'Đừng để về hưu, tự đi làm giấy tờ mới thấy dân khổ thế nào'

Ông Nguyễn Thành Phong (bìa trái) trong cuộc họp triển khai các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội TP Quý IV 2019
Ông Nguyễn Thành Phong (bìa trái) trong cuộc họp triển khai các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội TP Quý IV 2019
(PLVN) - Sáng 22/10, Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thành Phong chủ trì cuộc họp triển khai các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội TP Quý IV năm 2019.

Không nương tay với vi phạm xây dựng

Tại cuộc họp, ông Phong đã đề nghị các đơn vị liên quan báo cáo về tình hình thực hiện Chỉ thị 23/2019 của Ban Thường vụ Thành ủy (về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về trật tự xây dựng) và các quyết định của UBND TP về việc triển khai chỉ thị này. 

Ông Lê Hòa Bình, Giám đốc Sở Xây dựng, cho biết, sau khi toàn TP tập trung triển khai Chỉ thị 23 và kế hoạch của UBND TP thì vi phạm xây dựng trên địa bàn đã được kéo giảm nhưng vẫn còn một số vụ việc phức tạp. Sắp tới, Sở Xây dựng sẽ tập trung một số giải pháp, như ký kết kế hoạch liên tịch với các địa phương và đưa các Đội Thanh tra xây dựng địa bàn về các địa phương.  

Ông Trần Văn Bảy, Chủ tịch UBND quận 9 cho biết, việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất sang đất ở đang gặp vướng mắc. Vì vậy, người dân trên địa bàn rất bức xúc, dẫn đến vi phạm xây dựng. Nếu vướng mắc này không được tháo gỡ, tình trạng xây dựng không phép vẫn tiếp tục diễn ra.

Ông Phong cho biết, quan điểm của TP là xử lý nghiêm nếu phát hiện các sai phạm. “Thành ủy đã có chỉ đạo, chúng ta đã có cuộc họp triển khai nhưng sai phạm vẫn diễn ra”, ông Phong không hài lòng và yêu cầu cần phải xử lý nghiêm khắc để đảm bảo kỷ cương, kỷ luật.

Ông Phong cũng thông tin thêm việc xử lý 111 căn biệt thự ở quận 7 xây dựng không phép, UBND TP đã thành lập đoàn kiểm tra, báo cáo kết quả, rất nhiều vấn đề cần xem xét nghiêm túc. TP đang giao các đơn vị liên quan phối hợp xử lý. 

Liên quan đến vụ xây dựng không phép ở quận Thủ Đức, thông tin phản ánh ban đầu cho biết, gia đình ông Lê Hữu Thành, Phó Chủ tịch HĐND quận Thủ Đức cùng người thân xây dựng không phép 7 công trình gồm nhà xe, xưởng gỗ, xưởng cơ khí… hơn 1.800m2 nhưng không bị xử lý, ông Phong nói: “Quan điểm của tôi là không nhân nhượng, xử lý nghiêm khắc, có kỷ cương. Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân và Phó Chủ tịch UBND TP Võ Văn Hoan sẽ xuống làm việc trực tiếp với UBND quận Thủ Đức và kiểm tra thực tế tại địa phương và chỉ đạo xử lý”.

“Để xảy ra tình trạng xây dựng không phép như vừa rồi, trách nhiệm của Phó Chủ tịch phụ trách đô thị, Chủ tịch UBND cấp huyện như thế nào? Phải thẳng thắn với nhau, bao nhiêu trách nhiệm dồn hết cho cấp dưới là chưa rõ ràng, minh bạch”, ông Phong nhấn mạnh.

Nhiều vấn đề còn trì trệ

Ngoài ra, theo ông Phong, có tình trạng cơ quan chức năng quá thận trọng, quá sợ trong quản lý trật tự xây dựng dẫn tới một số trì trệ. Dẫn chứng một ví dụ, ông Phong cho biết, chỉ kết luận cuộc họp chưa đầy một trang A4, nhưng mất từ 7 - 10 ngày, Văn phòng UBND TP HCM mới trình Chủ tịch UBND TP duyệt. Lý do sự chậm trễ được giải thích là “theo quy trình”.

“Quy trình gì ở đây? Riêng chuyện nhỏ này mà mất gần 10 ngày. Sở nói trình rồi nhưng tới Văn phòng UBND TP thì chưa thấy trả lời. Nên cải cách hành chính, trước hết cần củng cố ngay từ Văn phòng UBND TP”, ông Phong yêu cầu.

Ông Phong cũng yêu cầu cơ quan chức năng rà soát lại công việc, bám sát kế hoạch theo chủ đề của năm (đột phá cải cách hành chính và thực hiện Nghị quyết 54). Ông cảnh báo lãnh đạo các sở ngành, quận huyện phải xem lại, chấn chỉnh kịp thời chất lượng phục vụ các giao dịch thông thường giữa người dân với chính quyền, “đừng để cảnh mai mốt về hưu, tự đi làm giấy tờ mới thấy dân khổ thế nào”.

Tại cuộc họp, ông Phong thông tin, nhiệm vụ chỉ tiêu phát triển kinh tế năm 2019 của TP là tốc độ tăng GRDP đạt 8,3% - 8,5%; trong khi đó 9 tháng đầu năm chỉ đạt 7,8%. Như vậy, 3 tháng còn lại phải nỗ lực phấn đấu tốc độ tăng trưởng hơn 9% thì mới đạt nhiệm vụ đặt ra. Đối với chỉ tiêu thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt tốt so với cùng kỳ, nhưng chỉ tiêu thu nội địa cần có nhiều giải pháp mạnh mẽ trong thời gian tới. 

