Dùng máy tính, điện thoại liên tục - Nguy cơ mù lòa 'gõ cửa' sớm với người trẻ

0:00 / 0:00
0:00
Làm việc và học tập online để ứng phó với dịch COVID-19 vô tình gây “sức ép” lên đôi mắt. Việc online liên tục bất kể ngày đêm ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị lực. Không chỉ dừng lại ở những triệu chứng nhức mỏi, khô mắt, ánh sáng xanh phát ra từ màn hình thiết bị điện tử còn có thể mù lòa và gây ra hàng loạt các bệnh nguy hiểm khác ở cả giới trẻ.

Mắt “kiệt quệ” vì kết nối trực tuyến liên tục

Thời đại công nghệ 4.0 cùng với ảnh hưởng của đại dịch COVID -19 đã khiến cho hầu hết mọi hoạt động từ làm việc, họp hành, cập nhật tin tức, học tập đến mua sắm, giải trí đều chuyển sang trực tuyến. Theo báo cáo mới nhất của chuyên trang chăm sóc sức khỏe Eyesafe Nielsen, thời gian sử dụng màn hình trung bình trên mỗi người đã tăng 60%, lên hơn 13 giờ mỗi ngày.

Chị Ngọc Hân (28 tuổi, nhân viên văn phòng) đến khám mắt tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM với triệu chứng mắt khô, nhức mỏi, chảy nước mắt sống, nhìn mờ. Chi Hân chia sẻ, từ ngày dịch bệnh căng thẳng, công ty cho làm việc ở nhà, chị “quần quật” với chiếc máy tính và điện thoại suốt ngày đêm trong gần 5 tháng. Ban ngày thì làm việc, họp hành, báo cáo, buổi tối “đi chợ” online, đặt mua nhu yếu phẩm, thanh toán đủ thứ hóa đơn qua app, theo dõi thông tin “vùng xanh, vùng vàng” rồi lại lướt web, facebook. Thời gian dùng điện thoại tăng lên gần gấp đôi so với trước.

Cùng chung cảnh ngộ với chị Hân, anh Mạnh Trường (21 tuổi, sinh viên) cũng tâm sự, là sinh viên xa nhà, ngoài những giờ học online, thảo luận nhóm trên máy tính thì mọi thú vui giải trí đều quanh quẩn bên các thiết bị điện tử. Không thể ra ngoài giao lưu với bạn bè như trước đây nên thời gian rảnh rỗi lại xem phim, lướt web, chơi game, gọi facetime với người thân nên gần đây anh thấy nhức đầu, nhìn mờ, đau vùng vai gáy. Đi kiểm tra mắt, độ cận tăng lên hơn 1 diop.

Làm việc, học tập liên tục với các thiết bị điện tử không chỉ gây nhức mỏi, khô và mờ mắt mà còn tăng nguy cơ gây mù lòa. Ảnh: Shutterstock
Làm việc, học tập liên tục với các thiết bị điện tử không chỉ gây nhức mỏi, khô và mờ mắt mà còn tăng nguy cơ gây mù lòa. Ảnh: Shutterstock

Theo một cuộc khảo sát vào tháng 11/2020 từ Viện Chính sách Y tế của Hiệp hội Nhãn khoa Hoa Kỳ (AOA), 83% bác sĩ ghi nhận bệnh nhân gia tăng các vấn đề thị lực liên quan đến thời gian sử dụng điện thoại hoặc máy tính kéo dài.

Theo trang frontiers - nghiên cứu khoa học của Thụy Sỹ, thời gian sử dụng các thiết bị điện tử nhiều sẽ trở thành liều thuốc “đầu độc” sức khỏe như gây mỏi mắt, đau cổ, tăng nguy cơ cận thị, rối loạn giấc ngủ (mất ngủ, khó ngủ) và các vấn đề về sức khỏe tinh thần như khó tập trung, mắc các bệnh tâm thần như lo âu, trầm cảm và các yếu tố nguy cơ tim mạch như béo phì, cao huyết áp.

Lý giải về điều này, GS.TS Đỗ Như Hơn (Nguyên Giám đốc Bệnh viện mắt Trung ương) cho rằng tình trạng “mắt biểu tình” là do thiết bị điện tử như máy tính, điện thoại, tivi, ipad phát ra ánh sáng xanh nguy hại. Ánh sáng xanh có bước sóng ngắn nhưng mang năng lượng cao, khi mắt tiếp xúc thường xuyên sẽ gây ra hội chứng thị giác màn hình, làm tổn thương, gây chết các tế bào biểu mô sắc tố võng mạc (RPE) làm suy giảm thị lực và các bệnh lý nguy hiểm ở mắt.

