn của ASM đối với mục tiêu phát triển kinh tế của An Giang nói riêng và cả nước nói chung. Trong giai đoạn nền kinh tế đang chuyển mình tăng tốc thì bất cứ DN nào đóng góp cho XH nhiều cũng cần xứng đáng trân trọng và tôn vinh. Cách nay 10 năm về trước, chủ DNTN ít nhiều bị văn hóa phân biệt thì nay đã không còn tồn tại. Đó chính là thiên đường để GDP An Giang phát triển. 

Trở lại câu chuyện, làm thế nào để bứt phá tăng tốc phát triển KT-XH địa phương thì AG cần phải có những bước đi ngoạn mục hơn nữa. Lao động phải có nhiều việc làm, xã hội phải tích tụ được nhiều vốn, nhiều doanh nghiệp quản trị giỏi, nguồn nhân lực sắc sảo, nhạy bén, có hạ tầng cơ sở hiện đại,…. Là thước đo chính xác nhất để đánh giá được ý thức hệ của lãnh đạo. Và có lẽ thời gian gần đây, dường như lãnh đạo tỉnh thấu hiểu và đang nỗ lực để bứt phá. Khát vọng biến điạ danh AG thành địa phương đáng tự hào cho thế hệ hôm nay và mai sau đang dần được định hình ngay trong nhiệm kỳ của “đổi mới và sáng tạo”. 

Đọc thêm

Ý kiến trái chiều về đề xuất chống bán phá giá với thép cán nóng

Một số DN lo ngại nếu điều tra CBPG với HRC nhập khẩu sẽ ảnh hưởng xấu tới ngành thép.
(PLVN) - Ngay sau khi xuất hiện thông tin đề xuất Cục Phòng vệ thương mại (PVTM - Bộ Công Thương) điều tra chống bán phá giá (CBPG) với sản phẩm thép cán nóng (HRC) nhập khẩu, đến ngày 27/3 đã có 9 DN sản xuất tôn mạ, ống thép trong nước gửi đơn kiến nghị tới các cơ quan quản lý.

Xây dựng chính sách cho chuyển đổi xanh

Ảnh minh họa
(PLVN) - Chuyển đổi xanh là xu thế của toàn cầu. Dự báo và nắm bắt xu thế tất yếu này, Bộ Chính trị từng có nhiều nghị quyết quan trọng. Ngay từ cách đây 10 năm là Nghị quyết số 24-NQ/TW về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường; cách đây 4 năm là Nghị quyết số 55-NQ/TW về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến 2030, tầm nhìn đến 2045.

Thách thức nuôi trồng thủy sản trên biển

Là địa phương có nhiều thế mạnh về nuôi biển, song năm 2023, diện tích nuôi biển của Quảng Ninh mới đạt 10.200ha. (Ảnh: baoquangninh.com.vn)
(PLVN) - Với tiềm năng nuôi biển khoảng 500.000ha, Đề án phát triển nuôi trồng thủy sản (NTTS) trên biển đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 mới đưa ra mục tiêu khiêm tốn 280.000ha đến năm 2025 và 300.000ha vào năm 2030. Thế nhưng, số liệu kỳ vọng diện tích nuôi biển đến hết năm 2023 mới đạt 85.000ha…

“Điểm nghẽn” nhận thức về phát triển bền vững khu công nghiệp

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Có tới 50% khu công nghiệp (KCN) chưa nghe đến khái niệm KCN phát triển bền vững (PTBV), chỉ có 30% có nghe hiểu về khái niệm KCN sinh thái. Theo Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), đang có “điểm nghẽn” về nhận thức, xây dựng chính sách, quản trị của các KCN liên quan đến việc PTBV.

Khởi động Sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản trong kỷ nguyên mới, giai đoạn 1

Khởi động Sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản trong kỷ nguyên mới, giai đoạn 1
(PLVN) - Sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản trong kỷ nguyên mới, giai đoạn 1 được khởi động  trên cơ sở Tuyên bố chung về nâng cấp quan hệ Việt Nam - Nhật Bản lên “Đối tác Chiến lược toàn diện vì hòa bình và thịnh vượng tại châu Á và trên thế giới” và kết quả triển khai thực hiện 8 giai đoạn của Sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản trong suốt 20 năm qua.

Tầm nhìn đường sắt tốc độ cao

Ảnh minh họa
(PLVN) - Theo Kết luận 49-KL/TW ngày 28/2/2023 của Bộ Chính trị về định hướng phát triển giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến 2030, tầm nhìn 2045; đặt mục tiêu đến 2025 hoàn thành phê duyệt chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao (ĐSTĐC) Bắc - Nam và khởi công trước 2030. Các đoạn ĐSTĐC Hà Nội - Vinh và TP HCM - Nha Trang được ưu tiên khởi công trong giai đoạn 2026 - 2030; phấn đấu hoàn thành toàn tuyến ĐSTĐC Bắc - Nam trước 2045.

Công trường đường dây mạch 3 bộn bề khó khăn

Chủ tịch HĐTV EVN sát sao kiểm tra tiến độ thi công đường dây mạch 3. (Ảnh: EVN) .
(PLVN) - Chỉ còn vài ngày nữa là đến cột mốc mục tiêu đầu tiên của dự án đường dây mạch 3 đưa điện ra Bắc (hoàn thành đúc móng toàn tuyến vào ngày 30/3) nhưng khối lượng công việc vẫn còn bộn bề. Chủ đầu tư cũng như các Bộ, ngành liên quan vẫn đang dốc toàn lực thực hiện dự án này.

Hai dự án đường dây 500kV qua miền Trung nguy cơ 'trượt' tiến độ

Đoạn Quảng Trạch - Thanh Hóa do CPMB quản lý dự án mới chỉ hoàn thành được 91/663 vị trí móng.
(PLVN) - Hạn chót hoàn thành việc đúc móng cột của Dự án đường dây 500kV mạch 3 Quảng Trạch - Phố Nối ấn định là ngày 31/3/2024, nhưng đến nay tỷ lệ hoàn thành việc đúc móng tại hai cung đoạn do Ban Quản lý dự án các công trình điện miền Trung (CPMB) quản lý mới chỉ được... hơn 10%.

VIPFA và thách thức lôi kéo dự án tỷ đô công nghệ cao

Hướng tới phát triển một hệ thống KCN sinh thái, xanh và bền vững. (Ảnh: VGP).
(PLVN) - TS. Phan Hữu Thắng, tân Chủ tịch Liên chi hội Tài chính khu công nghiệp (KCN) Việt Nam (VIPFA) cho biết, mục tiêu của VIPFA là cùng cơ quan quản lý nhà nước xây dựng và hoàn thiện chính sách, sao cho vừa dễ quản lý, vừa tạo điều kiện cho DN hoạt động. “Thách thức của chúng ta là phải làm sao lôi kéo được dự án tỷ đô công nghệ cao” - Chủ tịch VIPFA nhấn mạnh.

Miền Trung sắp có cảng nước sâu đón tàu 100.000 tấn

Phối cảnh dự án Khu bến cảng Mỹ Thủy. (Ảnh: quangtri.gov.vn)
(PLVN) - Dự án Khu bến cảng Mỹ Thủy (Quảng Trị) đang được khởi động trở lại. Đây là dự án cảng nước sâu có tổng mức đầu tư hơn 14.000 tỷ đồng, sau khi hoàn thành được kỳ vọng sẽ tạo thêm sức bật cho kinh tế biển khu vực miền Trung.