Đuổi học nữ sinh “xuyên tạc lịch sử” là phi giáo dục?

Sau khi PLVN Online thông tin về vụ việc em Nguyễn Thanh Vy, học sinh lớp 8 Trường THCS Lý Tự Trọng – người dùng Facebook để ra lời kêu gọi “Tuyên ngôn học sinh Trường THCS Lý Tự Trọng”, nhại lại lời kêu gọi “Toàn quốc Kháng chiến của Hồ Chủ Tịch” với nội dung “chống phá kỳ thi kiểm tra học kỳ 1” kèm lời lẽ thóa mạ, xúc phạm thầy cô- bị kỷ luật đuổi học một năm để răn đe nhiều bạn đọc trong cả nước đã lên tiếng cho rằng đây là một biện pháp tiêu cực.

[links()]Sau khi PLVN Online thông tin về vụ việc em Nguyễn Thanh Vy, học sinh lớp 8 Trường THCS Lý Tự Trọng – người dùng Facebook để ra lời kêu gọi “Tuyên ngôn học sinh Trường THCS Lý Tự Trọng”, nhại lại lời kêu gọi “Toàn quốc Kháng chiến của Hồ Chủ Tịch” với nội dung “chống phá kỳ thi kiểm tra học kỳ 1” kèm lời lẽ thóa mạ, xúc phạm thầy cô- bị kỷ luật đuổi học một năm để răn đe nhiều bạn đọc trong cả nước đã lên tiếng cho rằng đây là một biện pháp tiêu cực.

Từ Điện Bàn, Quảng Nam, bạn đọc Lê Hữu Minh Tuấn nói: Thật sự đọc tin này tôi rất sốc! Sốc ở chỗ toàn bộ việc đình chỉ học 1 năm tưởng chừng như là một biện pháp giáo dục lại là một hành động phản giáo dục nhất. Nó thể hiện sự bất lực của thầy cô giáo, của hội đồng trường THCS Lý Tự Trọng nói chung và ngành GD-ĐT Tam Kỳ nói riêng.

Buổi họp xử lý kỷ luật Nguyễn Thanh Vy.
Buổi họp xử lý kỷ luật Nguyễn Thanh Vy.

Bạn đọc Lê Hữu Tuấn đã phân tích rất kỹ lưỡng quan điểm của mình:

Thứ nhất, nhìn từ góc độ tâm sinh lý mà nói: Em Nguyễn Thanh Vy học lớp 8. Nghĩa là em còn đang trong lứa tuổi dậy kỳ. Một lứa tuổi mà được đánh giá có những sự thay đổi sinh lý, tâm lý hết sức đột ngột. Nó vừa mang tính người lớn lại vừa mang tính trẻ con. Do đó, người ta đánh giá đây là lứa tuổi không ổn định về mặt tâm sinh lý, dễ bị ảnh hưởng, tác động bởi hoàn cảnh bên ngoài. Các em dễ học hỏi xung quanh cả tiêu cực lẫn tích cực.

Như vậy, em Nguyễn Thanh Vy không thể tránh khỏi cái quy luật của sự phát triển đó, điều này nó thể hiện qua việc em lôi kéo các bạn đánh nhau cho đến có những lời lẽ không hay trên facebook. Các thầy cô giáo trước khi đứng bục giảng chắc chắn cũng đã trải qua những bài học vỡ lòng về tâm lý học và sự phát triển chu kỳ của trẻ em.

Thứ hai, đứng về góc độ giáo dục mà nói. Trách nhiệm của nhà trường là trung tâm giáo dục, trách nhiệm của thầy cô giáo là người giáo dục và các em học sinh như Nguyễn Thanh Vy là đối tượng cần được giáo dục. Đó vừa là chức năng mà nhà trường và thầy cô giáo trường Lý Tự Trọng phải làm theo. Trường học đuổi học chỉ thể hiện sự bất lực về mặt giáo dục và phương pháp giáo dục mà thôi. Nó là một hành vi phản giáo dục nhất trong một môi trường giáo dục và làm cho toàn bộ ý nghĩa giáo dục bị thủ tiêu nhanh chóng.