Bên cạnh đó, hiện trong thực hiện một số dự án đầu tư công có những vướng mắc do chưa có sự thống nhất đồng bộ trong các luật. Vì vậy, cần rà soát các dự án vướng mắc báo cáo UBND TP để xem xét tháo gỡ.

Theo UBND TP, từ nay đến cuối năm, TP tiếp tục thực hiện chủ đề năm 2019 để đẩy mạnh tiến độ thực hiện 7 chương trình đột phá, 19 nhiệm vụ mà Ban Thường vụ Thành ủy đang giám sát và 10 đề án trọng tâm trong năm 2019. Đồng thời, tập trung thực hiện nghiêm kết luận của Thanh tra Chính phủ về dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm, Khu Công nghệ cao, Thảo Cầm Viên mới...

Đọc thêm

Cả nước chính thức còn 34 tỉnh, thành phố

Quang cảnh phiên họp.
(PLVN) - Sáng nay, 12/6, với 461/465 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 96,44% tổng số đại biểu Quốc hội), Quốc hội chính thức thông qua Nghị quyết Về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh năm 2025. Nghị quyết có hiệu lực thi hành từ ngày được thông qua. Như vậy, từ hôm nay, cả nước có 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh, gồm 28 tỉnh và 6 thành phố (TP).

Sửa đổi, bổ sung 11 luật về lĩnh vực quân sự, quốc phòng: Thể chế hóa kịp thời, đầy đủ chủ trương liên quan đến sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp

Toàn cảnh phiên họp. (Ảnh: quochoi.vn)
(PLVN) - Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ chín, Quốc hội khóa XV ngày 11/6 dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc phòng; Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân; Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng; Luật Nghĩa vụ quân sự; Luật Biên phòng Việt Nam; Luật Phòng không nhân dân; Luật Lực lượng dự bị động viên; Luật Phòng thủ dân sự; Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự; Luật Dân quân tự vệ; Luật Giáo dục quốc phòng và an ninh.

Hội nghị UNOC 3: Thủ tướng Phạm Minh Chính đề xuất 6 định hướng trọng tâm

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại Hội nghị. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Tại phiên toàn thể của Hội nghị cấp cao về đại dương của Liên hợp quốc (LHQ) lần thứ 3 (UNOC 3), được tổ chức tại TP Nice, Pháp, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có bài phát biểu quan trọng đại diện cho 10 quốc gia ASEAN, đồng thời chia sẻ quan điểm của Việt Nam về bảo tồn và sử dụng bền vững biển, đại dương và tài nguyên biển.

Đảm bảo mỗi quyết sách khi được ban hành thực sự đi vào cuộc sống

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu bế mạc phiên họp.
(PLVN) - Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết, nhiều vấn đề lớn đã được làm rõ; những nội dung còn ý kiến khác nhau cũng đã được định hướng xử lý cụ thể. Đây là cơ sở rất quan trọng để các cơ quan tiếp tục hoàn thiện hồ sơ, nâng cao chất lượng trình Quốc hội, đảm bảo mỗi quyết sách khi được ban hành thực sự đi vào cuộc sống, thiết thực với người dân, phục vụ cho sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước.

Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hòa Bình

Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hòa Bình
(PLVN) - Sáng 10/6, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy các tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc và Hòa Bình. Buổi làm việc tập trung đánh giá tình hình và kết quả triển khai thực hiện các Nghị quyết, Kết luận của Trung ương; rà soát việc sắp xếp, tổ chức lại bộ máy chính quyền địa phương, bao gồm cả công tác hợp nhất, sáp nhập; công tác giữ vững ổn định toàn diện tại địa phương...

Tổng Bí thư Tô Lâm: Tổ chức lại không gian phát triển cho tỉnh Lâm Đồng mới để tối ưu hoá nguồn lực

Tổng Bí thư Tô Lâm: Tổ chức lại không gian phát triển cho tỉnh Lâm Đồng mới để tối ưu hoá nguồn lực
(PLVN) - Tổng Bí thư Tô Lâm nêu rõ, sau khi hợp nhất 3 tỉnh Lâm Đồng, Đắk Nông, Bình Thuận sẽ hình thành nên tỉnh Lâm Đồng mới với diện tích lớn nhất cả nước, hội tụ đầy đủ tiềm năng lợi thế mà ít nơi có được. Do đó, Tổng Bí thư yêu cầu cần tổ chức lại không gian phát triển tỉnh Lâm Đồng mới theo hướng mở rộng, gắn kết, bền vững, phát huy lợi thế theo quy mô, tối ưu hoá nguồn lực.

Không cấm nhà giáo dạy thêm

Quang cảnh phiên họp sáng 9/6 cho ý kiến về dự thảo Luật Nhà giáo. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Dự thảo Luật Nhà giáo không cấm dạy thêm, học thêm, chỉ quy định nhà giáo không được ép buộc người học tham gia học thêm dưới mọi hình thức nhằm hạn chế, khắc phục tình trạng học thêm, dạy thêm tràn lan.

Hoàn thiện các Nghị định phân cấp, phân quyền trước ngày 10/6

Kịp thời giải quyết thủ tục hành chính cho người dân, doanh nghiệp. (Ảnh minh họa: VGP)
(PLVN) - Thủ tướng yêu cầu Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ khẩn trương hoàn thiện các dự thảo Nghị định phân cấp, phân quyền, phân định thẩm quyền theo các ngành, lĩnh vực phân công quản lý của Bộ, ngành mình trình Chính phủ ban hành; hoàn thành trước ngày 10/6/2025.