(PLVN) - Xã hội chúng ta có nhiều người giàu lòng trắc ẩn, sẵn sàng sẻ chia, cứu giúp những hoàn cảnh éo le, khó khăn theo một đạo lý truyền thống: “Thương người như thể thương thân”. Nhưng ngược lại, không ít người lại lợi dụng đạo lý tốt đẹp này để hưởng lợi cho mình.
Thoạt đầu, việc giải cứu nông sản, trái cây, rau quả… cho bà con nông dân là một nghĩa cử được nhiều người ủng hộ và mang lại hiệu quả thiết thực. Lâu dần, việc này trở thành nhàm vì có quá nhiều cái cần phải giải cứu và tất nhiên, hiệu quả cũng kém đi, không còn sự ủng hộ tích cực như ban đầu. Xuất hiện một suy nghĩ cần phải có một cách làm khác, cứ giải cứu mãi là không được, do vậy, phong trào giải cứu đi xuống, chỉ xuất hiện lẻ tẻ.
Thế nhưng, có vẻ như sự kêu gọi giải cứu vẫn chưa hết tác dụng bởi lòng trắc ẩn trong dân ta cùng với sự cả tin thì chưa bao giờ hết. Mới nhất, giải cứu trứng gà ở Hà Nội là một ví dụ, dưới tấm băng rôn đỏ “giải cứu” và một nhóm “tình nguyện viên” nhiệt tình chào đón, một số lượng lớn trứng được bán ra với giá 2.000 đồng một quả. Ngay sau đó, báo chí tìm hiểu kỹ và cho rằng đây chỉ là chiêu trò kinh doanh. Dù sao, người mua “thiện nguyện” cũng hưởng giá rẻ hơn đôi chút và được kích thích, an ủi bởi cho rằng mình vừa làm được một việc tốt, mặc cho chưa có nhu cầu mua mặt hàng này.
Giải cứu được nâng lên một tầm cao hơn rất nhiều khi người ta kêu gọi “giải cứu thị trường bất động sản”. Rất nhiều người nghi ngờ tại sao phải “giải cứu người giàu”, và hơn tất cả là một nền kinh tế vận hành theo quy luật thị trường cho dù có định hướng thì cũng cần tôn trọng những quy luật đó. Vì thế, không cần giải cứu nhưng hỗ trợ, gỡ “nút thắt” thì được.
Không kêu gọi giải cứu nhưng dùng chiêu “xả kho”, “cắt lỗ”, “giảm giá”… để bán hàng thì cũng na ná như giải cứu mà ta bắt gặp nhan nhản trên các trang mạng bán hàng và cả trong thị trường bất động sản. Người mua nhận ra mình bị lừa, vẫn phải mua theo giá cao thì đã muộn.
Vì thế, tỉnh táo để làm người tiêu dùng thông thái chẳng bao giờ là cũ. Tuy nhiên, không phải ai cũng làm được điều này và dù có thông thái đi chăng nữa cũng dễ dàng bị lừa khi những chiêu trò kinh doanh đánh vào lòng trắc ẩn.
Giải cứu vốn là một nghĩa cử đẹp nhưng khi bị lợi dụng, nó trở thành xấu, thậm chí phản đạo lý và vi phạm pháp luật. Dẫn chứng rõ nhất là những chuyến bay giải cứu đồng bào Việt Nam ở nước ngoài trong đại dịch vừa qua. Việc kiếm tiền trên lưng đồng bào trong cơn hoạn nạn đã bị dư luận gay gắt lên án và pháp luật ra tay trừng phạt. Những người nhân danh đạo lý tốt đẹp để làm việc xấu xa đã phải trả một cái giá rất đắt.
(PLVN) - Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc (LHQ) 2025 diễn ra từ ngày 6-8/5 tại TP HCM dự kiến đón khoảng 10.000 người tham dự, trong đó có 1.200 đại biểu quốc tế đến từ 85 quốc gia và vùng lãnh thổ.
(PLVN) - Ngày 8/5/2025, ngày cuối cùng của Đại lễ Vesak 2025, hàng nghìn đại biểu từ hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới sẽ di chuyển về núi Bà Đen (Tây Ninh), tham dự chuỗi sự kiện lịch sử trên đỉnh núi cao nhất Nam bộ.
(PLVN) - Sáng ngày 5/4 vừa qua (tức ngày 8/3 năm Ất Tý), tại chùa Bảo Minh (thôn Đích Sơn, xã Hiệp Hòa, TX Kinh Môn, Hải Dương) tổ chức khánh thành Điện mẫu - Nhà khách chùa Bảo Minh và thực hiện giao lưu diễn xướng hầu đồng tại bản điện.
(PLVN) - Sáng 2/4 (tức mùng 5 tháng 3 năm Ất Tỵ), chư Tôn đức Ni trong Phân ban Ni giới Trung ương, Phân ban Ni giới GHPGVN Thành phố Hà Nội và các tỉnh thành trên cả nước đã câu hội về chùa Kim Liên cử hành Lễ dâng hương tưởng niệm Đức Thánh Tổ Ni Đại Ái Đạo và chư Tôn đức Ni tiền bối hữu công Phật giáo Việt Nam.
(PLVN) - Tết Hàn Thực là dịp để người Việt tưởng nhớ tổ tiên qua những mâm cúng truyền thống với bánh trôi, bánh chay. Ngày nay, những viên bánh trắng ngần đã được biến tấu đa sắc, tạo nên một bức tranh ẩm thực đầy màu sắc nhưng vẫn giữ trọn tinh thần văn hóa dân tộc.
