Đừng một mình đến Ấn Độ!

Trên những con đường nghìn nghịt không bong dáng phụ nữ ở Kolkata, bạn sẽ một cái nắm tay sở hữu để sống sót trước những cái nhìn thiêu đốt, cần một bờ vai để nép vào, khi chứng kiến cảnh thiêu xác trên sông Hằng và cần một ai đó cũng lặng người trước biểu tượng tình yêu bất tử Taj Mahal.

Trên những con đường nghìn nghịt không bong dáng phụ nữ ở Kolkata, bạn sẽ một cái nắm tay sở hữu để sống sót trước những cái nhìn thiêu đốt, cần một bờ vai để nép vào, khi chứng kiến cảnh thiêu xác trên sông Hằng và cần một ai đó cũng lặng người trước biểu tượng tình yêu bất tử Taj Mahal.

Những cái nhìn thiêu đốt ở Kolkata

Dung mot minh den An Do

Kolkata quyền lực nằm trong tay đàn ông.


Dù là cô nàng có kinh nghiệm phượt dạn dày đến mấy, một mình lang bạt trên đất Ấn vẫn gần như là điều không tưởng. Ngay khi bước ra khỏi sân bay Kolkata, bạn sẽ lập tức nhận ra mình lạc lõng đến thế nào.

Những người đàn ông ở khắp nơi, với đôi mắt đen to cồ cộ nhìn chằm chặp vào bạn, sẵn sàng tuôn những tràng dài mời mọc với ánh mắt và giọng nói quyền lực. Và thành phố thì quá rộng lớn và hỗn tạp để bạn định vị nơi mình cần đến. Thực tế là khi đi phượt ở Ấn, bạn thậm chí cần hơn – một chàng trai. Tốt nhất là đi thành nhóm, từ 4-5 người trở lên. Vì bạn sẽ nhanh chóng nhận ra ở đất nước mà nữ quyền vẫn là điều vô cùng xa xỉ này, dù muốn hay không bạn cũng phải chấp nhận cái quy tắc khi nhập gia là: quyền lực nằm trong tay đàn ông.

Đàn ông ở khắp nơi


 Đàn ông xách cặp táp, tóc vuốt keo bóng xỏ giầy đen bước vội trên phố. Đàn ông lái auto-rickshaw – “taxi” xe lam có đồng hồ cước. Đàn ông bán khăn bông bay và quần áo phụ nữ trên vỉa hè. Đàn ông xếp hàng vào rút tiền ở cây ATM – có cảnh sát đứng cạnh trông chừng, chỉ cho từng người vào một. Đàn ông đứng hàng ngang quay mông ra đường trong khi đương hoàng “giải quyết” trong những “bốt” vệ sinh công cộng không cửa nẻo được xây hiên ngang như trạm chờ xe buýt. Ngay cả nhà vệ sinh công cộng cũng không có phần phụ nữ.

Sự “hỗn tạp” ở Kolkata

Dung mot minh den An Do
Sự “hỗn tạp” ở Kolkata


Trên đường, người đi bộ, taxi, auto-rickshaw mạnh ai nấy đi. Từ một tòa nhà cũ kỹ dấu tích của thời thuộc địa, một người đàn ông trông bộ suit lịch lãm xách cặp táp đi ra. Anh ta gác một chân lên bậc thang, lập tức một người đàn ông khác đang đứng kháo chuyện với mấy ông bạn gần đó xách chiếc hộp gỗ chạy lại, quỳ xuống lấy khăn và bàn chải ra đánh giầy.
Mùi nước tiểu xông lên nồng nặc từ bức tường ố vàng kiêm nhà vệ sinh công cộng ở bên kia đường, cạnh đó, một người đàn ông thản nhiên đứng ăn một loại bánh trông giống như bánh rán.
Hẳn bạn sẽ tròn xoe mắt trước cảnh tượng kỳ dị. Một cảnh sát cầm trên tay đầu dây thừng to bằng bắp tay. Đầu dây còn lại buộc vào một cái cột bên kia đường. Cả một biển đàn ông đứng nhốn nháo sau sợi dây trong tư thế sẵn sàng. Đèn vừa chuyển xanh, anh cảnh sát buông sợi dây xuống, đám đông ùa qua đường.

Nhà nghỉ ở Kolkata dành cho khách du lịch bụi nằm sâu hoắm sau những cánh cửa mở trên mặt tiền chật hẹp. Bên ngoài dãy những nhà luôn thập thò những người đàn ông, có vai trò như “cò”. Họ sẽ chỉ dẫn bạn vào các nhà nghỉ trong khu, phân chia phòng và xách mọi đồ đạc. Nhà nghỉ này thông sang nhà nghỉ khác, y như một mê cung. Họ sẽ giúp bạn gom đủ số phòng và tất nhiên, đổi lại là chút tiền boa chừng 5USD.

