Đừng để rừng già trở thành điều “từng là”...

Hoa hậu H’Hen Niê đã góp 1.000 cây cho rừng Bến En trích từ cát xê lần đi hát đầu tiên. (Ảnh: Gaia).
Hoa hậu H’Hen Niê đã góp 1.000 cây cho rừng Bến En trích từ cát xê lần đi hát đầu tiên. (Ảnh: Gaia).
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Xin trích lời bài hát “Nhạc của rừng” của ca sĩ Đen Vâu đã và đang đứng top thịnh hành nhiều bảng xếp hạng âm nhạc và nhận được sự ủng hộ nhiệt tình từ khán giả làm tiêu đề cho bài viết này. Tháng 3/2024, Việt Nam đã nhận được khoản chi trả 51,5 triệu USD cho các kết quả giảm phát thải đã được xác minh do hạn chế mất rừng và suy thoái rừng. Việt Nam là quốc gia đầu tiên ở khu vực Đông Á - Thái Bình Dương nhận được khoản thanh toán này.

Điều đó cho thấy việc phục hồi và bảo vệ rừng là một trong những hướng đi giúp chúng ta đạt được phát triển bền vững, tăng trưởng kinh tế song hành với bảo vệ môi trường.

Xem xét trách nhiệm nếu để diện tích rừng tự nhiên giảm

Là khẳng định của Bộ Nông nghiệp Phát triển nông thôn (NN&PTNT) cùng với việc công bố hiện trạng rừng toàn quốc 2023 vào cuối tháng 3/2024 vừa qua. Theo đó, trên toàn quốc diện tích rừng (gồm diện tích rừng chưa đủ tiêu chí tính tỷ lệ che phủ) đạt 14.860.309ha, trong đó rừng tự nhiên 10.129.751ha; rừng trồng 4.730.557ha. Diện tích rừng đủ tiêu chí tính tỷ lệ che phủ đạt 13.927.122ha; trong đó, rừng tự nhiên 10.129.751ha, rừng trồng 3.797.371ha. Tỷ lệ che phủ rừng toàn quốc đạt 42,02%. Trong số các vùng sinh thái, vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung có diện tích rừng lớn nhất với 5.621.185ha, tỷ lệ che phủ rừng cũng lớn nhất, 54,23%. Tiếp theo là vùng Trung du và miền núi phía Bắc với 5.439.645ha, tỷ lệ che phủ rừng đạt 54,04%. Khu vực Tây Nguyên có 2.585.700ha rừng, tỷ lệ che phủ rừng đạt 46,34%.

Khu vực có diện tích rừng ít nhất là Đồng bằng sông Cửu Long với 244.643ha, tỷ lệ độ che phủ rừng 5,40%. Vùng Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ có diện tích rừng tương ứng là: 489.406ha và 479.730ha; tỷ lệ độ che phủ rừng lần lượt là: 21,26% và 19,6%. Trong số các tỉnh có rừng trên toàn quốc, Nghệ An là tỉnh có diện tích rừng lớn nhất với 1.018.788ha; tiếp theo là Quảng Nam với 681.156ha, xếp thứ 3 là Sơn La với 676.890ha. Ngoài ra, một số tỉnh có diện tích rừng lớn như Thanh Hóa, Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk và Lạng Sơn. Cũng theo công bố hiện trạng rừng của Bộ NN&PTNT, tỉnh có tỷ lệ độ che phủ rừng cao nhất là Bắc Kạn với 73,38%; tiếp theo là Quảng Bình với 68,70%; Tuyên Quang 65,18%....

Trước đó, hiện trạng rừng toàn quốc năm 2022 được công bố bao gồm rừng trồng chưa khép tán là 14.790.075ha; trong đó rừng tự nhiên có 10.134.082ha, rừng trồng có 4.655.993ha. Tỷ lệ che phủ rừng toàn quốc là 42,02%. Cũng theo Bộ NN&PTNT, các cơ quan, đơn vị, chủ rừng cần nghiêm túc thực hiện công tác theo dõi, cập nhật và báo cáo diễn biến rừng hàng năm theo quy định. Đối với các địa phương có diện tích rừng tự nhiên giảm trong năm 2023, tổ chức rà soát, kiểm tra làm rõ nguyên nhân và thực hiện các giải pháp phục hồi diện tích rừng bị giảm; xem xét trách nhiệm (nếu có) của các tổ chức, cá nhân liên quan theo quy định.

