Đừng để vì phòng nghỉ, hết hứng đi du lịch

Hình minh họa
Hình minh họa
(PLO) -Nhu cầu khách đi du lịch tăng cao trong những tháng hè đã khiến giá phòng khách sạn tại một số điểm du lịch đồng loạt tăng, có nơi còn “cháy” phòng khiến nhiều du khách phải căng lều ngủ vạ vật hay ngủ nhờ ở nhà dân. Điều này làm giảm ý nghĩa, giảm cuộc vui trong cuộc hành trình khám phá, nghỉ dưỡng tại danh thắng mới.

Du khách bị “treo đầu dê, bán thịt chó”

Giá tăng 150 - 400% nhưng vẫn không thuê được phòng, phải qua đêm dưới mái hiên, thậm chí dạt về các huyện cách Đà Lạt 30 - 40 cây số tìm chỗ ngủ… - những khổ ải mà hàng chục nghìn du khách  trải qua trong chuyến du lịch  “kinh hoàng” ở thành phố hoa vào dịp nghỉ lễ 1/5 vừa qua.

Không theo tour, gia đình anh Hoàng Chiến (Hà Nội) chọn cách đi “phượt” tại Đà Lạt. Anh dự định đi đến đâu, thuê phòng nghỉ tới đó. Nhưng chuyến du lịch này đúng vào dịp nghỉ lễ  nên dù đi chùn chân mỏi gối, gia đình anh cũng đều cái lắc đầu từ phía nhân viên các khách sạn ở “xứ hoa đào”. Trời tối muộn mà chưa tìm được chỗ nghỉ chân, các con anh mệt mỏi khóc làm vợ chồng anh rối bời.

Cực chẳng đã, anh tìm một ngôi nhà 5 tầng rộng rãi, mạnh dạn tới bấm chuông trình bày hoàn cảnh xin gia chủ cho ngủ nhờ. Cũng may  gia đình ấy là người tốt bụng, thấy gia đình anh con cái nheo nhóc đã cho anh quá bộ một đêm. “Hú hồn, nếu không xin được ngủ nhờ, không biết gia đình tôi thế nào. Đúng là sểnh nhà ra thất nghiệp.” 

Không chỉ anh Chiến, rất nhiều người đi du lịch mất vui vì không chọn được nơi nghỉ dưỡng ưng ý. Chị Mai Ngọc (Hưng Yên) và 2 gia đình khác đi nghỉ ở Sầm Sơn (Thanh Hóa) khi mới vào hè. Ba gia đình chị đi đúng vào dịp cuối tuần. Biết cuối tuần đông khách nên trước đó, chị Ngọc đã đặt 3 phòng ở khách sạn 3 sao gần biển.

Theo trang quảng cáo, phòng có đầy đủ tiện nghi, sạch sẽ, ti vi, điều hòa mới nhưng tới nơi nhận phòng, cả đoàn chưng hửng vì không phải những phòng mà họ đặt. Phòng ti vi, gường tủ cũ, điều hòa thì bị hỏng. Phòng nóng sực khiến trẻ con nhao nhao khóc.

Chị thắc mắc với nhân viên thì nhận câu trả lời ráo hoảnh: “Chỉ còn 3 phòng đó, đoàn thuê thì thuê, nếu không chúng tôi cho người khác thuê”. Bực mình trước thái độ ấy cũng như sự quảng cáo “treo đầu dê, bán thịt chó”,  đoàn của chị Ngọc bỏ đi tìm khách sạn khác. “Thật khổ, hết hứng đi biển”- chị Ngọc than. 

Đặt phòng khách sạn tại Phú Quốc cho chuyến đi du lịch vào tháng 7 tới nhưng chị Minh Hương (Nam Định) cảm thấy hoang mang khi cùng một loại phòng, cùng một khách sạn nhưng mỗi trang web lại rao một giá khác nhau.

Tại khách sạn B  trên các trang trực tuyến, chị Hương không khỏi choáng váng khi cùng một phòng mà các trang lại đưa ra loại giá khác nhau.  Trên trang web A… loại phòng 2 giường, dành cho 2 người được niêm yết với mức giá gốc 2.333 triệu đồng/đêm, nhưng nếu mua qua trang này chỉ còn 1,333 triệu đồng. Trang B… niêm yết giá phòng 2,5 triệu khuyến mại là 900 nghìn đồng /đêm. Trong khi đó, trên trang H, mức giá lên tới 2. 9 triệu khuyến mại 1,5 triệu/ đêm.

Sự chênh lệch về giá quá lớn khi cùng một loại phòng, một khách sạn khiến chị Hương chẳng biết đâu mà lần. Sau hồi suy tính, chị đặt phòng trên trang B với giá 900 nghìn đồng. Mặc dù được nhân viên khách sạn hứa hẹn dịch vụ như cam kết nhưng chị Hương không khỏi nơm nớp lo ngại?

