Đừng để em phải lớn lên một mình

Đại sứ thiện chí diễn viên Thúy Diễm đồng hành cùng  Lọ đựng tình thương lần 5 năm 2020.
Đại sứ thiện chí diễn viên Thúy Diễm đồng hành cùng Lọ đựng tình thương lần 5 năm 2020.
(PLVN) - Thời là trẻ con, ai cũng có một đoạn ký ức về những hôm phải ở nhà một mình hay những buổi sớm mai mở mắt ra thấy xung quanh mình không có ai, cả căn nhà vắng lặng. Cảm giác thật cô đơn và đáng sợ! Với nhiều đứa trẻ đó chỉ là những kỷ niệm ngắn ngủi, nhưng với không ít những trẻ khác, đó thực sự là số phận buồn bã khi em mồ côi, lìa xa gia đình, cha mẹ, tự lớn lên một mình...

“Cô có quay lại đây nữa không?”

Câu hỏi này nếu nghe trong hoàn cảnh bình thường thì nhẹ tênh, nhưng nghe từ miệng đứa trẻ đang sống trong trung tâm bảo trợ xã hội hay cơ sở tình thương đang nuôi dưỡng trẻ mồ côi nào đó thì mới đắng lòng làm sao. Bởi ẩn chứa sau đó là nỗi khát khao về sự nâng đỡ tinh thần mang hơi ấm gia đình. 

Lê Hoàng Mai là một cô gái trẻ thích tham gia các hoạt động thiện nguyện. Mai tình cờ biết đến “Lọ đựng tình thương” qua bạn bè. Trước đó, Mai đã có hai lần tham gia chuyến đi thiện nguyện đến trung tâm bảo trợ xã hội và cơ sở tình thương. 

Theo lời Mai kể lại thì lần thứ nhất là một buổi đến thăm và tặng quà cho một trung tâm bảo trợ xã hội. Đại diện nhóm phát biểu mở màn; lũ trẻ con được xếp hàng ngay ngắn rồi lần lượt nhận các gói quà nhỏ; các mẹ ở trung tâm lên nhận các thùng quần áo, chăn màn; ban quản lý trung tâm phát biểu cảm ơn; đại diện nhóm phát biểu kết thúc; lũ trẻ con lại ngay ngắn xếp hàng ra khỏi hội trường, tỏa về các nhà. Ảnh chụp nhiều, lời phát biểu ý nghĩa, lời cảm ơn không thiếu... nhưng ko thấy được một nụ cười nào khuôn mặt những đứa trẻ đó. Cảm tưởng như mọi thứ cứ theo đúng trình tự, vận hành như cỗ máy, tự động lên dây cót khi đón các đoàn đến thăm.

Chuyến đi thứ hai không chỉ đi thăm và tặng quà mà là cả một ngày cùng tham gia chơi, nấu nướng, sinh hoạt với các em mồ côi ở một cơ sở tình thương. Nhiều nụ cười hơn, nhiều hoạt động hơn, có cả những tràng cười sảng khoái từ các em. Hết ngày, vô tình nghe được một em quay ra hỏi một bạn trong đoàn “Cô có quay lại đây nữa không?”. Nói chuyện với một mẹ/cô giáo ở cơ sở, thì được biết các đoàn đến nhiều lắm; có những cuối tuần theo lịch có đến 3, 4 đoàn đến; cũng có những đoàn, nhất là của sinh viên, ở lại tổ chức hoạt động nữa chứ không chỉ tặng quà. Nhưng đa phần đều chỉ đến một lần, ít thấy khi nào có đoàn quay lại, mà quà tặng các con cứ giống nhau là bánh kẹo, bim bim, 1-2 quyển vở, ít quần áo cũ nên cái thiếu thì vẫn thiếu mà cái không cần lắm thì lại thừa.

Thế nên với “Lọ đựng tình thương”, theo Mai, định hướng và tôn chỉ hoạt động của chương trình là điều bạn đã tìm kiếm lâu nay. Mọi sự hỗ trợ, mọi đóng góp tình nguyện, dù ít hay nhiều, dù dưới hình thức nào cũng đều vô cùng đáng quý. Nhưng có lẽ, với các bạn nhỏ sinh ra đã kém may mắn khi không được ở bên bố mẹ, không được chăm sóc nâng niu như lẽ thông thường, những món quà tinh thần cũng không kém phần quan trọng so với món quà vật chất, nếu không nói là hơn, nhất là khi các em còn nhỏ, còn chưa va chạm với xã hội ngoài kia, chưa có nhiều cơ hội để quan tâm, so sánh vật chất. 