Tăng trưởng kinh tế song hành với bảo vệ môi trường

Hàng năm, vào tháng 3 có Ngày Quốc tế về rừng 21/03 được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua để tôn vinh và nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của tất cả các loại rừng. Các quốc gia được khuyến khích để tổ chức các hoạt động liên quan đến rừng và cây xanh, ví dụ như các chiến dịch trồng cây.

Có nhiều lý do để chủ đề của Ngày Quốc tế rừng năm nay được lựa chọn là “Rừng và Đổi mới: Giải pháp mới cho một thế giới tốt đẹp hơn”. Theo báo cáo của Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu, đã có tổng cộng 13,7 tỷ tấn phát thải carbon dioxide (CO2) đã được được rừng hấp thụ. Tại Việt Nam, việc triển khai các chương trình trồng rừng ở Việt Nam không chỉ giúp phát triển các tài nguyên du lịch rừng bền vững mà còn góp phần ứng phó với biến đổi khí hậu, hiện thực hóa cam kết của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị COP26 về đạt phát thải ròng vào năm 2050.

Tháng 3/2024, Việt Nam đã nhận được khoản chi trả 51,5 triệu USD cho các kết quả giảm phát thải đã được xác minh do hạn chế được mất rừng và suy thoái rừng (REDD+) và tăng cường lưu trữ các-bon thông qua trồng và tái tạo rừng. Khoản chi trả này đã được chuyển cho Việt Nam do giảm được 10,3 triệu tấn phát thải các-bon cho giai đoạn từ ngày 1/2/2018 đến ngày 31/12/2019. Khoản tiền này sẽ mang lại lợi ích cho 70.555 chủ rừng và 1.356 cộng đồng sống gần rừng, được chia theo kế hoạch chia sẻ lợi ích rộng rãi được xây dựng qua quá trình tham vấn minh bạch với nhiều bên tham gia.

Việt Nam là quốc gia đầu tiên ở khu vực Đông Á - Thái Bình Dương nhận được khoản thanh toán dựa trên kết quả giảm phát thải từ Quỹ Đối tác các-bon Lâm nghiệp (FCPF) của Ngân hàng Thế giới. Đây cơ hội mở đường để Việt Nam tham gia thị trường các-bon toàn cầu. Điều đó cho thấy việc phục hồi và bảo vệ rừng là một trong những hướng đi giúp chúng ta đạt được phát triển bền vững, tăng trưởng kinh tế song hành với bảo vệ môi trường.

Truyền cảm hứng bảo vệ rừng đến cộng đồng

Hoa hậu Liên lục địa 2022 Lê Nguyễn Bảo Ngọc cũng đã cùng với Gaia tham gia trồng rừng tại Khu Bảo tồn Thiên nhiên Xuân Liên, Thanh Hóa. (Ảnh: Gaia).

Hoa hậu Liên lục địa 2022 Lê Nguyễn Bảo Ngọc cũng đã cùng với Gaia tham gia trồng rừng tại Khu Bảo tồn Thiên nhiên Xuân Liên, Thanh Hóa. (Ảnh: Gaia).

“Khi cây biến mất chính là ngày mà loài người cũng biến mất theo” (lời bài hát “Nhạc của rừng”, Đen Vâu), bởi vậy, bảo vệ môi trường nói chung và thông qua những việc làm cụ thể nói riêng là điều mà không chỉ một mà rất nhiều người dân cùng chung tay mới có thể thực hiện được, trong đó có cả những người nổi tiếng.

Nhân dịp Ngày Quốc tế về rừng vừa qua, Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam H’Hen Niê đã cùng Trung tâm Bảo tồn Thiên nhiên Gaia triển khai các hoạt động trồng rừng Bến En và Xuân Liên nhằm góp phần ứng phó với biến đổi khí hậu và truyền cảm hứng bảo vệ thiên nhiên đến cộng đồng. Đặc biệt, ở lần tham gia trồng rừng này, H’Hen Niê đã góp 1.000 cây cho rừng Bến En trích từ cát xê lần đi hát đầu tiên. Năm nay là năm thứ ba liên tiếp, Hoa hậu H’Hen Niê Gaia trồng rừng.