Sự lo ngại của chị Hương không phải không có cơ sở. Một số khách du lịch phàn nàn trên mạng xã hội về tình trạng đặt phòng qua các trang web trực tuyến thường bị xếp các loại phòng kém chất lượng, không có cửa sổ... chính vì thế, mức giá đặt phòng tưởng rẻ hóa ra không rẻ chút nào.

Nếu có thắc mắc thì sẽ nhận được câu trả lời: “Tiền ít mà thích hít thơm”.  Bên cạnh đó, khách hàng còn phải thanh toán trước và sẽ bị tính phí khi hủy phòng. Các khiếu nại về giá phòng, kết thúc chuyến đi sớm hơn so với dự định cũng sẽ giải quyết rất lâu.

Cần thận trọng khi đặt phòng

Theo ông Đoàn Nguyên-  nghiên cứu du lịch thì dù quảng cáo ưu đãi về giá nhưng khách đặt phòng qua website booking thường không được ưu ái so với khách đặt phòng trực tiếp và không được đàm phán để lấy phòng tốt.

  Cũng theo ông Nguyên, nếu không đi theo tour, du khách nên đặt phòng khách sạn trước từ 30-60 ngày để chọn được phòng nghỉ giá rẻ và chất lượng tốt. Tuy nhiên, người đặt cần tìm hiểu kỹ về thông tin giá trên web trực tuyến với giá của khách sạn có khác biệt nhiều không và kèm theo những điều khoản gì khi đặt phòng trực tuyến.

 Ông Nguyên cũng lưu ý thêm hình ảnh trên các web thường là chỉ mang tính minh họa, thực tế bên ngoài nhiều khi khác hoàn toàn nên du khách hoàn toàn tỉnh táo, thương lượng cụ thể với khách sạn khi đặt phòng. Có một mẹo nhỏ là các bạn nên đọc những bình luận, cảm nhận của người đi trước đã từng đến nơi đó để có thể đánh giá một cách khách quan nhất về khách sạn chuẩn bị thuê.

Đặc biệt là khi đi du lịch không vào kì nghỉ lễ thì việc mặc cả giá phòng rất dễ dàng. Du khách hãy mạnh dạn đưa ra số tiền hợp lí và xứng đáng so với chất lượng khách sạn mình muốn thuê.

Còn nếu muốn lựa chọn dịch vụ ngủ bản làng “home stay”- để trải nghiệm và khám phá không gian văn hoá đặc sắc của các dân tộc thiểu số sinh sống, du khách cần trực tiếp xuống dưới bản hoặc tìm hiểu kỹ, hỏi kinh nghiệm của du khách đã từng đi về phong tục dân bản địa. Điều này, du khách có những trải nghiệm tuyệt vời và tránh những điều không vui xảy ra giữa du khách và chủ nhà.

Đọc thêm

Những “bóng hồng” tài năng trong phim “Lật mặt 7”

Những “bóng hồng” tài năng trong phim “Lật mặt 7”
(PLVN) - “Lật mặt 7: Một điều ước” của Lý Hải dù chưa ra rạp song đã nhận sự quan tâm khi quy tụ dàn diễn viên bậc nhất trong cả series, lên đến 50 người. Trong phần phim mới, có nhiều “bóng hồng” xinh đẹp, tài năng cùng góp mặt.

Nam tài tử đời đầu của màn ảnh Việt

Ông ghi dấu bằng vẻ ngoài đẹp trai, tài năng diễn xuất. (Nguồn: Cô Hai Kim Cương)
(PLVN) - Trước những năm 1975, La Thoại Tân cùng với Trần Quang, Lê Quỳnh, Hùng Cường, được mệnh danh là những nam diễn viên điện ảnh tài năng, phong độ nhất của mảnh đất Sài Gòn phồn hoa. Mười sáu năm sau khi La Thoại Tân mất (13/3/2008), người hâm mộ vẫn chưa bao giờ quên chàng nghệ sĩ lịch lãm, với những vai diễn để đời.

Gieo mầm chân - thiện - mỹ đến học đường thông qua nghệ thuật sân khấu

Sinh viên hào hứng với chương trình Sân khấu học đường. (Nguồn: NVH Sinh viên TP Hồ Chí Minh)
(PLVN) - Nhiều năm qua, không ít nhóm nghệ sĩ tâm huyết đã cố gắng đưa các vở diễn có giá trị nhân văn đến học đường biểu diễn cho các em học sinh. Những nỗ lực này nhằm giúp lan tỏa tinh thần yêu sân khấu đến với thế hệ trẻ, gìn giữ một bộ môn nghệ thuật di sản, đồng thời gieo mầm chân - thiện - mỹ đến học đường thông qua nghệ thuật sân khấu.

Vân Dung - bà mẹ dị trong "Người một nhà"

Vân Dung - bà mẹ dị trong "Người một nhà" (ảnh trong phim).
(PLVN) - Trong “Người một nhà”, nghệ sĩ Vân Dung vào vai người mẹ vừa lạ vừa dị. Người mẹ này đã bỏ hai anh em Tuệ để chạy theo cuộc sống riêng và đó cũng là một phần lý do tạo nên tính cách, hoàn cảnh và những xung đột trong cuộc sống của họ.