Thứ ba, về nguyên nhân mà ông Nguyễn Tấn Sĩ (hiệu trưởng nhà trường) đưa ra để đuổi học em Nguyễn Thanh Vy là “chống phá kỳ thi kiểm tra học kỳ 1”. Thực ra, bài nhại về lời kêu gọi “Toàn quốc kháng chiến của Hồ chủ tịch” đã có từ lâu, rất lâu rồi chứ không phải do em Vy tự “sáng tác” ra. Việc sử dụng nội dung đó để đưa lên face cũng một phần do cái tuổi, cái tâm lý của các em vốn dễ nắm bắt mọi thứ xung quanh.

Do đó, toàn bộ nội dung chỉ là sự bộc trực hoàn toàn chưa suy nghĩ trước sau, không kiểm soát mà lứa tuổi (vốn còn ham chơi, thiếu suy nghĩ) dua theo, 19 em học sinh các nơi truy cập cũng là sự tung hô thiếu suy nghĩ. Gán ghép cho em cái tội “chống phá kỳ thi” có nặng nề quá không? Khi bản thân em trong lứa tuổi không có chủ ý là như vậy. Hay là vì người lớn, những nhà giáo trường đã cố tình xuyên tạc như vậy?

”Tôi không tin các thầy cô giáo đã từng trải qua cái lứa tuổi nghịch ngợm như em Vy, và tôi tin là thầy cô giáo đã từng đôi lần quậy phá như em Vy. Và tôi cũng tin rằng những thầy cô giáo, đặc biệt là 8 thầy cô giáo bỏ phiếu thuận đình chỉ học em Vy cũng đã từng học cách kiên nhẫn, học cách nắm bắt tâm lý, học cách nghĩ trước nghĩ sau và luôn đặt địa vị học sinh khi giáo dục các em. Bởi vậy, tôi đã rất sốc, thay vì đình chỉ 1 tuần hay 2 tuần thì hội đồng đã thông qua số phiếu rất cao để đuổi học một em học sinh lớp 8”, bạn đọc Lê Hữu Tuấn chia sẻ.

Đồng thời nhấn mạnh thêm: phương pháp giáo dục đó thực sự đã hợp tình hợp lý hay chưa! Hay nó chỉ là cách nhanh nhất, tống khứ một đối tượng mà nhà trường, thầy cô giáo không muốn (bất lực) trong giáo dục? Đuổi học thì rất là dễ, giáo dục mới khó muôn lần. Chẳng phải vì thế mà có lần thứ trưởng Bộ GD&ĐT Trần Quang Quý cho rằng: “Nhà trường phải giáo dục định hướng các cháu, phải giáo dục các cháu nên người. Nhà trường làm nhiệm vụ giáo dục mà lại quay lưng với học sinh thì sẽ đẩy các cháu ra ngoài xã hội. Đó là việc làm phi giáo dục. Vì thế tôi nghĩ rằng, em Vy không đáng phải bị đình chỉ 1 năm. Mà em cần có cơ hội tiếp tục được giáo dục trong môi trường đủ nhân tính giáo dục.

Đồng quan điểm này, bạn đọc Trần Anh Kiệt, đường số 8 phường 5 quận 8 TPHCM cũng trăn trở: Tôi đọc bài viết này mà suy nghĩ mãi vẫn chưa hiểu được nhà trường và các thầy cô Trường THCS Lý Tự Trọng nghĩ thế nào mà đưa ra mức kỷ luật đuổi học một năm đối với học sinh Nguyễn Thanh Vy?

Em Nguyễn Thanh Vy chỉ là học sinh lớp 8 và lứa tuổi của em thì độ chừng 13-14 tuổi là cùng, và chúng ta ai đã từng trải qua lứa tuổi này rồi thì cũng hiểu được những nông nổi của tuổi dậy thì mới lớn, Tuổi của em Vy được bao nhiêu và suy nghĩ của em đến đâu? sao nhà trường và thầy cô không hợp lại cùng với gia đình bàn cách để giáo dục em tốt hơn mà lại đẩy em ra xã hội ở tuổi này? Và một năm đó em sẽ sống trong môi trường giáo như thế nào? khi quá nhiều cạm bẩy đang chờ cuốn những đứa trẻ tuổi như em, và sẽ thêm phần gáng nặng cho xã hội.

