Dưới những tán cao su

Vốn chính sách góp phần tạo dựng nên những cánh rừng cao su mang lại thịnh vượng cho bà con xã Suối Ngô (Tân Châu, Tây Ninh). Ảnh: Trần Việt
Vốn chính sách góp phần tạo dựng nên những cánh rừng cao su mang lại thịnh vượng cho bà con xã Suối Ngô (Tân Châu, Tây Ninh). Ảnh: Trần Việt
(PLO) - Ở huyện biên giới Tân Châu (Tây Ninh), có những cánh rừng cao su xanh tít tắp được người dân và cán bộ địa phương thân mật gọi “Rừng cao su chính sách”, bởi những cánh rừng đó được tạo nên từ vốn chính sách xã hội. 

Nhưng hơn hết, những đồng vốn nhỏ nhoi ấy, không chỉ đem đến nguồn sống cho nhiều hộ gia đình, mà góp phần tạo nên mối liên kết chặt chẽ chính quyền và nhân dân nơi phiên dậu Tổ quốc.

Nhà bà Lâm Thị Thủy (ấp 1 xã Suối Ngô) nhìn ra một cách rừng cao su – những cây cao su đã cho thu hoạch, hứa hẹn tiềm lực kinh tế. Nhưng đó không phải là rừng cao su nhà bà Thủy, mà chỉ là nơi bà và các con cạo mủ, nhặt lá thuê.

“Trước nhà nghèo lắm, hoàn cảnh lại éo le. Hai con tôi phải nghỉ học sớm ở nhà giúp  mẹ, nhưng ở vùng đất thời tiết khắc nghiệt đất đai ít ỏi này, việc làm cũng chẳng có mấy. Năm 2011 gia đình tôi vay 20 triệu vốn chính sách từ chương trình cho vay hộ nghèo, mua bò nuôi, lần hồi bò mẹ đẻ bò con, tích cóp được ít vốn, cũng thoát nghèo. Sau đó, năm 2015, gia đình tôi lại được vay 50 triệu đồng từ chương trình cho vay hộ thoát nghèo để tiếp tục đầu tư chăn nuôi” – bà Thủy kể.

Ngoài 3 con bò tạo dựng từ tiền vốn chính sách, ngày ngày mẹ con bà Thủy đi cạo mủ nhặt lá cao su, cũng kiếm được tiền cơm qua ngày, nên mấy con bò đó thành “của để dành” của mẹ con bà. “Cũng mong tích cóp được ít nhiều, mua được ít rừng cao su, để kinh tế chủ động và vững vàng hơn” – bà Thủy tâm sự.

Rời nhà bà Thủy, cùng chúng tôi qua những con đường mịt bụi xuyên cánh rừng cao su, bà Trần Thị Minh – Phó Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Suối Ngô – kể, mười mấy năm tham gia cùng NHCSXH Tân Châu đưa vốn xuống người dân, bà đã chứng kiến từng ngày vốn chính sách ghi dấu ấn ở vùng biên giới này.

“Chừng năm 2006 – 2007, khi bắt đầu triển khai cho vay chương trình sản xuất kinh doanh vùng khó khăn, cán bộ hội chúng tôi cùng cán bộ ngân hàng xuống tận nơi đi quán triệt chủ trương, kiểm tra từng dự án, đi đến tận rẫy gặp bà con. Đường đất xe cày nát, trời mưa trời nắng gì đi cũng vất vả, xe té lên té xuống. Rồi lúc đầu vốn chưa nhiều, chọn hộ cho vay đã vất, phải giải thích cho người dân còn vất hơn” – chị Minh nói. 

Thế nên, giờ, kể về hiệu quả đồng vốn chính sách, chị Minh mới hào hứng liệt kê hàng loạt hộ gia đình. Đó là gia đình anh Nguyễn Lê Hùng và chị Trần Thị Phương Sinh (ấp 2 xã Suối Ngô) vay 30 triệu đồng chương trình hộ gia đình sản xuất kinh doanh vùng khó khăn để trồng cao su.

“Hồi vợ chồng mới lấy nhau, thiếu lắm, nhà cửa không có, phải đi ở nhờ. Thấy đất ở đây hợp trồng cao su, nhưng vợ chồng muốn làm cũng không có tiền. Năm 2004, gia đình được vay 10 triệu đồng chương trình hộ nghèo, từ đó tạo lập những rẫy cao su đầu tiên. Năm 2008 thoát nghèo, sau đó gia đình xây được căn nhà gạch. Lần hồi gây dựng được 9ha cao su. Năm 2013 lại được vay tiền chương trình sản xuất kinh doanh vùng khó khăn để trồng mới thêm 3ha cao su nữa. Giờ có 12 ha cao su, kinh tế vũng chắc hơn nhiều rồi, vừa thuê thêm 2 nhân công vừa trực tiếp làm, thu nhập bình quân 6 triệu đồng/tháng/người” – anh Hùng khoe.

