Được - mất khi thu thuế du lịch

Quá tải du khách là một vấn đề khó giải đối với du lịch Việt Nam. Nguồn dulich.laodong.vn
Quá tải du khách là một vấn đề khó giải đối với du lịch Việt Nam. Nguồn dulich.laodong.vn
(PLVN) - Trước xu hướng thu thuế du lịch của nhiều nước trên thế giới như Nhật Bản, Trung Quốc, Malaysia, Campuchia..., một câu hỏi lớn đặt ra là: các nhà chức trách có thể “học hỏi” giải pháp trên như thế nào để áp dụng cho phù hợp với môi trường kinh tế - xã hội đặc thù ở Việt Nam, nhằm giải quyết những vấn đề nhức nhối tại các “điểm nóng” du lịch hiện nay?

Thuế du lịch đã giải quyết được vấn đề gì?

Áp thuế đối với du khách là xu hướng nổi bật trong nhiều năm gần đây, bởi một thực trạng đáng lo ngại ở các “điểm nóng” du lịch trên toàn thế giới là sự quá tải du khách và nguy cơ phá vỡ cảnh quan, hư hại di tích lâu đời, xáo trộn cuộc sống người bản địa, dẫn tới du lịch phát triển thiếu bền vững.

Vì vậy, nhiều quốc gia trên thế giới đã áp dụng thuế du lịch với du khách nhằm góp phần cải thiện cơ sở hạ tầng – dịch vụ du lịch, khắc phục tình trạng quá tải, mất kiểm soát, cũng là để cảnh báo khách du lịch về những hậu quả nghiêm trọng mà du lịch đã để lại cho đất nước sở tại.

Bắt đầu từ tháng 1/2019, Nhật Bản sẽ áp dụng chính sách thu thuế xuất cảnh với mức 1.000 yen Nhật (khoảng 215.000 đồng/người) khi rời khỏi Nhật Bản bằng máy bay hay tàu biển. Thuế xuất cảnh được áp dụng với tất cả mọi hành khách, kể cả người Nhật trừ trẻ em dưới 2 tuổi và hành khách quá cảnh trong vòng 24h.

Theo thống kê, đất nước này đón hơn 30 triệu lượt khách năm 2018, gây sức ép tiêu cực tới các điểm tham quan như vẽ bậy, phá hoại cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử. 

Theo Japan Times, nhà chức trách Nhật ước tính nguồn thu từ thuế xuất cảnh sẽ đạt 50 tỉ yen (khoảng 10 nghìn tỷ đồng) trong năm tài khóa 2019. Chính phủ Nhật dự kiến sử dụng nguồn thu trên để phục vụ cho những giải pháp trong ba lĩnh vực sau: tạo một môi trường du lịch trong sạch, chất lượng, tiện ích hơn; cải thiện khả năng truy cập thông tin về các điểm tham quan của Nhật Bản; bảo tồn, cải tạo các tài sản văn hóa, tự nhiên độc đáo tại các khu vực du lịch cao điểm; nhằm mở rộng năng lực tiếp nhận thêm du khách nước ngoài tới Nhật, phát triển các cơ sở du lịch cũng như giải quyết nhanh hơn các thủ tục nhập cư. 

Theo hãng thông tấn Pháp AFP, thành phố Venice (Ý) áp dụng “thuế vào cửa” đối với du khách với mức từ 2,9 – 11,5 euro (khoảng từ 70 –  300 nghìn đồng) tùy theo mùa. Đây là luật thuế mới đã được phê chuẩn tại Ý, sẽ bắt đầu áp dụng từ tháng 7/2019, với bất cứ ai tới thành phố, dù họ có ở lại đó qua đêm hay không.

Các quan chức thành phố ước tính thuế mới sẽ giúp mang lại nguồn thu khoảng 50 triệu euro (hơn 1.000 tỷ đồng) mỗi năm, nhằm phục vụ các giải pháp về vệ sinh môi trường, đảm bảo an ninh cho thành phố này. Trước đó, cũng đã có nhiều nước áp dụng khoản “thuế rời đi” đối với du khách quốc tế như Campuchia (25 USD/người), Trung Quốc (16 USD/người), New Zealand (35 USD/người),… 

Việt Nam có nên áp dụng thuế du lịch?

Trong những năm qua, ngành du lịch tại Việt Nam có mức tăng trưởng vượt bậc, trở thành một trong những điểm đến hàng đầu châu Á và trên thế giới. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Du lịch, tính chung cả năm 2018 đạt hơn 15 triệu lượt khách, tăng 19,9% so với năm 2017.