Vậy thì tại sao em phải xa vòng tay yêu thương của thầy cô trong lúc em đang rất cần sự giáo dục của thầy cô. Như vậy thầy cô có nên lưu tâm đến em Vy hơn không? hay chỉ vì những nông nổi trẻ con của em Vy mà gán cho em tội (xuyên tạc lịch sử) thì tôi thấy là nói hơi quá. Tôi chỉ thấy những câu nói của em viết trên Facebook như vậy là ngông, không biết suy nghĩ và thiếu giáo dục, cần giáo dục lại em cho tốt hơn là gán ghép tội cho em.

Bạn Trần Anh Kệt đề xuất: mong nhà trường và thầy cô cũng nên chịu phần trách nhiệm của mình đối với học sinh còn chưa ngoan mà giúp các em trở về chính nơi mà em cần, đó là ngôi trường giáo dục.

Sự việc đuổi học vì liên quan tới Facebook như trường hợp em Nguyễn Thanh Vy có lẽ là trường hợp đầu tiên ở nước ta, nó rất cần được ngành giáo dục xem xét và phân tích một cách thấu đáo bởi với trào lưu mạng xã hội lan rộng như hiện nay, làm sao để trẻ vị thành niên không sử dụng nó để làm hại bản thân là vấn đề hết sức quan trọng. Bên cạnh đó, giải pháp xử lý khi có học sinh sử dụng mạng xã hội không lành mạnh cũng cần được các nhà sư phạm và các cơ quan quản lý nhà nước nhìn nhận, xem xét để có giải pháp hữu hiệu nhất.

PLVN Online mong bạn đọc tiếp tục cho ý kiến về sự việc này.

BBT

Đọc thêm

Trung tâm hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực: Nơi bình yên tìm về

Ngôi nhà Ánh Dương ở Thanh Hóa chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/2022. (Ảnh: HLHPNVN)
(PLVN) -  Với nạn nhân bị bạo lực giới nói chung và bạo lực gia đình nói riêng, để “bình yên tìm về” là cả một hành trình dài. Nhưng qua mô hình Trung tâm dịch vụ một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực - Ngôi nhà Ánh Dương, trong hành trình đó, họ không đơn độc. Với nhiều người, hạnh phúc, bình yên đã thực sự trở lại.

Ngăn chặn ma túy “núp bóng” thuốc lá điện tử

Hiện nay chỉ có một số ít cơ quan có năng lực xét nghiệm phát hiện ma túy tổng hợp được như: Viện Giám định Pháp y – Bộ Y tế, Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an. (Nguồn ảnh: Thanh Loan)
(PLVN) -  Trong những năm gần đây, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới hay còn gọi là thuốc lá mới đã xuất hiện trên toàn thế giới với hai dòng sản phẩm chính là thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho hay, khoảng từ năm 2015, các sản phẩm thuốc lá mới bắt đầu du nhập vào Việt Nam và nhanh chóng thu hút giới trẻ.

Thuốc lá điện tử gây ảo giác, loạn thần

4 trường hợp là học sinh nhập viện do ngộ độc sau khi hút thuốc lá điện tử. (Ảnh: Bệnh viện Bãi Cháy)
(PLVN) - Thời gian qua, tại một số bệnh viện đã tiếp nhận một số bệnh nhân đến điều trị có liên quan đến hút thuốc lá điện tử. Điều đáng lưu ý là hầu hết, bệnh nhân đến bệnh viện do có dấu hiệu đau đầu, lo âu, mất ngủ, rối loạn hoảng sợ, có một vài trường hợp có dấu hiệu loạn thần, ảo giác. Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tâm thần của người sử dụng.

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu
(PLVN) - Hòa chung không khí thi đua sôi nổi của thiếu nhi cả nước, thiếu nhi Bạc Liêu đã và đang ra sức thi đua rèn luyện, học tập, thực hiện các công trình, phần việc Măng non lập thành tích chào mừng để kỷ niệm 82 năm Ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh (15/5/1941 – 15/5/2023), làm quà nhân kỷ niệm 133 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2023).

Đừng coi thường say nóng, say nắng

Ảnh minh họa. (Nguồn: baochinhphu.vn)
(PLVN) -  Dù miền Bắc mới bước vào đợt nắng nóng gay gắt diện rộng thứ 2 kể từ đầu mùa nhưng nhiệt độ cao nhất ở nhiều nơi mấy ngày qua đều chạm hoặc vượt ngưỡng 40 độ C. Dự báo, thời gian tới sẽ xuất hiện nắng nóng nhiều hơn và gia tăng về cường độ trên phạm vi toàn quốc.