“Biết đến “Lọ đựng tình thương” là sự tình cờ nho nhỏ nhưng rất ý nghĩa với mình. Là cơ hội để chia sẻ một chút may mắn trong cuộc sống đến những em nhỏ một cách thiết thực, để được đồng hành gắn bó lâu dài với các em và để tự đem đến cho bản thân mình thêm nhiều niềm vui cuộc sống” – cô gái trẻ Lê Hoàng Mai chia sẻ suy nghĩ.

Đối với trẻ em mồ côi, bị bỏ rơi và không may mất đi sự chăm sóc hỗ trợ của cha mẹ có thể được viết tiếp ước mơ, thực hiện những hoài bão trong sáng là điều vô cùng ý nghĩa.
 Đối với trẻ em mồ côi, bị bỏ rơi và không may mất đi sự chăm sóc hỗ trợ của cha mẹ có thể được viết tiếp ước mơ, thực hiện những hoài bão trong sáng là điều vô cùng ý nghĩa.

“Lọ đựng tình thương” – lọ đựng hơi ấm gia đình

Ở Việt Nam, tuy chưa có thống kê chính thức nhưng theo UNICEF Việt Nam thì  hiện nay có hơn 170.000 trẻ em không có sự chăm sóc của cha mẹ, nhiều em sống bần cùng hoặc bị bỏ rơi. Còn theo Bộ LĐ-TB&XH thì tổng số trẻ đã và đang được nuôi dưỡng tại các Làng SOS, lưu xá thanh niên là hơn 6000 trẻ. 

Ở đời có câu rằng: “Điều làm một đứa trẻ đau khổ nhất không phải là thiếu ăn, thiếu mặc, hay không được học hành, mà chính là thấy mình không thuộc về ai”. Bơ vơ, không cha mẹ, không gia đình, đó là cảm xúc khủng khiếp ám ảnh cả đời người, chứ không chỉ đơn thuần là mỗi sớm mai thức dậy thấy mình cô đơn trong căn nhà vắng lặng.

Có thể nói, bất kỳ ai, dù ở bất kỳ hoàn cảnh nào đều có ước mơ cho riêng mình. Dù ước mơ bình dị hay phi thường đều là niềm hy vọng, niềm tin và động lực để mỗi người hướng về ngày mai tươi sáng hơn. Đối với trẻ em mồ côi, bị bỏ rơi và không may mất đi sự chăm sóc hỗ trợ của cha mẹ có thể được viết tiếp ước mơ, thực hiện những hoài bão trong sáng là điều vô cùng ý nghĩa. Chính vì vậy, thực hiện sứ mệnh “không để trẻ em phải lớn lên một mình”, Làng trẻ em SOS Việt Nam phát động chiến dịch “Lọ đựng tình thương”. Tham gia chương trình và trở thành người đỡ đầu với mức đóng góp tối thiểu 300.000 đồng/tháng/nhà gia đình tương đương chỉ 10.000 đồng/ngày, người đỡ đầu đã có thể chung tay góp sức cùng Làng trẻ em SOS Việt Nam giúp hơn 3.000 trẻ em kém may mắn đang sống tại 17 Làng tiếp tục theo đuổi, thực hiện ước mơ và đạt được tương lai ổn định, tự lập.

Chương trình “Lọ đựng tình thương” đã trải qua 4 hành trình phát động và ngày 17/8/2020 vừa qua là lần phát động thứ 5  với thông điệp “Viết tiếp ước mơ”. Đại sứ thiện chí của “Lọ đựng tình thương” lần thứ 5 là diễn viên Thúy Diễm. Là một diễn viên nổi tiếng, đồng thời cũng là một người mẹ, Thúy Diễm kêu gọi sự đóng góp từ những nhà hảo tâm và cộng đồng để cùng nhau tiếp thêm sức mạnh giúp trẻ em kém may mắn tự tin theo đuổi ước mơ, hoài bão. 

