Đừng lạm dụng “lễ hội khinh khí cầu”

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Những lễ hội khinh khí cầu thường rất thu hút du khách, nhưng cũng “hên xui” có thể bị hủy bỏ bất cứ lúc nào vì thời tiết, trục trặc kỹ thuật... Chưa kể tình trạng bán vé “quá lố” so với số lượng khinh khí cầu khiến nhiều du khách chán nản xé vé bỏ về vì phải chờ đợi quá lâu.
Đừng lạm dụng “lễ hội khinh khí cầu”  ảnh 1

Các lễ hội khinh khí cầu cần tổ chức chuyên nghiệp hơn. (Ảnh minh họa)

Thu hút du khách từ lễ hội “bay trên bầu trời”

Gần đây, nhiều tỉnh, thành đã tổ chức lễ hội khinh khí cầu để thu hút du khách. Tháng 4/2022, tỉnh Kon Tum tổ chức Lễ hội khinh khí cầu kích cầu du lịch Kon Tum năm 2022. Những màn trình diễn của 25 khinh khí cầu với độ cao tối đa 50m, tạo khung cảnh đẹp mắt để người dân, du khách có thể đến tham quan trải nghiệm và chụp hình lưu niệm.

Đặc biệt, tại chương trình “Đêm hoa đăng”, Ban Tổ chức thổi lửa vào các lồng khí cầu. Lúc này các khinh khí cầu tỏa sáng giống như những chiếc đèn lồng khổng lồ lung linh giữa bầu trời theo tiếng cồng, tiếng chiêng, nhịp xoang của 300 nghệ nhân múa vòng xoang phía dưới các khinh khí cầu, với ánh đèn lung linh, rực rỡ.

Trước đó, lễ hội khinh khí cầu cũng được tổ chức tại Tuyên Quang, Đà Nẵng, Lai Châu… thu hút hàng chục nghìn lượt khách.

Lễ hội khinh khí cầu “Cố đô Huế nhìn từ bầu trời” lần thứ tư sẽ diễn ra từ 25/6 - 30/6/2022 tại sân Hàm Nghi (đường 23 tháng 8) bên trong Kinh thành Huế. Lễ hội sẽ đem tới một cảnh quan đặc sắc khi có hàng chục khinh khí cầu khổng lồ với màu sắc rực rỡ và hình thái đa dạng cùng bay trên bầu trời của Cố đô Huế, điểm tô thêm cho kinh thành Huế bằng hơi thở của thời đại mới giàu sức sống và khát khao khám phá sinh động.

Ông Nguyễn Thanh Bình – Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức Festival Huế 2022 cho hay, tại lễ hội, du khách không chỉ được chiêm ngưỡng những màn biểu diễn khinh khí cầu ngoạn mục, mà còn được trực tiếp tham gia trải nghiệm bay treo ngắm nhìn toàn cảnh kinh thành Huế. Bay tự do là trải nghiệm đặc biệt nhất trong lễ hội khinh khí cầu năm nay. Du khách sẽ được cất cánh lúc bình minh, cùng khinh khí cầu bay theo chiều gió và ngắm nhìn kinh thành Huế, sông Hương, núi Ngự, phá Tam Giang, cảnh miền quê và nhiều danh lam thắng cảnh khác trong suốt chuyến bay…

Cần tổ chức chuyên nghiệp hơn

Những lễ hội khinh khí cầu rất thu hút du khách và người dân địa phương. Nhưng một số lễ hội đã có những “hạt sạn” khiến du khách bức xúc. Như “Ngày hội Khinh khí cầu - Hà Nội muôn màu” diễn ra tại khu vực vườn nhãn Long Biên, quận Long Biên, do Sở Du lịch Hà Nội tổ chức từ 25/3 đến 27/3/2022.

Ngày 27/3, Ban Tổ chức ngày hội khinh khí cầu đã phải thông báo tạm dừng bay khinh khí cầu vì lý do thời tiết (gió Đông Bắc cấp 3 có kèm mưa). Dịch vụ trải nghiệm bay trên khinh khí cầu tại khu vực vườn nhãn Long Biên phải tạm dừng phục vụ để đảm bảo an toàn cho du khách. Việc tạm hoãn này kéo theo những rắc rối do Ban Tổ chức chưa chuyên nghiệp khiến nhiều khách bức xúc.

Còn nhớ ngày 1/5/2015, lịch bay tại Lễ hội khinh khí cầu ở khu đô thị Ecopark (Gia Lâm - Hà Nội) cũng phải hủy bỏ với lý do kỹ thuật. Được quảng cáo là lễ hội khinh khí cầu hoành tráng, hấp dẫn, mang đến những trải nghiệm bay thú vị trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, song trái ngược với mong đợi, lễ hội khiến nhiều người chưng hửng về cách tổ chức.