Hoạt động du lịch đã để lại nhiều bài toán khó cho các cơ quan chức năng về việc trùng tu, bảo dưỡng di tích lịch sử, tài nguyên thiên nhiên, bảo tồn truyền thống, văn hóa, kèm theo những vấn nạn về an ninh an toàn, giao thông ùn tắc, ô nhiễm môi trường,…

Quả thực, đối với du khách tới Nhật Bản, “thuế rời đi” có thể được coi như một dạng “tiền típ” ở Mỹ, dành cho những dịch vụ khách hàng cảm thấy hài lòng, độ hài lòng càng cao, tiền “tip” càng nhiều. Song, ngược lại, tại Việt Nam, nhiều địa điểm du lịch còn nhiều bất cập, công ty du lịch hoạt động kém hiệu quả; thì khoản thuế áp dụng lên du khách có thể gây phản tác dụng.

Khách du lịch vừa không có trải nghiệm thỏa mãn, lại phải nộp thêm khoản phụ phí, trong khi họ đã phải chi trả cho toàn bộ chuyến đi bao gồm dịch vụ lưu trú, tham quan, ăn uống. Khách trả nhiều tiền nhưng không nhận được kết quả như ý, dịch vụ không cải thiện, lần sau họ sẽ không quay lại nữa và chắc chắn cũng không giới thiệu bạn bè, người thân của mình tới địa điểm đó. 

Theo phân tích của PGS.TS Lê Vương Long - giảng viên cấp cao Trường Đại học Luật Hà Nội: “Từ góc độ quản lý nhà nước, trong điều kiện du lịch hiện nay của đất nước ta, việc áp thuế du lịch là chưa cần thiết, bởi ưu tiên trước mắt là phải cải thiện khâu tổ chức, quản trị du lịch.

Nếu cân nhắc giải pháp thu thuế về sau, có thể thực hiện tăng thuế đối với chủ thể là các công ty du lịch sẽ hợp lý hơn thu thuế ra, vào của du khách. Như vậy, vừa không ảnh hưởng tới hình ảnh du lịch nước nhà trước bạn bè quốc tế, bởi tạo ra một khoản thu khó được chấp nhận; vừa tạo động lực bắt buộc cho các công ty lữ hành có trách nhiệm hơn với việc tổ chức tour và chăm sóc khách du lịch, lại tạo nguồn thu cho Nhà nước để trùng tu, cải tạo các địa điểm, di tích du lịch, danh lam thắng cảnh, tăng thêm chất lượng dịch vụ, trải nghiệm của du khách”.

Nói tóm lại, phát triển du lịch bền vững trong thời đại hội nhập toàn cầu là một nhiệm vụ lớn của ngành du lịch Việt Nam.  Theo tờ báo Telegraph (Anh), các chuyên gia du lịch cho rằng, thuế du lịch có thể làm hạn chế nhu cầu du lịch, nhưng cũng là một giải pháp cho tình trạng quá tải, đồng thời tăng thêm doanh thu cho đất nước, phục vụ trực tiếp cho lợi ích cộng đồng địa phương.

Tuy vậy, cần nhấn mạnh, giải pháp thu thuế du lịch cần được xây dựng hợp lý, phù hợp với bối cảnh đất nước hiện tại; bên cạnh đó, kế hoạch sử dụng nguồn tiền cũng cần xây dựng rõ ràng, minh bạch, kèm theo giám sát thực hiện sát sao, chặt chẽ để tránh những bất cập, tiêu cực, gây bức xúc dư luận, ảnh hưởng tới uy tín của nước nhà.

Tin cùng chuyên mục

“Đám cưới chuột” đậm chất lễ hội dân gian qua ngôn ngữ xiếc (Ảnh: BTC)

Xiếc 'Đám cưới chuột' sắp 'trình làng'

(PLVN) - Chương trình xiếc tạp kỹ “Đám cưới chuột” được dàn dựng thông qua ngôn ngữ hành động của xiếc với các thể loại: nhào lộn, tung hứng, thăng bằng, ảo thuật… để kể lại một câu chuyện vừa hài hước, hóm hỉnh, vừa mang ý nghĩa giáo dục một cách hấp dẫn, đậm chất lễ hội dân gian.