Tân Châu là huyện vùng sâu, biên giới có 11 xã và 1 thị trấn với tổng số 76 ấp, khu phố, trong đó có 4 xã thuộc vùng khó khăn. Trong số hơn 33,76 nghìn hộ dân với 126.514 nhân khẩu, có 14 dân tộc thiểu số đang sinh sống trên địa bàn với 1.972 hộ, chiếm 5,78% dân số toàn huyện. Tổng số hộ nghèo, cận nghèo trong toàn huyện là 2.191 hộ, chiếm 6,49%.

Qua 15 năm tổ chức thực hiện, NHCSXH huyện Tân Châu đã tiến hành giải ngân cho vay được 13.572 lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo. Mức dư nợ bình quân tăng từ 3,0 triệu đồng/hộ năm 2003 lên 21,8 triệu đồng/hộ năm 2017…. NHCSXH đã tiến hành giải ngân được 3.234 lượt khách hàng vay vốn giải quyết việc làm, giải ngân được 6.772 lượt hộ vay vốn hộ gia đình sản xuất kinh doanh tại vùng khó khăn, cho 5.671 lượt hộ, khách hàng vay vốn chương trình học sinh sinh viên, giải quyết cho 10.472 hộ gia đình vay vốn chương trình nước sạch vệ sinh môi trường nông thôn…

Sự ra đời của NHCSXH đã góp phần ngăn chặn được tệ nạn cho vay nặng lãi ở khu vực nông thôn, là một trong những công cụ đòn bẩy kinh tế quan trọng để kích thích người nghèo và các đối tượng chính sách khác có điều kiện phát triển sản xuất, cải thiện cuộc sống, phát triển kinh tế hộ gia đình.

Hơn 15 năm qua, NHCSXH huyện Tân Châu đã từng bước củng cố nâng cao chất lượng hoạt động. “Nhờ công tác tuyên truyền mạnh mẽ về chính sách tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo, sự quan tâm quản lý của các cấp chính quyền địa phương, các đơn vị nhận ủy thác cùng với sự phối hợp chặt chẽ của các ban, ngành, đoàn thể chính trị - xã hội có liên quan đã tạo bước đột phá về nhận thức của người nghèo, thay đổi cách nhìn, cách sống, có chí hướng làm ăn, ổn định cuộc sống. Từ đó, tạo dựng được nề nếp vay – trả sòng phẳng, thực hiện đúng theo hợp đồng vay vốn, từng bước thể hiện được ý chí vươn lên thoát nghèo bền vững” – ông Trương Hoàng Sơn, Giám đốc NHCSXH Tân Châu, chia sẻ.

Từ những kết quả đạt được nêu trên, chất lượng hoạt động tín dụng của NHCSXH huyện Tân Châu luôn đạt ở mức cao, góp phần tích cực thực hiện mục tiêu giảm nghèo nhanh và bền vững, đảm bảo an sinh xã hội, xây dựng nông thôn mới, ổn định chính trị và phát triển kinh tế xã hội tại địa phương.  

Đọc thêm

Tận dụng tối đa cơ hội từ các FTA thế hệ mới, đảm bảo mục tiêu tăng trưởng bền vững

Hình ảnh minh họa.
(PLVN) - Việt Nam cần tập trung vào các mục tiêu cụ thể để giải quyết hiệu quả các thách thức trọng tâm trong việc thực thi các FTA thế hệ mới, nhằm tận dụng các cơ hội đang có và khắc phục một số hạn chế, qua đó hướng đến thúc đẩy nền kinh tế phục hồi và phát triển theo hướng bền vững.

Hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu tiếp cận và thích ứng với xu hướng chuyển đổi xanh của EU

Bà Trịnh Thị Thu Hiền, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu – Bộ Công Thương phát biểu khai mạc.
(PLVN) -  Xuất khẩu sang thị trường EU có nhiều lợi thế từ việc tận dụng ưu đãi thuế quan theo Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu ( Hiệp định EVFTA ). Tuy nhiên, EU là thị trường khó tính trong việc áp dụng quy định về hàng rào phi thuế quan, đặc biệt là tiêu chuẩn kỹ thuật và phát triển bền vững.