Đừng bàn đến chuyện...sạch trong căn phòng chỉ chừng 8m2 với giá thuê phòng ở đây tầm 7-10USD, bồn rửa vàng ố và tốt nhất đừng nhìn xuống lavabo.
Khám phá ẩm thực Ấn Độ

Ấn Độ có một món đặc sản đường phố là trà sữa. Trà sữa nóng được rót ra những chiếc chén đất nung non mỏng tang, méo mó và bạn sẽ thấy cả cặn đất ở đáy chén. Giá rẻ như cho không, tính ra tiền Việt chỉ cỡ mấy trăm đồng. Nếu uống xong thì bạn nhớ bóp vỡ kẻo họ sẽ không rửa mà dùng cho người khác...


Không thể thiếu trong các quán ăn Ấn là bánh nan (một loại bánh làm từ bột mì được rán lên), cà ri, pho – mát hoặc một hỗn hợp sền sệt gì đó làm từ sữa. Nếu không nuốt nổi các món chay thì bạn có thể chọn thịt gà. Hoặc bạn sẽ thấy mê mệt chiếc bánh nan tỏi và một loại cà ri nấu với thịt gà và pho-mát.


Đi tầu lửa ở Ấn Độ


Dung mot minh den An Do
Sân ga tàu ở Ấn Độ lúc nào cũng đông nghẹt hành khách và hành khất.

Có một điều bạn nên trải nghiệm ở Ấn Độ là đi tầu lửa. Với dân số quá đông, người Ấn Độ thường phải đặt chỗ trước nhiều ngày mới mua được vé tàu. Nhưng các nhà ga ở Ấn luôn có khu vực riêng để bán vé cho người nước ngoài. Chỉ cần tìm được đến đó, bạn trình passport và nhân viên nhà ga sẽ giúp bạn có được một tấm vé ưu tiên.

Tuy nhiên đó là nếu bạn tìm được đến đó. Vì nhà ga thường rất rộng, rất nhiều cổng, không có biển tiếng Anh cho từng khu vực. Do đó luôn có rất nhiều cò bao vây và giăng bẫy bạn. Khi bạn hỏi thăm, họ có thể viện đủ lý do để làm bạn tuyệt vọng: khu vực này đã bị dẹp, gần đây bị… cháy nên ngừng hoạt động và may mắn làm sao, họ có thể giúp bạn có được tấm vé cuối cùng. Tất nhiên, số tiền bạn phải trả sẽ là gấp đôi, gấp ba giá vé.

Cách tốt nhất là bạn phải phi thẳng vào bên trong một căn phòng bất kỳ, gặp người mà bạn chắc chắn là nhân viên làm việc tại đó và nhờ họ chỉ đến nơi cần đến.

Dung mot minh den An Do
Những chuyến tầu kinh hoàng

Sân ga tàu ở Ấn Độ lúc nào cũng đông nghẹt hành khách và hành khất. Nhiều người cải trang thành người tàn tật để ăn xin.


Tàu hỏa ở Ấn Độ như mới được lôi ra từ kho, không thể cũ kỹ hơn. Nếu có mua vé hạng đắt nhất, khoang nằm điều hòa bạn vẫn không tránh được những cú sóc khi đi tàu.
Sông Hằng là đây - Tái sinh mỗi ngày


Đầu năm, thời tiết ở Varanasi, thuộc Bắc Ấn mát mẻ vào ban ngày và lạnh giá về ban đêm và sáng sớm. Vậy nên trong hành lý không thể thiếu những chiếc chăn hàng không siêu nhẹ hoặc khăn choàng lớn.


Dân cư ở đây là những người thu nhập thấp. Những con hẻm nhỏ ngoằn ngoèo chi chít “bom”- phân bò. Đôi lúc từ những khúc ngoặt của những con hẻm hiện ra những cửa tiệm nhỏ bán khăn, vải, phụ kiện tuyệt đẹp, như một phép mầu kỳ diệu cho mọi cô gái.
Luồn lách qua những con hẻm hun hút, sông Hằng hiện ra trong ánh hoàng hôn tuyệt đẹp. Dòng sông và hai bên bờ tắm trong anh mặt trời tàn dịu dàng.

Những đứa trẻ đá bóng cười vang một góc. Mấy cô thiếu nữ Ấn ngồi tám bên những tấm vải trải đủ các loại vòng vèo. Những ông già trông như những nhà hiền triết với chiếc khăn quấn thành những vòng tròn lớn quanh đầu như tổ ong tò mò nhìn đám khách du lịch. Các bà nội trợ giặt giũ bên bờ sông. Tất cả hòa vào giai điệu của hoàng hôn, yên ả. Có một toà nhà hoang phế ở nơi người ta thiêu xác. Những người neo đơn già yếu, bệnh tật, cảm thấy mình không thể qua khỏi về sống ở đó, chờ đến ngày trở về với dòng sông mẹ linh thiêng.



Dung mot minh den An Do
Mọi sinh hoạt của người dân bên bờ sông Hằng đều diễn ra trên dòng sông:
tắm rửa, thiêu đốt, an táng người chết...

