Dùng vũ lực cướp tài sản không thành có bị truy tố không?

Dùng vũ lực cướp tài sản không thành có bị truy tố không?
(PLO) - C. có hành vi dùng vũ lực chiếm đoạt tài sản của K, tài sản chiếm đoạt có giá trị 30 triệu đồng. Nhưng C. mới chỉ dùng vũ lực để chiếm đoạt, cướp tài sản nhưng không cướp được thì C. có bị truy cứu Trách nhiệm hình sự về tội cướp tài sản không?.

Theo Điều 168, BLHS 2015: Tội cướp tài sản:

1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30%;

d) Sử dụng vũ khí, phương tiện hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;

đ) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

e) Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ;

g) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

h) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;

c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 18 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 31% trở lên;

c) Làm chết người;

d) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

5. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

6. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.”

Như vậy, hành vi của C phạm tội cướp tài sản quy định tại điều 168 BLHS 2015. Vì tội cướp tài sản là tội có cấu thành tội phạm hình thức hậu quả không phải là dấu hiệu bắt buộc nên không đòi hỏi phải có hậu quả xảy ra trên thực tế, chỉ cần thực hiện 1 trong các hành vi mô tả trong cấu thành tội phạm như: dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được, là đã cấu thành nên tội cướp tài sản và phải chịu trách nhiệm hình sự rồi.

Trong tình huống trên, nếu C mới dùng vũ lực cướp tài sản nhưng không cướp được thì C vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cướp tài sản. Chính hành vi dùng vũ lực của C đã cấu thành tội cướp tài sản mà không cần biết hậu quả đã xảy ra hay chưa. Chỉ cần C có hành vi dùng vũ lực đe dọa mặc dù chưa chiếm đoạt được tài sản thì đã cấu thành tội cướp tài sản, vì vậy C vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của BLHS.

Như vậy, trong trường hợp của bạn, nếu C mới dùng vũ lực nhưng không chiếm đoạt được tài sản thì C vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cướp tài sản quy định tại khoản 1 Điều 168 BLHS.

Đọc thêm

TP Hồ Chí Minh: Vụ kiện hi hữu bên nói đất lúa, bên nói mặt sông

TP Hồ Chí Minh: Vụ kiện hi hữu bên nói đất lúa, bên nói mặt sông
(PLVN) -  TAND TP HCM vừa thụ lý đơn khiếu kiện hành vi hành chính về hành vi không ban hành các quyết định thu hồi, bồi thường với UBND quận 12. Đây là vụ kiện hi hữu vì trên giấy tờ, có thửa đất lúa đã được cấp sổ đỏ từ 1998, nhưng khi thu hồi thực hiện dự án, UBND quận cho rằng là “sông” nên không thực hiện bồi thường.

Hành vi bạo lực gia đình bị xử lý như thế nào?

Luật sư Chu Quỳnh Vương.
(PLVN) - Bạn Nguyễn Hiền (Hà Nội) hỏi: Chị tôi thường xuyên bị chồng bạo hành về thể chất lẫn tinh thần, mặc dù đã cố gắng nhẫn nhịn nhưng tình trạng này không thay đổi. Xin hỏi, người có hành vi bạo lực gia đình sẽ phải chịu hình phạt nào theo quy định pháp luật hiện nay? Các biện pháp để ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình?

Sự việc một số hộ dân vạn đò TP Huế chưa an cư: Rà soát, nghiên cứu các giải pháp hỗ trợ

Một hộ dân tận dụng mui thuyền, mái tôn cũ dựng nhà tạm để ở trên đất công. (Ảnh: Thùy Nhung)
(PLVN) - Mới đây, PLVN có bài viết phản ánh sự việc 16 năm trước, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế (nay là TP Huế) đã thực hiện cuộc di dân vạn đò trên sông Hương với các chính sách thiết thực và ý nghĩa; nhưng nay vẫn còn một số hộ sống trong các căn nhà tạm dựng trên đất công, mặt nước. Sau khi báo đăng, mới đây, lãnh đạo UBND TP Huế đã chỉ đạo thực hiện rà soát, nghiên cứu các giải pháp để hỗ trợ các hộ dân nếu bảo đảm đúng điều kiện theo quy định.