“Thành công của Hen ngày hôm nay chính là đến từ sự ghi nhận và yêu mến của cộng đồng. Do đó, Hen luôn muốn chia sẻ những may mắn mình có được đến mọi người, từ lợi nhuận có từ sáng tạo nội dung trên mạng xã hội đến tiền cát xê đi hát lần đầu tiên. Hen tin rằng trong tương lai những cánh rừng Hen trồng cùng Gaia và các bạn trồng rồi sẽ phát triển thành những khu rừng thật nhiều cây cổ thụ to lớn. Nơi đây sẽ âm thầm tạo ra những giá trị tích cực cho đời như cung cấp oxy, nước sạch, tạo nên một hệ sinh thái trong lành và bình an!” - Hoa hậu H’Hen Niê chia sẻ.

Ngày 2/4/2024, Hoa hậu Liên lục địa 2022 Lê Nguyễn Bảo Ngọc cũng đã cùng với Gaia tham gia trồng rừng tại Khu Bảo tồn Thiên nhiên Xuân Liên, Thanh Hóa. Theo bà Đỗ Thị Thanh Huyền - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Thiên nhiên Gaia hiện nay, Gaia đang đẩy mạnh kết nối các nguồn lực xã hội trồng và phục hồi rừng trên cả nước. Đồng thời hưởng ứng Đề án Trồng 1 tỷ cây xanh, hướng đến mục tiêu đạt phát thải ròng vào năm 2050 của Thủ tướng, Chính phủ. Một trong các địa bàn trọng điểm Gaia triển khai trồng rừng là Khu Bảo tồn Thiên nhiên Xuân Liên, Vườn Quốc gia Bến En tỉnh Thanh Hóa, Khu Bảo tồn Thiên nhiên Phong Điền (Thừa Thiên Huế). Đây là 2 trong 6 tỉnh trọng yếu trong thỏa thuận chi trả phát thải nhà kính vùng Bắc Trung Bộ, được ký giữa Bộ NN&PTNT và Ngân hàng Thế giới (World Bank).

Không chỉ trồng rừng, Gaia còn triển khai nhiều hoạt động truyền thông, các hành trình trải nghiệm thiên nhiên giúp nâng cao nhận thức về trồng và bảo vệ rừng. Cụ thể, vào mùa trồng rừng năm nay, hàng chục tình nguyện viên từ khắp nơi trên cả nước cùng tề tụ về Khu Bảo tồn Thiên nhiên Xuân Liên góp sức gieo mầm xanh hy vọng.

Qua hành trình 2 ngày 1 đêm, Hoa hậu Bảo Ngọc được trải nghiệm hoạt động trồng rừng ở nhiều khu vực khác nhau, gặp gỡ trao đổi với người dân địa phương và các cán bộ kiểm lâm để hiểu thêm về chương trình trồng rừng và văn hóa bản địa. Hoa hậu Bảo Ngọc cho biết: “Tham gia chuyến đi Ngọc được biết Khu Bảo tồn Thiên nhiên Xuân Liên chính là rừng đầu nguồn sông Chu nên việc trồng rừng sẽ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng để bảo vệ an ninh nguồn nước, giúp giảm thiệt hại thiên tai như chống xói mòn, sạt lở, lũ lụt cho hàng triệu người dân tỉnh Thanh Hóa và các vùng lân cận. Đồng thời, khu rừng được phục hồi sẽ là nơi ở cho muôn loài hoang dã, góp phần bảo vệ đa dạng sinh học và ứng phó với biến đổi khí hậu. Ở Xuân Liên, hiện vẫn còn hàng trăm héc ta rừng nghèo được phục hồi, Ngọc mong rằng sẽ ngày càng có nhiều doanh nghiệp và cá nhân chung tay cùng Gaia và Ngọc trồng và phục hồi những mảnh rừng nghèo kiệt nơi đây”.