Dọc theo bờ sông là những tường thành cao tráng lệ, kéo dài tưởng như vô tận. Bóng tối xuống rất nhanh và đám đông bắt đầu túa ra từ những ô hẻm lỗ chỗ. Đám đông đàn ông nhanh chóng kê ra những tấm phản dài hướng ra sông Hằng. Người ta kê lên đó một chiếc bàn gỗ nhỏ phủ nhiễu vàng và bày lên những vỏ ốc lớn, hoa, nến, bát hương. Trên mỗi tấm phản như thế có kê một phù điêu có hình giống như đầu rắn hổ mang. Đám đông vây xung quanh và bắt đầu đàn hát. Năm cô gái bước lên một bục cao và bắt đầu điệu múa lửa. Cách đó vài trăm mét, những xác người bó gọn được đưa lên đài củi. Nghi lễ thiêu xác bắt đầu.


Vậy mà chỉ sáng hôm sau, dòng sông dường như tái sinh. Trong bình minh rạng rỡ, già trẻ gái trai ùa ra bờ sông gội rửa. Những bậc thang được sơn màu rực rỡ khiến dòng sông tươi tắn, kể câu chuyện về sức sống mãnh liệt của những người Ấn cùng khổ.

Agra yêu kiều

Nếu như Varanasi mãnh liệt thì Agra yêu kiều và ngăn nắp. Trên mọi con đường của thành phố nhỏ bé này, bạn luôn nhìn thấy Taj Mahal ẩn hiện sau màn sương mờ. Dân Agra cũng là những người Ấn tử tế và hiền hậu nhất mà bạn sẽ gặp trên đất nước này.


Bạn không nhất thiết phải trả 20USD để được ngắm Taj Mahal thật gần. Có một điểm ngắm bí mật sau lưng cổng chính, ở bên kia con hào ngăn cách Taj Ma-hal. Những người nghèo có thể ngắm Taj Mahal mỗi ngày ở đây, sau hàng rào dây thép gai, với vẻ đẹp vẹn nguyên và không phải trả phí.

Dung mot minh den An Do
Taj Mahal biểu tượng tình yêu bất tử.

Jaipur - Thành phố hồng

Jaipur nhỏ bé, sạch sẽ và thơ mộng nên rất nhiều khách du lịch chọn làm nơi dừng chân nghỉ ngơi. Sở dĩ thành phố có màu hồng vì xưa kia, hoàng hậu của vị vua trị vì Jaipur vốn rất thích màu hồng, nên ông đã quyết định cho sơn hồng cả thành phố.

Jaipur còn nổi tiếng về đá quý hay còn là thiên đường của túi và khăn. Bạn sẽ được đón tiếp như bà hoàng trong những cửa tiệm trên phố. Những người chủ tiệm chạy đến xin xoe “Madam, Madam” và mời bạn vào shop, ấn bạn ngồi xuống ghế và bắt đầu trải ra trước mắt bạn cơ man khăn khố, túi xách.

Và bạn phải học cách dũng cảm để kiên quyết giữ giá và quay mặt đi trước ánh mắt van vỉ, làm bộ tuyệt vọng của họ. Tuy nhiên trò chơi tàn nhẫn này thực sự rất hấp dẫn và thường có kết cục có hậu cho cả hai phía. Bạn mua được cả mớ đồ rẻ (chỉ tầm 30.000-60.000d cho một tấm khăn lụa hay túi thổ cẩm) và những người bán hàng thì cứ “thank you madam” không dứt.

Vài lời khuyên nhỏ cho bạn:

Phượt Ấn Độ rất đã, bởi chuyến đi thực sự rất thử thách. Một chuyến đi giúp bạn cảm nhận được rất nhiều điều về mối quan hệ giữa người với người và tình nhân loại. Mọi chi phí cũng rẻ vô cùng.

- Bạn nên book vé giá rẻ với Air Asia cho hành trình Hà Nội – Bangkok – Kolkata/Mumbai/New Delhi, hoặc bay từ Bangkok đi Kolkata với Air India Express.

- Bạn nên nhớ những tên trộm Ấn Độ được ví như “tiến sỹ trong nghề móc túi”.

- Tết Ấn Độ vào khoảng giữa tháng 2. Trong dịp này mọi người sẽ ném những quả bóng chứa sơn nhiều màu vào người nhau.

- Nếu bạn muốn khám phá Tây Tạng thì không nhất thiết phải sang Trung Quốc. Dharamshala ở Ấn Độ là thủ phủ của người Tây Tạng lưu vong.

- Mặc cả, mặc cả và mặc cả, với tất cả mọi thứ! Hãy dũng cảm “chọn giá đúng” vì giá cả ở Ấn Độ rẻ vô cùng.

- Đi lại giữa các thành phố nên chọn buýt hơn là tàu. Xe buýt ấm hơn, thoải mái hơn, rẻ hơn và thường chạy nhanh hơn.


Theo Việt Báo

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.