Diễn biến vụ “1 khu đất, 2 bản án, 3 đương sự” ở Cần Thơ: Thanh tra Sở Tư pháp sẽ kiểm tra việc công chứng chuyển nhượng đất

Diễn biến vụ “1 khu đất, 2 bản án, 3 đương sự” ở Cần Thơ: Thanh tra Sở Tư pháp sẽ kiểm tra việc công chứng chuyển nhượng đất
(PLVN) - Sau khi làm việc và xem xét các chứng cứ đương sự cung cấp, Chánh Thanh tra Sở Tư pháp TP Cần Thơ cho biết sẽ tham mưu Giám đốc Sở Tư pháp kiểm tra xác minh quy trình công chứng chuyển nhượng khu đất gồm 4 thửa của Văn phòng công chứng (VPCC) Nguyễn Ngọc Long theo đơn phản ánh của ông Vũ Trung Hòa.

Công ty giải thể, người lao động có được hưởng chế độ thai sản?

Công ty giải thể, người lao động có được hưởng chế độ thai sản?
(PLVN) - Bạn Minh Hồng (Bắc Ninh) hỏi: Tôi đang mang thai sắp nghỉ sinh. Tôi có tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) đủ 6 tháng trước khi sinh. Tuy nhiên, vừa qua, công ty tôi đang làm việc ra thông báo ngừng hoạt động và giảm toàn bộ BHXH của người lao động (NLĐ). Xin hỏi, công ty giải thể thì tôi có được hưởng chế độ thai sản không? Thủ tục để hưởng chế độ thai sản như thế nào?

Giao Công an xã quản lý người bị phạt án tù treo: Chủ trương đúng trong xây dựng chính quyền hai cấp

Giao Công an xã quản lý người bị phạt án tù treo: Chủ trương đúng trong xây dựng chính quyền hai cấp
(PLVN) - Trong xu hướng đổi mới tổ chức bộ máy Nhà nước theo mô hình chính quyền hai cấp – cấp tỉnh và cấp xã, việc Bộ Công an đề xuất giao công an xã quản lý người bị phạt án tù treo và cải tạo không giam giữ là một bước đi đúng đắn, phù hợp với thực tiễn quản lý xã hội hiện nay.

Sự việc bị phản ánh ô nhiễm môi trường tại Ninh Bình: Công ty CP Nhiệt điện Ninh Bình cho biết đang phối hợp kiểm tra

Cty CP Nhiệt điện Ninh Bình.
(PLVN) -  Mới đây, Báo PLVN tiếp nhận thông tin của người dân phường Bích Đào và phường Thanh Bình, TP Ninh Bình (nay là phường Bích Đào và phường Vân Giang, TP Hoa Lư) phản ánh việc Cty CP Nhiệt điện Ninh Bình có dấu hiệu trộn xỉ than vào than để thực hiện đốt lò gây ô nhiễm môi trường.

Nhiều người dân chưa hiểu rõ về “loại đất 03”: Chuyên gia lý giải

Luật sư Quách Thành Lực.
(PLVN) - Theo Luật sư Lực: “Hiện có rất nhiều giải đáp về “loại đất 03” trên các nền tảng số. Tuy nhiên, tôi nhận thấy các thông tin chưa thực sự đúng, đầy đủ về loại đất trên. Với vai trò người quê gốc ở tỉnh Hải Hưng cũ, nay là tỉnh Hưng Yên và tỉnh Hải Dương; đồng thời cũng là một luật sư chuyên nghiên cứu, vận dụng pháp luật trong lĩnh vực đất đai, tôi xin chia sẻ hiểu biết của mình về loại đất này dưới đây với bạn đọc”.