Đụng độ ở Dải Gaza vì Hamas bị chặn nguồn tài chính

Một người biểu tình Palestine ném lại một ống đựng hơi cay do lực lượng Israel bắn trong cuộc biểu tình ở thành phố Ramallah, Bờ Tây ngày 17/8/2021. Ảnh: AP
Một người biểu tình Palestine ném lại một ống đựng hơi cay do lực lượng Israel bắn trong cuộc biểu tình ở thành phố Ramallah, Bờ Tây ngày 17/8/2021. Ảnh: AP
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Căng thẳng ở Dải Gaza ngày càng gia tăng trong những tuần gần đây, khi lực lượng Hamas kêu gọi Israel nới lỏng phong tỏa, vốn hạn chế đáng kể việc di chuyển của người và hàng hóa ra vào vùng lãnh này.

Hãng tin AP đưa tin, hàng trăm người đã tham gia cuộc biểu tình hôm 21/8 bị biến thành cuộc đụng độ sau khi hàng chục người tiếp cận hàng rào biên giới kiên cố và ném đá về phía binh sĩ Israel trong màn khói đen từ lốp xe đang cháy.

Trong một tuyên bố, quân đội Israel cho biết quân đội đã đáp trả trực tiếp sau khi hàng trăm người Palestine biểu tình tại biên giới Gaza-Israel. Quân đội Israel bắn đạn hơi cay và đạn thật về phía người biểu tình.

Tối 21/8, Bộ Y tế do Hamas điều hành ở Gaza cho biết 24 người Palestine đã bị thương do hỏa lực của Israel. Hai trong số họ, bao gồm cả cậu bé 13 tuổi, đang trong tình trạng nguy kịch.

Căng thẳng ở Dải Gaza ngày càng gia tăng trong những tuần gần đây, khi Hamas kêu gọi Israel nới lỏng phong tỏa, vốn hạn chế đáng kể việc di chuyển của người và hàng hóa ra vào lãnh thổ. Israel đã áp đặt lệnh phong tỏa này với sự giúp đỡ của Ai Cập kể từ năm 2007 để ngăn chặn Hamas tự trang bị vũ khí.

Trong các cuộc biểu tình ở biên giới vào năm 2018 và 2019, hơn 350 người Palestine đã thiệt mạng vì hỏa lực của Israel. Các cuộc biểu tình dừng lại sau khi các bên hòa giải, bao gồm Ai Cập, Qatar và Liên hợp quốc làm trung gian cho một thỏa thuận không chính thức, trong đó Israel nới lỏng một số hạn chế kinh tế đối với Gaza và cho phép Qatar chuyển hàng chục triệu đô la viện trợ hàng tháng cho các gia đình nghèo ở Gaza và lương của lực lượng Hamas.

Kể từ tháng 5, Chính phủ mới của Israel, do ông Naftali Bennet đứng đầu, đã chặn viện trợ của Qatar, kêu gọi một cơ chế để đảm bảo Hamas không hưởng lợi từ khoản tiền mặt này. Nó cũng đã chặn việc nhập khẩu các vật liệu tái thiết quan trọng và yêu cầu Hamas trả lại hài cốt của hai binh sĩ thiệt mạng trong cuộc chiến năm 2014 và hai thường dân Israel được cho là còn sống.

Hamas đã kêu gọi cuộc biểu tình hôm 21/8 để phản đối việc Israel trì hoãn việc viện trợ của Qatar cho lực lượng này như thỏa thuận từ năm 2019, trước khi đạt được thỏa thuận mới về việc nối lại viện trợ của Qatar.

Hôm 19/8, Israel đã công bố một thỏa thuận với Qatar để nối lại các khoản viện trợ cho hàng nghìn gia đình ở Dải Gaza nhằm xoa dịu căng thẳng với lãnh thổ Palestine sau chiến tranh.

Theo thỏa thuận mới này, số tiền viện trợ sẽ được Liên hợp quốc chuyển trực tiếp đến các gia đình ở Gaza, đồng thời giao cho Israel giám sát danh sách những người nhận. Các khoản thanh toán dự kiến ​​sẽ bắt đầu được chuyển trong những tuần tới.

Đọc thêm

Nghề giáo bốn phương

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)
(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.