(PLVN) - Tháng 3 âm lịch năm 2025 (từ ngày 29/3 - 27/4 dương lịch), có nhiều ngày hoàng đạo, theo quan niệm dân gian, thích hợp cho các công việc quan trọng như cưới hỏi, khai trương, ký kết hợp đồng, động thổ... Bên cạnh đó, cũng có những ngày hắc đạo cần tránh để hạn chế điều không may.
(PLVN) - Lễ trao giải “Cuộc vận động sáng tác nghệ thuật Phật giáo” hướng về Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc - Vesak 2025 vừa diễn ra tại Nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội). Sự kiện không chỉ tôn vinh những tác phẩm xuất sắc mà còn góp phần giáo dục đạo đức, lối sống cho cộng đồng theo tinh thần Phật giáo thông qua các loại hình nghệ thuật.
(PLVN) - Đoạn video ghi lại cảnh cô dâu, chú rể "rót gạo hợp hôn" vào chiếc nồi cơm điện trong ngày trọng đại của mình thu hút nhiều sự quan tâm và ủng hộ từ cộng đồng mạng.
(PLVN) - Mỗi ngôi chùa ở quần đảo Trường Sa có một vẻ rất riêng nhưng đều uy nghi, trầm mặc với kiến trúc như những ngôi chùa trong đất liền. Ở Trường Sa, tiếng chuông chùa ngân vang hòa vào tiếng sóng ngày đêm.
(PLVN) - Nhằm bảo đảm an toàn cho Nhân dân, du khách thập phương đến chiêm bái, vãn cảnh và hành lễ an toàn, đồng thời bảo quản các linh vật tại Đền Đuổm không bị hư hại, chính quyền địa phương và ngành chức năng đang tích cực triển khai các bước theo quy định để tu bổ, tôn tạo Di tích lịch sử cấp Quốc gia này...
(PLVN) - Giữa phố thị ồn ào, xô bồ, hiện nay, rất nhiều người đang “thèm” một chút không gian xanh tươi mát. Mỗi người sẽ có một cách làm riêng, từ việc thiết kế lại ngôi nhà gắn liền với thiên nhiên, cây cỏ, hay đơn giản chỉ cần mỗi ngày thay một bình hoa, thêm một chậu cây nho nhỏ.
(PLVN) - Sáng 10/03, Thành phố Huế tổ chức lễ tế đàn xã tắc tại Di tích Đàn Xã Tắc (phường Thuận Hòa, quận Phú Xuân). Đây là nghi lễ truyền thống được duy trì để bày tỏ lòng thành kính đối với thần Đất (Xã) và thần Ngũ Cốc (Tắc).
(PLVN) - Tiếp nối thành công của các đêm diễn tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đã diễn ra trong tháng 2/2025; chuỗi sự kiện Acecook Happiness Concert 2025 sẽ tiếp tục hành trình lan tỏa những giá trị nhân văn và kết nối cộng đồng thông qua các hoạt động tại Huế trong tháng 3 này.
Ngược dòng lịch sử trở về nơi xứ Ấn, cách đây hơn 2600 năm, có một sự kiện lịch sử trọng đại, đó là kỷ niệm ngày xuất gia của thái tử Tất Đạt Đa, phải chăng hành trình ra đi của Ngài là một sự từ bỏ vĩ đại?
(PLVN) - Không còn là lựa chọn riêng của những người theo đạo, ăn chay đang dần trở thành một phần trong lối sống của Gen Z. Từ những trào lưu "healthy" trên mạng xã hội đến ý thức bảo vệ môi trường và động vật, thế hệ trẻ đang "xanh hóa" bữa ăn của mình bằng những lý do đa dạng và đầy ý nghĩa.
Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Phó Pháp chủ HĐCM, Chủ tịch HĐTS GHPGVN thay mặt Ban Thường trực HĐTS GHPGVN đã ấn ký ban hành Thông bạch số 42/TB-HĐTS ngày 1/3/2025 về tổ chức khóa An cư kết hạ - Phật lịch 2569.
Ngày lễ kỷ niệm Phật xuất gia là ngày kỷ niệm sự hy sinh cao cả nhất, vĩ đại nhất, có một không hai trong lịch sử loài người. Bởi nếu không có ngày này thì sẽ không có ngày Đức Phật thành đạo, không có sự xuất hiện của bậc toàn giác Phật Thích Ca Mâu Ni sau này.
(PLVN) - Sáng nay, 23/2 (tức 26 tháng Giêng năm Ất Tỵ), tại chùa Bồ Đề, TP Hà Nội, sơn môn pháp phái trang nghiêm cử hành Lễ tưởng niệm húy nhật lần thứ 20 Đức Đệ nhị Pháp chủ GHPGVN - Đại lão Hòa thượng Thích Tâm Tịch viên tịch.
(PLVN) - Rằm tháng Giêng hay còn gọi là lễ Thượng nguyên, tết Nguyên tiêu. Năm nay, ngày rằm đầu tiên của năm, tức ngày 15/1 âm lịch nhằm ngày 12/2 dương lịch. Người Việt quan niệm, Rằm tháng Giêng là ăn Tết lại một lần nữa nên thường chuẩn bị mâm cỗ cúng rất chu đáo.
(PLVN) - Lễ hội khai ấn Đền Trần Nam Định được tổ chức vào dịp đầu Xuân hằng năm nhằm bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa, giáo dục truyền thống yêu nước chống giặc ngoại xâm, tưởng nhớ công đức của các bậc tiền nhân, ghi nhớ công lao to lớn của Vương triều nhà Trần.
(PLVN) - "Tết quanh năm không bằng Rằm tháng Giêng" - từ lâu, người Việt rất coi trọng việc cúng lễ ngày Rằm tháng Giêng, chuẩn bị lễ vật tươm tất, dâng thần linh và gia tiên, bởi đây là ngày rằm đầu tiên của năm mới.
Bình luận
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu