Đừng phí hoài những tháng năm rực rỡ

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -Mới đây, bài phát biểu của một vị giáo sư (GS) tại một trường đại học ở Hà Nội đã gây sự chú ý của dư luận. Chú ý vì phát biểu diễn văn thì mỗi ngày có thể có hàng trăm, hàng ngàn tại các sự kiện; nhưng những phát biểu thoát khỏi sự sáo rỗng, làm người nghe nhập tâm suy nghĩ lại không nhiều.

Trong lần phát biểu khai giảng cuối cùng trên cương vị hiệu trưởng một trường đại học, vị GS này dành nhiều lời khuyên cho sinh viên, những người đang sống những tháng ngày được ví là những tháng năm rực rỡ. Ông nói hiện sinh viên có nhiều trăn trở, lo toan như sự nghèo khó, những khó khăn của nghề, những yêu cầu khắt khe về nhân lực. Ông thấy nhiều người kêu ca, cả ở đời thực và trên mạng, thậm chí đem những u uất, bi quan gieo vào lòng người khác. Điều này là không nên.

“Thử hỏi chỉ ngồi kêu ca, ngồi làm “anh hùng” bàn phím thì sẽ được gì hơn; có bớt đi đói nghèo được chút nào không? Sao không nghĩ và làm một việc tốt hơn, chí ít cũng có ích cho chính mình”, ông đặt vấn đề.

Theo ông, tuổi 18, đôi mươi mà chỉ ngồi ủ dột, than nghèo, than khó thì “chán quá chừng”. Dù không thể chối bỏ thực tại nhưng sinh viên cũng không nên ngồi để chờ “3 điều ước trong chuyện cổ tích” mà phải nghĩ cách làm thông minh và hành động. “Nghèo khó không phải là hèn, phải coi nghèo khó của mình, của gia đình và của quê hương, đất nước là một nỗi đau để tìm cách làm cho giàu có một cách chính đáng. Và con đường rõ ràng nhất là phải học, phải giáo dục để mỗi người biết phải làm gì”, ông nêu quan điểm.

Ông cũng nhắc nhở sinh viên học đại học không phải chỉ học để thi, để lấy điểm cao một cách đơn thuần. Học đại học là học cách đề xuất, giải quyết vấn đề, tức là học phương pháp làm việc hiệu quả. Câu hỏi học để làm gì phải luôn thường trực trong mỗi người. Sinh viên cần nắm bắt thực tiễn diễn ra như thế nào; những cái hay, cái tốt; những hạn chế, bất cập; những nguyên nhân rồi tìm giải pháp tốt nhất. Do đó, cần loại bỏ cách học “mẹo”, thay vào đó là tự học gắn liền với nghiên cứu.

Bài phát biểu nêu trên còn đáng để mọi người suy nghĩ, vì xuất hiện trong giai đoạn thời gian vừa qua, có nhiều vấn đề mới, vụ việc mới liên quan đến giới trẻ. Đó là quan niệm “tiền là tất cả”, “muốn hơn người phải nhiều tiền”… xuất hiện trong một bộ phận giới trẻ. Một số em sống buông thả, chạy theo vật chất để chấp nhận những mối quan hệ kiểu “sugar baby - suger daddy”, hay “chị em tình cảm”… Có vụ án kinh hoàng sau khi xảy ra mọi người mới bàng hoàng tự hỏi vì sao lại có chuyện cô gái chưa đầy 20 tuổi lại quan hệ tình cảm với người đàn ông đã có vợ con hơn mình gần 20 tuổi, rồi dây dưa mâu thuẫn tiền bạc, rồi xảy ra án mạng.