“Việc thực hiện ước mơ không hề dễ dàng và Thúy Diễm nhận thấy nó còn khó khăn gấp bội với những bạn nhỏ kém may mắn nếu không có sự chung tay góp sức giúp đỡ từ nhà hảo tâm và cộng đồng” -  Thúy Diễm chia sẻ.

Quay lại với câu chuyện của Lê Hoàng Mai là một trong những người đã tham gia “Lọ đựng tình thương”. Câu chuyện, quan điểm của Mai về việc vì sao trẻ cần những người bạn, người đỡ đầu lâu dài chứ không chỉ là những đợt thăm viếng, tặng quà một vài lần rồi thôi, bởi ngoài vật chất, trẻ còn cần cả tình cảm từ cộng đồng bên ngoài cánh cổng Làng - nơi mà sau này trẻ sẽ rời xa để sống tự lập đã được Làng trẻ em SOS Việt Nam tri ân trên trang mạng xã hội chính thức để “thay lời muốn nói” của Làng trẻ em SOS và cũng là lý do vì sao Làng trẻ em SOS phát động chương trình “Lọ đựng tình thương”. 

Với mức hỗ trợ chỉ 300.000 đồng một tháng người đỡ đầu rất dễ dàng đóng góp và tạo nên sự bảo trợ ổn định, lâu dài cho các bé.
Với mức hỗ trợ chỉ 300.000 đồng một tháng người đỡ đầu rất dễ dàng đóng góp và tạo nên sự bảo trợ ổn định, lâu dài cho các bé. 

Trên 2.800 thanh niên đã tự tin bước vào đời từ Làng trẻ em SOS

Ở Làng trẻ em SOS, trẻ được chăm sóc và nuôi dưỡng theo mô hình "Gia đình thay thế". Không giống với bất cứ trung tâm nuôi dưỡng trẻ mồ côi nào khác, ở đây các con được lớn lên và phát triển một cách tự nhiên nhất trong một gia đình với mẹ cùng 7 - 8 anh chị em ở các độ tuổi khác nhau. Hàng tháng, người mẹ sẽ nhận được một khoản tiền từ quỹ chung của Làng trẻ em SOS Việt Nam và tự quyết định chi tiêu cho tất cả các nhu cầu sinh hoạt của các con. Khoản tiền này chính là sự đóng góp của người đỡ đầu và các nhà hảo tâm từ khắp mọi nơi. 

Tại Việt Nam, trong 33 năm qua, trên 2.800 thanh niên lớn lên từ các Làng trẻ em SOS đã tự lập, tự tin hòa nhập vào cộng đồng. Hiện tại, Làng trẻ em SOS Việt Nam vẫn đang nuôi dưỡng hơn 3.000 trẻ tại 17 Làng trẻ em SOS trên khắp cả nước. Bên cạnh đó, 1.713 trẻ mồ côi và có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn ở 1.640 gia đình đang được hỗ trợ trong chương trình “Tăng cường gia đình để ngăn chặn tình trạng bị bỏ rơi và thất học”. Các dự án hỗ trợ khác của Làng trẻ em SOS là 1 trường trung cấp nghề Hermann Gmeiner, 12 trường phổ thông Hermann Gmeiner, 16 trường mẫu giáo, 1 xưởng thực hành kỹ năng nghề, 20 lưu xá thanh niên và chương trình học bổng SOS.

Làm sao để tham gia đóng góp và trở thành người đỡ đầu?

Để trở thành người đỡ đầu của chương trình “Lọ đựng tình thương” lần thứ 5, có thể đăng ký trực tuyến qua website chương trình tại www.sosvietnam.org/lo-dung-tinh-thuong hoặc đăng ký trực tiếp qua số điện thoại hotline 0989.73 77 33 hoặc (028) 38 227 227. Chương trình sẽ bắt đầu từ ngày 17/08/2020 đến ngày 17/10/2020. Với mức hỗ trợ chỉ 300.000 đồng/tháng/nhà gia đình, người đỡ đầu rất dễ dàng đóng góp và tạo nên sự bảo trợ ổn định, lâu dài cho các bé.  Khi tham gia chương trình, người đỡ đầu sẽ được nhận thông tin về các thành viên trong gia đình mà mình giúp đỡ. Làng trẻ em SOS cũng sẽ gửi đến người đỡ đầu một "Lọ đựng tình thương" qua đường bưu điện như một món quà cảm ơn và là biểu tượng chứa đựng tinh thần nhân ái mà họ đang mang đến cho những trẻ em kém may mắn. 