Đọc thêm

Thị trường nhạc Việt trỗi dậy mạnh mẽ

Thị trường âm nhạc Việt Nam có tiềm năng rất lớn để thu hút thế hệ trẻ. (Ảnh: Mai Trang)
(PLVN) - Vừa qua, tại sân vận động Mỹ Đình, Hà Nội, show diễn “Anh trai say hi” đã thu hút hàng chục nghìn người tham dự, theo số liệu theo Ban Tổ chức công bố. Đây là một hiện tượng đặc biệt, khi phần lớn người đến tham dự đều trong độ tuổi rất trẻ. Trong hai đêm diễn nhận được sự quan tâm lớn của nhiều người hâm mộ. Hàng nghìn khán giả xếp hàng trước cổng sân vận động từ tờ mờ sáng nhằm giành một vị trí đẹp. Vé xem chương trình liên tục cháy hàng trên mọi mức giá từ vé phổ thông đến vé hạng nhất.

Hạn chế hình ảnh diễn viên sử dụng thuốc lá để bảo vệ giới trẻ

Cảnh hút thuốc trong phim "Tháng năm rực rỡ", phim được dán nhãn cấm khán giả dưới 16 tuổi.
(PLVN) - Các diễn viên, ca sỹ sử dụng việc hút thuốc lá như một cách thể hiện tính cách nhân vật hoặc thể hiện tâm trạng trong quá trình biểu diễn. Chuyên gia cho rằng điều này ảnh hưởng rất lớn đến hành vi, lối sống của giới trẻ, do đó Thông tư 14/2024 được ban hành là kịp thời, góp phần thiết thực bảo vệ thể chất và tinh thần thế hệ tương lai của đất nước.

Hiện thực hóa giấc mơ nhạc kịch “made in Việt Nam”

Vở nhạc kịch Tấm Cám. (Ảnh: Khắc Duy)
(PLVN) - Sau nhiều năm vắng bóng tại Việt Nam, hàng loạt chương trình nhạc kịch đặc sắc mang đậm văn hóa Việt được đầu tư công phu với những tâm huyết của các nghệ sĩ nhằm thu hút khán giả yêu nghệ thuật và thực hiện hóa giấc mơ nhạc kịch Việt Nam vươn ra thế giới.

“Anh trai say hi” “Anh trai vượt ngàn chông gai” cùng dắt tay vào vòng bầu chọn Giải Mai Vàng 2024

“Anh trai say hi” đang là ứng cử viên của Giải Mai Vàng 2024 hạng mục Chương trình trên nề tảng số - truyền hình
(PLVN) -  Hội đồng Nghệ thuật Giải Mai Vàng đã chính thức công bố kết quả đề cử Giải Mai Vàng lần thứ 30. Sau hơn hai tháng tiếp nhận đề cử từ bạn đọc, từ 15/9 đến hết ngày 25/11/2024, cuộc họp của Hội đồng Nghệ thuật đã hoàn tất việc lựa chọn những ứng viên xuất sắc trong 14 hạng mục của Giải Mai Vàng năm nay.

Hé lộ sân khấu choáng ngợp của siêu nhạc hội 8WONDER Winter trước giờ G

Hé lộ sân khấu choáng ngợp của siêu nhạc hội 8WONDER Winter trước giờ G
(PLVN) -  Toàn bộ phần sân khấu “đóng băng” 8WONDER Winter đã hoàn thiện những khâu setup cuối cùng để sẵn sàng chào đón ban nhạc hàng đầu thế giới Imagine Dragons và dàn Vpop Việt đình đám trước hàng chục ngàn khán giả Sài Thành. Ban nhạc hàng đầu thế giới dự kiến sẽ đến TP.HCM chiều hôm nay để sẵn sàng cho siêu nhạc hội tại đại đô thị Vinhomes Grand Park.

Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại

Tượng Bà Chúa Xứ được đặt ở chánh điện.
(PLVN) - Ngày 4/12/2024, tại thủ đô Asunción, Paraguay, trong khuôn khổ Kỳ họp lần thứ 19 Uỷ ban liên Chính phủ Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể, Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam của Việt Nam chính thức được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Có gì ở 'Lật mặt 8' của Lý Hải?

Có gì ở 'Lật mặt 8' của Lý Hải?
(PLVN) - Chiều 4/12, tại TP HCM, Lý Hải công bố dự án và dàn diễn viên đóng “Lật mặt 8: Vòng tay nắng”. Trong đó, TikToker nổi tiếng Lê Tuấn Khang được quan tâm khi đảm nhận một vai trong phim.

'Thối não' là từ nổi bật nhất năm 2024

"Brain rot" (tạm dịch: thối não) được Từ điển Oxford công bố là từ của năm 2024. Ảnh: Oxford University Press.
(PLVN) - "Brain rot" (tạm dịch: thối não) được Từ điển Oxford công bố là từ của năm 2024. Từ dùng để bày tỏ lo ngại về việc tiêu thụ quá nhiều nội dung trên mạng xã hội có thể làm sa sút trí tuệ, tinh thần.