Các khu rừng sau khi trồng xong sẽ được đội ngũ Gaia cùng với cán bộ Khu Bảo tồn và người dân địa phương chăm sóc và giám sát trong vòng 4 năm để bảo đảm tỷ lệ sống đạt 70 - 80%. Báo cáo giám sát với các hình ảnh và số liệu cụ thể sẽ được gửi đến các nhà tài trợ và công khai trên các nền tảng truyền thông của Gaia. Trong tương lai gần, Gaia sẽ tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động trồng và phục hồi rừng đầu nguồn trên khắp Việt Nam như: Khu Bảo tồn Thiên nhiên Xuân Liên, Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau, Khu Bảo tồn Thiên nhiên và Văn hoá Đồng Nai... đóng góp trực tiếp cho việc phục hồi tài nguyên thiên nhiên, cải thiện chức năng sinh thái rừng ứng phó với biến đổi khí hậu, hướng tới mức phát thải ròng bằng 0 và bảo tồn các loài hoang dã quý hiếm.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Nỗ lực hơn nữa để tiếp nhận động vật hoang dã bị tịch thu từ buôn bán trái phép

Giải chạy thu hút hơn 300 vận động viên đến từ 26 quốc gia. (Ảnh: ENV)
(PLVN) - Ông Lương Xuân Hồng - Giám đốc Trung tâm Cứu hộ động vật hoang dã (ĐVHD) Hà Nội đã khẳng định điều này tại Giải “Chạy để cứu hộ ĐVHD” tại Việt Nam trong khuôn khổ Giải chạy “Song Hong Half Marathon” lần thứ 15 vừa được Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV) phối hợp với Sporting Republic tổ chức.

Gấp rút hoàn thiện khung pháp lý về tín chỉ carbon

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Giai đoạn 2021 - 2025, Việt Nam đặt mục tiêu tạo ra 25 triệu tín chỉ carbon; là nhiệm vụ được lãnh đạo Chính phủ giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng các Bộ, ngành triển khai thực hiện sau Hội nghị COP21 (năm 2015).

Thu lợi nhuận hàng trăm triệu đồng nhờ sáng kiến quản lý chất thải nhựa y tế

Sáng kiến quản lý chất thải nhựa y tế tại Bệnh viện Việt Nam - Thuỵ Điển Uông Bí (Quảng Ninh). Ảnh: Ngọc Nga
(PLVN) - Sáng kiến quản lý chất thải nhựa y tế đã giúp Bệnh viện Việt Nam - Thuỵ Điển Uông Bí (tỉnh Quảng Ninh) thu về hàng trăm triệu đồng. Đây là đơn vị đầu tiên trong cả nước có giải pháp tái chế chất thải nhựa lây nhiễm bằng phương pháp hấp tiệt khuẩn hơi nước, mang lại hiệu quả về kỹ thuật, kinh tế, xã hội.

Ngày mai miền Bắc đón không khí lạnh

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, khoảng ngày 6/12 bộ phận không khí lạnh sẽ ảnh hưởng đến các tỉnh Đông Bắc Bộ, sau đó sẽ tác động đến các khu vực khác.

Thả về biển cá thể đồi mồi dứa quý hiếm

Tình nguyện viên tiến hành cứu hộ cá thể rùa xanh.
(PLVN) - Ngày 5/12, thông tin từ Đội tình nguyện viên bảo tồn rùa biển xã Vĩnh Thái (huyện Vĩnh Linh, Quảng Trị) cho biết, đã tổ chức thả cá thể đồi mồi dứa về với môi trường tự nhiên.

Tạo động lực thúc đẩy giao thông phát thải thấp

Xe máy xăng cũ là nguồn phát thải lớn gây ô nhiễm không khí. (Ảnh: DĐDN)
(PLVN) - Giao thông phát thải thấp đang trở thành ưu tiên trong chiến lược tăng trưởng xanh của Việt Nam, với mục tiêu 100% phương tiện sử dụng năng lượng xanh vào năm 2050. Theo đó, tín chỉ carbon đang trở thành một trong những giải pháp cốt lõi nhằm tạo động lực đổi mới, đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch, hướng tới một hệ thống giao thông bền vững và hiện đại.

Bảo tồn và phục hồi hệ sinh thái rạn san hô

Hoạt động thả phao khoanh vùng bảo vệ rạn san hô tại Vườn Quốc gia Cát Bà. (Ảnh: P.V)
(PLVN) - Vùng biển Việt Nam đang tập trung khoảng 340 loài san hô trong tổng số 800 loài của thế giới, phân bố rộng rãi từ Bắc tới Nam. Tuy nhiên, các rạn san hô này đang phải đối mặt với những thách thức nghiêm trọng do biến đổi khí hậu, thậm chí sẽ biến mất nếu không có giải pháp bảo tồn kịp thời và hiệu quả.