Lưu ý quan trọng cho doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản sang Trung Đông

Năm 2024, xuất khẩu thuỷ sản sang Trung Đông dự kiến đạt hơn 360 triệu USD. (Ảnh minh hoạ)
(PLVN) - Trong 11 tháng năm 2024, xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang Trung Đông đạt 334 triệu USD, chiếm gần 4% tổng giá trị xuất khẩu thuỷ sản của cả nước. Dự kiến, năm 2024, xuất khẩu sang thị trường này ước đạt hơn 360 triệu USD, nằm trong top 2 thị trường nhập khẩu thuỷ sản có tăng trưởng mạnh nhất sau Trung Quốc.

Gia tăng hiệu quả ứng phó với điều tra phòng vệ thương mại

Thép là mặt hàng có tần suất bị điều tra phòng vệ thương mại lớn nhất. (Ảnh minh họa: MOIT)
(PLVN) - Số lượng các vụ kiện phòng vệ thương mại (PVTM) ở các thị trường lớn đang gia tăng, sẽ tác động rất lớn đến kim ngạch xuất khẩu. Do đó, Bộ Công Thương tiếp tục đẩy mạnh các biện pháp PVTM để ứng phó với các vụ việc do nước ngoài điều tra và áp dụng đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam.

7 vấn đề khuyến nghị các doanh nghiệp, hiệp hội về phòng vệ thương mại trong Hiệp định EVFTA và các FTA thế hệ mới

Bộ Công Thương đang triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng tốt những ưu đãi từ EVFTA cũng như các FTA thế hệ mới.
(PLVN) - Bộ Công Thương đang triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng tốt những ưu đãi từ EVFTA cũng như các FTA thế hệ mới. Đại diện Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương đã đưa ra 7 vấn đề khuyến nghị các doanh nghiệp, hiệp hội xử lý hiệu quả các biện pháp phòng vệ thương mại.

FTA Index: Công cụ giúp Bắc Giang khai phá thị trường tiềm năng và sản phẩm xuất khẩu

Lĩnh vực công nghiệp điện tử tại Bắc Giang rất phát triển.
(PLVN) - Đối với Bắc Giang (BG), FTA Index có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng thương mại và đầu tư. Việc áp dụng các chỉ số FTA Index giúp Bắc Giang hiểu rõ hơn về các cơ hội và thách thức trong việc tận dụng các FTA, từ đó có thể đưa ra các chiến lược phù hợp để phát triển kinh tế, gia tăng xuất khẩu và thu hút đầu tư.

Dự báo lãi suất xu hướng tăng đến cuối năm

Dự báo ngân hàng sẽ “hút” mạnh tiền gửi dịp cuối năm. (Ảnh: TBNH)
(PLVN) -  Với việc các ngân hàng đang đồng loạt tăng lãi suất, lượng tiền gửi vào các ngân hàng cũng tăng đều theo từng tháng, các chuyên gia dự báo trong giai đoạn này, xu hướng dòng tiền đã quay trở lại sản xuất.

Hiện thực hóa chủ trương phát triển công nghiệp bán dẫn

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) - Phát triển lĩnh vực bán dẫn là đột phá chiến lược và cũng là nhiệm vụ trọng tâm, là việc cần làm, phải làm và quyết tâm làm bằng được. Đó là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khi giao nhiệm vụ chung và các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể với các Bộ, ngành, địa phương, tại Phiên họp lần thứ nhất vừa diễn ra của Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển ngành công nghiệp bán dẫn.

Ngành Hải quan phải hướng tới mục tiêu kép

Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng phát biểu chỉ đạo Hội nghị. (Ảnh: H.P)
(PLVN) - Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng, trong thời gian tới, ngành Hải quan phải nỗ lực giải quyết thách thức, vừa đơn giản hóa thủ tục, vừa tăng cường phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại để hướng tới mục tiêu kép: tạo thuận lợi thương mại tối đa vừa đảm bảo an ninh quốc gia vừa chống thất thu ngân sách cao nhất.

Anh gia nhập CPTPP sẽ tạo động lực mới trong quan hệ song phương Việt Nam - Anh

Ngành thủy sản sẽ có được những thuận lợi rất lớn khi cam kết chính thức có hiệu lực.
(PLVN) - Ngày 15/12, Vương quốc Anh đã trở thành quốc gia châu Âu đầu tiên gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Việc Vương quốc Anh tham gia Hiệp định CPTPP đánh dấu một chương mới trong quan hệ kinh tế, thương mại giữa các nước trong khu vực nói chung và giữa Việt Nam - Anh nói riêng, mở ra cơ hội tăng cường thương mại, thu hút đầu tư và đẩy mạnh hợp tác trên nhiều lĩnh vực.