Tin cùng chuyên mục

Toàn cảnh Hội nghị

Lai Châu đề xuất xây dựng cảng hàng không

(PLVN) -   Tại Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương và phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6 năm 2022 về tình hình kinh tế - xã hội tháng 6, 6 tháng năm 2022 và triển khai các Nghị quyết của kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV, Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu Trần Tiến Dũng đã đề xuất với Bộ Giao thông Vận tải sớm đề xuất đầu tư cảng hàng không Lai Châu trình Thủ tướng Chính phủ.

Đọc thêm

Hà Giang: Khởi sắc trong phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội

Hà Giang: Khởi sắc trong phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội
(PLVN) - Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận, ủng hộ, chia sẻ, tin tưởng của cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân và sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt, sâu sát, triển khai đồng bộ nhiều nhiệm vụ, giải pháp linh hoạt, hiệu quả của UBND tỉnh Hà Giang. Kinh tế – xã hội 6 tháng đầu năm 2022 đã có nhiều tín hiệu khởi sắc trên các lĩnh vực.

Lạng Giang (Bắc Giang): Điểm sáng trong “bức tranh” kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Giang

Hệ thống cơ sở hạ tầng huyện Lạng Giang được đầu tư đồng bộ
(PLVN) -  Bằng sự quyết tâm, quyết liệt, linh hoạt, sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ đạo cùng với sự chung sức, đồng lòng của cả hệ thống chính trị, 6 tháng đầu năm 2022, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Lạng Giang (tỉnh Bắc Giang) đã đoàn kết, đồng lòng thực hiện tốt “mục tiêu kép”; vừa triển khai quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch vừa phát triển kinh tế, nâng cao đời sống cho bà con nhân dân.

Tỉnh ủy Vĩnh Phúc ra mắt Phòng họp không giấy E-cabinet

Tỉnh ủy Vĩnh Phúc ra mắt Phòng họp không giấy E-cabinet
(PLVN) - Chuyển đổi số là một xu thế và yêu cầu tất yếu trong bối cảnh hiện nay, tác động ngày càng mạnh mẽ đến tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội, mở ra nhiều cơ hội, tạo điều kiện để các địa phương nắm bắt, bứt phá vươn lên.

Hoàn thành mô hình 3D Vườn Quốc gia Cúc Phương

Hoàn thành mô hình 3D Vườn Quốc gia Cúc Phương
(PLVN) - Ngày 5/7, tại Ninh Bình, Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) phối hợp cùng Vườn Quốc gia (VQG) Cúc Phương tổ chức Hội thảo Báo cáo kết quả tham vấn "Xây dựng mô hình 3D có sự tham gia của cộng đồng tại VQG Cúc Phương".

Khảo sát, thống nhất phương án hướng tuyến giao thông kết nối huyện Ba Bể sang huyện Na Hang

Quang cảnh buổi làm việc của Đoàn công tác tỉnh Bắc Kạn tại tỉnh Tuyên Quang
(PLVN) -  Ngày 3/7, đoàn công tác của tỉnh Tuyên Quang do ông Chẩu Văn Lâm, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh đã có buổi làm việc với đoàn công tác tỉnh Bắc Kạn để thống nhất phương án hướng tuyến giao thông kết nối huyện Na Hang (Tuyên Quang) sang huyện Ba Bể (Bắc Kạn).

Giám đốc Công an tỉnh Bạc Liêu khen thưởng cho cá nhân đạt thành tích trong Hội thao PCCC

Giám đốc Công an tỉnh Bạc Liêu khen thưởng cho cá nhân đạt thành tích trong Hội thao PCCC
(PLVN) -  Chiều ngày 4/7, Công an tỉnh Bạc Liêu tổ chức lễ công bố Quyết định khen thưởng đột xuất cho các cá nhân có thành tích xuất sắc trong Hội thi thể thao nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ toàn quốc lần thứ II, vòng loại năm 2022 tổ chức tại thành phố Cần Thơ. Đại tá Lê Thanh Hùng - Phó Giám đốc Công an tỉnh dự và chủ trì lễ trao thưởng.