Theo quảng cáo, lịch trình bay khinh khí cầu sẽ diễn ra trong khung giờ từ 6h30 đến 9h và từ 15h đến 18h30 các ngày 30/4, 1/5 và 2/5 tại Công viên mùa xuân khu đô thị Ecopark. Đó được xem là khoảng thời gian thuận lợi về mặt thời tiết, nhiệt độ và áp suất để vận hành khí cầu an toàn. Thời điểm này trời sáng, ánh nắng không gay gắt và du khách sẽ ngắm nhìn được không gian xanh mát, bao la trước mắt.

Tuy nhiên, Ban Tổ chức Lễ hội đã thông báo hoãn lịch trình bay Lễ hội khinh khí cầu vì yếu tố kỹ thuật. Những du khách đến đây chỉ tham gia hoạt động ngắm, tham quan khinh khí cầu trong 10 phút. Nhưng những khinh khí cầu này được bơm lên trong thời gian ngắn rồi được đội vận hành tắt bơm và cuộn dây.

Lý giải việc hoãn lịch bay khinh khí cầu, Ban Tổ chức cho biết vì yếu tố kỹ thuật và các hoạt động khinh khí cầu phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết tại nơi diễn ra. Trong điều kiện gió to, trời nóng sẽ không thực hiện được các hoạt động khinh khí cầu, vì thế chương trình bay trải nghiệm với khinh khí cầu tại khu đô thị sẽ không diễn ra như đã thông tin.

Mặc dù vậy, nhiều du khách bày tỏ chưa thoải mái với cách giải thích này, bởi trước đó, Ban Tổ chức Lễ hội đã quảng cáo về mặt kỹ thuật, khách khi bay có thể yên tâm vì khinh khí cầu được định vị bằng 3 sợi cáp dù lớn, có sức kháng kéo trên 300kg/dây, đội ngũ phi công vận hành có chứng chỉ quốc tế và kinh nghiệm dày dặn. Nhiều người đặt câu hỏi, Ban Tổ chức Lễ hội tại sao không khảo sát điều kiện tổ chức một cách cẩn thận hơn, khiến cho du khách bức xúc?

Trên các trang mạng xã hội, không ít dòng chia sẻ của các du khách bức xúc vì đi mất công lặn lội từ xa, dành thời gian, chịu cảnh chen chúc, mất tiền vé vào cổng để đến lễ hội khinh khí cầu, nhưng cuối cùng không được xem và trải nghiệm bay như quảng cáo. Có thể thấy, tình trạng du khách chán nản tại một số lễ hội khinh khí cầu là không hiếm. Để có mùa lễ hội thành công, thu hút và khiến du khách hài lòng, cần sự chuyên nghiệp hơn trong công tác tổ chức.

Đọc thêm

Hạnh phúc người nghệ sĩ phía sau đèn sân khấu

NSƯT Trịnh Kim Chi và ban Ái hữu đến thăm và tặng quà các nghệ sĩ tại Viện dưỡng lão Nghệ sĩ. (Ảnh: FB Trịnh Kim Chi)
(PLVN) - Công việc làm từ thiện, là một nghĩa cử cao đẹp của người Việt Nam ta từ lâu đời nay. Việc làm ý nghĩa này, như đã ăn sâu vào trái tim mỗi con người, trong đó, những người nghệ sỹ Việt không phải là ngoại lệ. Từ trước tới nay các lớp văn nghệ sỹ qua từng thời đã và đang nối tiếp nhau trao đi trái tim thiện nguyện, giúp đỡ cộng đồng như một lời tri ân với cuộc đời. Sau ánh đèn sân khấu, họ thêm hạnh phúc khi được cống hiến, lan tỏa điều tốt đẹp tới cộng đồng.

Thi sĩ Nguyễn Nhược Pháp và hai món “nợ tình”

Thi sĩ Nguyễn Nhược Pháp. (Ảnh tư liệu)
(PLVN) - Thi sĩ Nguyễn Nhược Pháp là một người tài mệnh yểu. Ông ra đi ở tuổi thanh xuân tươi đẹp nhất, ra đi khi còn chưa kịp có một cuộc hẹn hò. Nhưng cuộc đời ông cũng vương vấn hai món nợ tình cảm với hai người phụ nữ là mẹ cả và giai nhân mà ông tương tư.

Bánh Việt và nguồn cảm hứng từ hoa sen của TAKYfood

Bánh Việt và nguồn cảm hứng từ hoa sen của TAKYfood
(PLVN) - Vẻ đẹp của bông hoa sen, sự tinh tế của những món bánh Việt trong “Quốc Túy Quý Sen” đã thể hiện sự đa dạng của ẩm thực Việt Nam, góp phần đưa văn hóa bánh Việt hòa vào bản đồ ẩm thực thế giới.

Mang văn hóa đọc đến vùng cao biên giới Quảng Bình

Lan tỏa ý tưởng văn hóa đọc về địa bàn vùng cao biên giới Quảng Bình.
(PLVN) - Hội cựu sinh viên khoá D31- Học viện ANND, Hội phụ nữ, Phòng Công tác Đảng và Công tác chính trị, Công an tỉnh phối hợp Thư viện tỉnh vừa tổ chức chương trình “Sách đến với các xã vùng biên” tại xã Thượng Hóa, huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình.