Trên một diễn đàn nổi tiếng, lý giải nguyên nhân xuất hiện một số vấn đề mới liên quan giới trẻ gây nhức nhối xã hội, một số ý kiến cho rằng có nguyên nhân vô tình từ mạng xã hội, từ truyền thông sai cách. Không ít bài viết chạy theo thị hiếu bạn đọc, chưa kiểm chứng rõ ràng mà vội vàng tung hô người trẻ này kia nào là xinh đẹp, sành điệu, giỏi giang kiếm hàng trăm triệu mỗi tháng, mua nhà lầu này, xe sang nọ… Đó là một yếu tố kích thích giới trẻ chạy theo một “giá trị” mới, bất chấp mê - tỉnh, đúng - sai; rồi khi không đạt được, lại kêu ca bi quan, lún vào sai lầm, phí hoài tuổi trẻ.

Những vấn đề nêu trên, có lẽ cũng là điều mà chương trình mục tiêu quốc gia về chấn hưng, phát triển văn hóa, xây dựng con người Việt Nam mà Bộ VH,TT&DL đang xây dựng, cần lưu ý.

Đọc thêm

Các trường 'điểm' tuyển sinh ra sao khi bỏ thi tuyển vào lớp 6?

Ảnh minh họa
(PLVN) - Theo Bộ GD&ĐT, từ 2025, tuyển sinh THCS sẽ được thực hiện theo phương thức xét tuyển. Đối với các trường chất lượng cao, trường tư có tỷ lệ chọi lớn, địa phương có trách nhiệm hướng dẫn các trường thực hiện dựa vào tình hình thực tế trên cơ sở phù hợp nhất.

Giáo dục thích ứng trong kỷ nguyên số

Phụ huynh, học sinh, người lao động cần tìm hướng đi đúng đắn. (Ảnh minh họa - Nguồn: Hocmai)
(PLVN) - Sự bùng nổ của công nghệ, đặc biệt là AI đang định hình lại môi trường làm việc một cách nhanh chóng và nhu cầu về những kỹ năng mới cũng ngày càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.

Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030: Việt Nam đạt trình độ tiên tiến của khu vực

Ảnh minh họa
Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030 đặt mục tiêu đưa Việt Nam trở thành một quốc gia có hệ thống giáo dục tiên tiến trong khu vực châu Á. Với trọng tâm phát triển toàn diện con người, nâng cao chất lượng giáo dục ở mọi cấp và đẩy mạnh hội nhập quốc tế, chiến lược này đặt nền móng vững chắc cho một xã hội hiện đại, công bằng và văn minh.

Nhìn lại những quyết sách phát triển giáo dục năm 2024

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn trao đổi về dự thảo Luật Nhà giáo tại Quốc hội. (Ảnh: MOET )
(PLVN) - Xây dựng dự thảo Luật Nhà giáo, thúc đẩy chuyển đổi số đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, hoàn thành chu trình đầu của chương trình giáo dục phổ thông (CT GDPT) 2018, kết thúc kỳ thi cuối cùng của CT GDPT 2006... là những dấu ấn nổi bật của ngành Giáo dục năm 2024 vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) công bố.

Đi học… hạnh phúc

Cô giáo xuất hiện trong bức ảnh đẹp nhất mùa khai giảng. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - “Người thấy được hạnh phúc của việc học sẽ làm được nhiều việc lớn lao” - là chia sẻ của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn tại Hội thảo “Hạnh phúc trong giáo dục 2024” do Viện Nghiên cứu Giáo dục và Phát triển Nhân lực (EDI) tổ chức.

Những vật dụng cấm mang vào phòng thi tốt nghiệp THPT 2025

Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 (Ảnh: PV)
(PLVN) - Bộ Giáo dục và Đào tạo mới ban hành Thông tư số 24/2024/TT-BGDĐT ngày 24/12/2024 về Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông, trong đó có quy định rõ về trách nhiệm của thí sinh và những vật dụng không được phép mang vào phòng thi.

Đối tượng nào được miễn thi tốt nghiệp THPT 2025?

Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 (Ảnh: PV)
(PLVN) - Thông tư số 24/2024/TT-BGDĐT ngày 24/12/2024 về quy chế thi tốt nghiệp THPT 2025 của Bộ Giáo dục và Đào tạo có quy định rõ những đối tượng được miễn thi tất cả các môn, miễn thi Ngoại ngữ, miễn thi Ngữ văn trong xét công nhận tốt nghiệp THPT...