“Ngộ độc” ánh sáng xanh từ các thiết bị điện tử không chỉ là “thủ phạm” đẩy nhanh quá trình lão hóa mắt, khiến mắt già đi mà còn là “kẻ cướp” cướp đi sức khỏe ngay cả khi chúng ta đang còn trẻ.

Giải pháp khoa học chăm sóc mắt từ bên trong

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), chỉ cần tiếp xúc ánh sáng xanh trên 3 giờ mỗi ngày sẽ có nguy cơ bị suy giảm thị lực đến 90%. Vì vậy, trước thực trạng mắt làm việc quá tải như hiện nay sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến tầm nhìn, dấu hiệu nhẹ là các triệu chứng mắt khô, nhức mắt, mỏi mắt, nhìn mờ như chị Hân và anh Trường gặp phải. Nếu kéo dài có thể suy giảm thị lực, gây các bệnh lý nguy hiểm về mắt như đục thủy tinh thể, thoái hóa hoàng điểm, tổn thương võng mạc, thậm chí gây mù lòa.

Trước thực trạng này, chuyên gia Đỗ Như Hơn (nguyên Giám đốc Bệnh viện Mắt Trung ương) đưa ra một số giải pháp giúp phòng ngừa và giảm thiểu những tác hại do ánh sáng xanh mang lại. Trước hết, cần hạn chế tối đa việc sử dụng các thiết bị điện tử. Sau nữa cần bố trí không gian, cài đặt, điều chỉnh ánh sáng thiết bị điện tử phù hợp. Ánh sáng phòng làm việc vừa phải, không quá sáng cũng không nên quá tối. Ngoài ra, việc chớp mắt thường xuyên, sử dụng nguyên tắc 20:20:20 (làm việc 20 phút nên nhìn vật ở khoảng cách 20 feet = 6 mét trong khoảng 20 giây) và những bài tập, massage mắt đơn giản cũng giúp mắt được thư giãn.

Tinh chất Broccophane thiên nhiên có trong Wit giúp gia tăng tổng hợp Thioredoxin bảo vệ võng mạc trước tác hại của ánh sáng xanh nguy hại. Ảnh: Shutterstock

Tinh chất Broccophane thiên nhiên có trong Wit giúp gia tăng tổng hợp Thioredoxin bảo vệ võng mạc trước tác hại của ánh sáng xanh nguy hại. Ảnh: Shutterstock

Đặc biệt, cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng, tăng cường bổ sung các vitamin và khoáng chất cần thiết cho mắt có trong loại thực phẩm như: cá hồi, thịt bò, thịt gà, lòng đỏ trứng và các loại rau củ, trái cây như cà rốt, bí đỏ, cải xoăn, bông cải xanh, cam, bưởi, quýt… Tuy nhiên, chuyên gia cho biết, với tình trạng mắt làm việc quá tải như hiện nay nếu chỉ bổ sung bằng thực phẩm thông thường sẽ khó đáp ứng được, mà cần tác động từ bên trong bằng các dưỡng chất chuyên biệt mới có thể ngăn chặn tối đa nguy cơ suy giảm thị lực, mù lòa.

Bằng nghiên cứu sinh học phân tử, các nhà khoa học Mỹ đã cho ra đời sản phẩm Wit chứa tinh chất Broccophane (chiết xuất từ bông cải xanh) giúp chăm sóc mắt toàn diện. Broccophane có tác dụng gia tăng tổng hợp Thioredoxin - là loại protein phân tử nhỏ có khả năng nuôi dưỡng và bảo vệ tế bào võng mạc và thủy tinh thể, hỗ trợ tăng cường thị lực, phòng ngừa tình trạng thoái hóa hoàng điểm và các bệnh về mắt khác. Theo kết quả nghiên cứu của Đại học Y khoa Johns Hopkins (Mỹ), Broccophane còn có khả năng bảo vệ tế bào võng mạc trước tác hại của ánh sáng xanh.