“Ngáo quyền lực” trên mạng xã hội

 Vlogger đăng tải quá trình phẫu thuật thẩm mỹ lên mạng xã hội.
(PLVN) -  Một số chủ nhân của các kênh mạng xã hội nổi tiếng, view cao đã có tâm lý “ngáo quyền lực”, từ đó gây ra những hành vi phản cảm, góp phần làm nhiễu loạn môi trường mạng.

Chạy theo “sống ảo” khiến vô cảm gia tăng

Chạy theo “sống ảo” khiến vô cảm gia tăng
(PLVN) -  “Trào lưu” chụp ảnh “tự sướng”, livestream trong đám tang nghệ sĩ nổi tiếng khiến một số người sẵn sàng chen lấn, vỗ tay, reo hò, thậm chí đạp đổ đồ lễ của gia chủ hoặc giẫm đạp lên những ngôi mộ khác. Sự vô cảm dường như gia tăng khi một số người chạy theo mục đích “câu view”, kiếm tiền, thỏa mãn sự hiếu kỳ.

“Chèo 48h”- lan tỏa tình yêu nghệ thuật chèo

Chèo 48h và các em nhỏ tại đình Hào Nam. (ảnh Nguyễn Hằng)
(PLVN) -  Lo ngại các nghệ thuật văn hóa truyền thống bị mai một, “Chèo 48h” đã đưa các bạn trẻ đến với một loại hình văn hóa dân tộc đặc sắc thông qua các hoạt động tương tác hấp dẫn, mới lạ, hòa hợp giữa dân gian và hiện đại. Sau 8 năm hoạt động, “Chèo 48h” đã gặt hái nhiều thành công.

Đặc sắc Lễ hội Chùa Bà - Cảng thị Nước Mặn

Chùa Bà tọa lạc tại thôn An Hòa (ảnh: Dũng Nhân).
(PLVN) - “Tháng giêng xem hội chùa Ông/ Mà lòng nhấc nhổm chờ mong hội Bà/ Ai đi buôn bán nơi xa/ Lo về kịp hội quê nhà thường niên”. Hội Bà chính là Lễ hội Chùa Bà - Cảng thị Nước Mặn lưu truyền từ thuở cảng thị Nước Mặn còn phồn vinh đến giờ.

Bài 3: Gìn giữ, bảo tồn và phát huy di sản văn hóa: Sứ mệnh của toàn dân tộc

Bài 3: Gìn giữ, bảo tồn và phát huy di sản văn hóa: Sứ mệnh của toàn dân tộc
(PLVN) -  Công cuộc gìn giữ, bảo tồn và phát huy di sản không chỉ là sứ mệnh của Nhà nước mà là của toàn dân. Nhà nước và nhân dân cũng tham gia bảo vệ, phát triển các giá trị quý báu của văn hóa dân tộc, điều này đã được thể hiện rõ trong Đề cương về văn hóa năm 1943 và Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2030 của Đảng và Nhà nước ta.

Khi ballet kết hợp với dân gian Việt

Sự độc đáo của vở vũ kịch Đông Hồ khi truyền thống hội hoạ dân gian kết hợp cùng nghệ thuật cổ điển và đương đại của thế giới.(ảnh Nhà hát Vũ kịch Việt Nam).
(PLVN) - Những năm gần đây, Nhà hát Nhạc Vũ Kịch Việt Nam luôn nỗ lực đưa nghệ thuật hàn lâm nói chung và ballet nói riêng đến gần hơn với công chúng Việt, qua sự kết hợp nghệ thuật hội họa truyền thống hay sự kết nối giữa truyền thuyết dân gian Việt Nam với nghệ thuật ballet cổ điển thế giới.

Phát triển thương hiệu du lịch Việt qua điện ảnh

Trường quay phim tại Ninh Bình đã trở thành điểm đến hút khách du lịch.
(PLVN) - Việt Nam có thiên nhiên phong phú, bối cảnh đẹp và đa dạng là chất liệu tuyệt vời cho ngành điện ảnh trong và ngoài nước. Mặt khác, nền điện ảnh đầy triển vọng cũng được xem là một kênh quảng bá du lịch hữu hiệu. Dù vậy, việc khai thác mối liên kết giữa du lịch và điện ảnh vẫn còn là tiềm năng bỏ ngỏ.

Bài 2: Thú chơi cổ vật và góc nhìn từ pháp luật

Giám đốc Sở VH-TT TP HCM tặng hoa các nhà sưu tầm Đông Nhựt, Việt Hùng, Nguyễn Thị Tuyết, Chí Thanh. (Ảnh: Bảo tàng Lịch sử TP HCM)
(PLVN) -  Ngày 30/1/2023, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký Quyết định công nhận 27 bảo vật quốc gia (đợt 11, năm 2022). Điều đáng nói, trong đó có nhiều hiện vật, nhóm hiện vật đang được lưu giữ tại các bộ sưu tập tư nhân. Điều này cho thấy việc tư nhân sưu tập cổ vật vẫn là dòng chảy mạnh mẽ và rất cần hoàn thiện pháp luật trong công tác quản lý để tiếp tục phát triển.