Thành tựu khoa học công nghệ mang lại kết nối trong tầm tay. Tuy nhiên, khi sử dụng các thiết bị công nghệ, chúng ta nên sử dụng hợp lý, khoa học và đặc biệt cần chủ động bổ sung dưỡng chất chuyên biệt giúp bảo vệ mắt từ bên trong trước sự tấn công của ánh sáng xanh và các yếu tố gây hại cho mắt. Nhờ đó, giúp chăm sóc, bảo vệ mắt hiệu quả, an toàn và dài lâu để “cửa sổ tâm hồn” luôn sáng khỏe, tinh anh và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Đọc thêm

'Giảm hại' chỉ là vỏ bọc để 'ông lớn' thuốc lá duy trì lợi nhuận

TS. Nguyễn Thu Hương - Chuyên gia Tổ chức STOP (Ảnh: PV)
(PLVN) - Dưới vỏ bọc “giảm hại”, ngành công nghiệp thuốc lá đã và đang tiếp tục triển khai những chiến dịch truyền thông tinh vi nhằm duy trì thị phần và lợi nhuận. Từ việc quảng bá thuốc lá đầu lọc là “an toàn hơn” trong thế kỷ trước, đến các sản phẩm thuốc lá điện tử ngày nay, mục tiêu cuối cùng vẫn là khiến người dùng tin rằng họ đang lựa chọn một giải pháp “ít độc hại”.

Đưa Methadone về trạm y tế xã

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Thời gian qua, mô hình điều trị Methadone tại trạm y tế (TYT) xã sau khi được triển khai tại một số địa phương, được đánh giá đã mang lại một số kết quả tích cực, thiết thực trong công tác y tế cộng đồng.

Khai mạc Hành trình đỏ lần thứ XII tại Bình Định

Khai mạc Hành trình đỏ lần thứ XII tại Bình Định
(PLVN) -  Chiều ngày 12/6, Ban Tổ chức Hành trình Đỏ Trung ương phối hợp với Ban Chỉ đạo Vận động hiến máu tình nguyện tỉnh Bình Định đã tổ chức Lễ khai mạc Hành trình Đỏ lần thứ XII và Tôn vinh người hiến máu tiêu biểu năm 2025, qua đó đánh dấu một chặng đường đầy ý nghĩa của phong trào hiến máu tình nguyện trên cả nước.

Tăng thêm 5.000 đồng/bao thuốc lá sẽ cứu sống hàng triệu người, tiết kiệm hàng nghìn tỷ đồng

Việc tăng thuế là hành động thể hiện trách nhiệm xã hội và đạo đức chính sách. (Ảnh: Minh Trang)

(PLVN) - Theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), với mức tăng 5.000 đồng cho mỗi bao thuốc lá từ năm 2026 và tiếp tục tăng đến 15.000 đồng/bao vào năm 2030, Việt Nam có thể tiến một bước dài trong hành trình bảo vệ sức khỏe cộng đồng, giảm tỷ lệ tử vong sớm, tiết kiệm hàng trăm nghìn tỷ đồng chi phí y tế, đồng thời tạo nguồn lực bền vững cho ngân sách quốc gia.

'Nếu giá thuốc lá tăng mạnh, tôi đã không nghiện'

Giá thuốc lá tại Việt Nam thuộc nhóm rẻ nhất khu vực, khiến sản phẩm gây nghiện này dễ dàng tiếp cận với mọi đối tượng. (Ảnh: Thanh Hà).
(PLVN) -  Đó là chia sẻ của anh Đinh Đức Hoàng, một người đàn ông đã hút thuốc hơn 20 năm. Với anh và nhiều người khác thói quen này bắt đầu từ sự tò mò tuổi trẻ rồi ngày càng hút nhiều hơn bởi... “giá thuốc rẻ ”. Khi vấn đề tăng thuế được đưa ra lấy ý kiến, chính những người “trong cuộc” ấy thừa nhận: Đó là biện pháp cần thiết để ngăn chặn con đường “nghiện thuốc lá”. Bởi họ hiểu rõ hơn ai hết: “Hút thì dễ, bỏ mới khó và khi thuốc lá còn rẻ, ai cũng có thể nghiện.”

Cảnh báo mạo danh bệnh viện lừa người hiến máu

Cảnh báo mạo danh bệnh viện lừa người hiến máu
(PLVN) -  Bệnh viện Truyền máu Huyết học TP HCM vừa phát cảnh báo về việc kẻ gian mạo danh bệnh viện gọi điện cho người hiến máu với lý do có bất thường, yêu cầu gửi ảnh căn cước công dân và kết bạn Zalo để 'hướng dẫn khám, xét nghiệm'.