Dùng cồn... súc miệng, người đàn ông hôn mê

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Dùng cồn để súc miệng, ngậm chữa đau răng, người đàn ông rơi vào hôn mê, tổn thương não nghiêm trọng do mua phải cồn sát trùng giả.

Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai mới tiếp nhận người đàn ông 55 tuổi (trú tại Hoàng Mai, Hà Nội) trong tình trạng hôn mê, suy hô hấp, nhiễm toan chuyển hóa nặng. Kết quả xét nghiệm, trong máu bệnh nhân chứa nồng độ cồn công nghiệp methanol cao 116,63 mg/dL và kết quả chụp MRI não xuất hiện tổn thương hoại tử nhân bèo và biến chứng chảy máu não. Điều đáng nói bệnh nhân không có tiền sử nghiện rượu, cơ thể khoẻ mạnh và thường có thói quen dùng cồn để súc miệng, ngậm chữa đau răng.

Người nhà bệnh nhân cho biết, khoảng 1 tuần trở lại đây, bệnh nhân bị viêm tuỷ răng, có mua cồn 70 độ ở hiệu thuốc gần nhà về súc miệng và ngậm. Bệnh nhân ngậm liên tục trong 1 giờ, ngày ngậm 3 - 4 lần.

Trước 3 ngày nhập viện, bệnh nhân ăn uống kém, xuất hiện đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, nôn, người mệt mỏi, sau đó xuất hiện thêm triệu chứng nhìn mờ. Bệnh nhân được đưa vào cấp cứu tại Trung tâm Thần kinh, Bệnh viện Bạch Mai.

Tại thời điểm nhập viện ban đầu, ngoài những triệu chứng kể trên, người bệnh tỉnh táo, các chỉ số sinh tồn, tim phổi bình thường, không rối loạn cảm giác. Hình ảnh MRI não xuất hiện ổ nhồi máu nhỏ nhân bèo trái. Xét nghiệm khí máu các chỉ số cho thấy sự bất thường. Tiếp đó, bệnh nhân giảm dần ý thức, đồng tử giãn, suy hô hấp, hôn mê phải đặt nội khí quản thở máy. Nghi ngờ ngộ độc methanol nên ngay trong ngày, bệnh nhân được chuyển tới Trung tâm Chống độc để đánh giá, xử trí, lọc máu.

Các bác sĩ Trung tâm Chống độc cho biết, bệnh nhân bị ngộ độc methanol. Kết quả xét nghiệm mẫu cồn bệnh nhân sử dụng, mặc dù nhãn mác ghi “Ethanol cồn 70 độ”, nhưng không hề có ethanol, mà cồn công nghiệp methanol chiếm đến 77,5%. Bệnh nhân dùng “cồn” để ngậm thời gian dài, miệng có vết thương hở (viêm tuỷ răng), “cồn” thẩm thấu qua niêm mạc và cũng không ngoại trừ quá trình ngậm bệnh nhân có nuốt phải. Đây là những nguyên nhân khiến bệnh nhân ngộ độc và dẫn đến tình trạng nguy kịch như hiện nay.

Theo TS. BS Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai, loại cồn sát khuẩn phổ biến là ethanol, còn methanol là cồn công nghiệp, hóa chất độc hại, khả năng sát trùng rất kém và không được dùng để sát trùng. Cồn công nghiệp methanol có thể dễ dàng hấp thu qua đường tiêu hóa, qua da và đường hô hấp. Methanol cũng dễ bốc hơi nên hít nhiều hoặc kéo dài cũng bị ngộ độc.

Dùng cồn... súc miệng, người đàn ông hôn mê ảnh 1

Cồn bệnh nhân dùng để ngậm và súc miệng (Ảnh: Nguyên Hà)

Qua trường hợp trên, TS. BS. Nguyễn Trung Nguyên khuyến cáo người dân, khi có nhu cầu cần phải mua cồn phải mua ở các hiệu thuốc uy tín, đọc kỹ tất cả các thông tin trên nhãn mác chai cồn, nếu là cồn sát trùng thì phải có các mục rõ ràng. Mục “Thành phần” phải ghi nồng độ, tỷ lệ, hàm lượng các cồn sát trùng như ethanol, isopropanol rõ ràng, không được có thành phần methanol. Mục “Công dụng” ghi rõ dùng để sát trùng hoặc sát khuẩn, khử trùng, hoặc khử khuẩn. Khi có các từ ngữ nhập nhèm như “hỗ trợ sát trùng/sát khuẩn/khử khuẩn/sát khuẩn” hay chỉ ghi là “sát trùng/khử trùng dụng cụ" mà không đề cập tới việc dùng trên người thì cần rất lưu ý vì có thể là các sản phẩm không an toàn.

Đọc thêm

Phú Thọ: Trung tâm Y tế huyện Phù Ninh phẫu thuật thành công 2 ca bệnh u bì, áp xe buồng trứng

Các bác sĩ tại Trung tâm Y tế huyện Phù Ninh (tỉnh Phú Thọ) thăm khám, phẫu thuật cho bệnh nhân.
(PLVN) - Cả hai bệnh nhân nữ được nhập viện trong tình trạng đau bụng hạ vị, vùng bụng dưới bị căng tức, sốt, có dấu hiệu bị nhiễm khuẩn. Sau khi được các bác sĩ của Trung tâm Y tế huyện Phù Ninh thăm khám và phẫu thuật, tình trạng sức khỏe của cả hai bệnh nhân đều ổn định, các chỉ số sinh tồn đều tốt, ăn uống đi lại bình thường.

Tiêm vaccine COVID-19 giúp giảm nguy cơ tổn thương thận nghiêm trọng

Ảnh minh hoạ: health.harvard.edu.
(PLVN) - Biến chứng COVID-19 không chỉ gây tổn thương hệ hô hấp mà còn ảnh hưởng đến nhiều cơ quan khác như tim, não, phổi và đặc biệt là thận. Tuy nhiên, một nghiên cứu mới cho thấy việc tiêm vaccine COVID-19 có thể giúp giảm đáng kể nguy cơ tổn thương thận nghiêm trọng ở những bệnh nhân phải nhập viện.

Bệnh sốt xuất huyết ngày càng khó lường

Ảnh minh họa
(PLVN) - Nhận định trên được đưa ra tại Tọa đàm trực tuyến với chủ đề "Hướng tới không còn ca tử vong do sốt xuất huyết (SXH): Hiệp lực phòng bệnh bằng giải pháp tích hợp" vừa được tổ chức mới đây.

'Giảm hại' chỉ là vỏ bọc để 'ông lớn' thuốc lá duy trì lợi nhuận

TS. Nguyễn Thu Hương - Chuyên gia Tổ chức STOP (Ảnh: PV)
(PLVN) - Dưới vỏ bọc “giảm hại”, ngành công nghiệp thuốc lá đã và đang tiếp tục triển khai những chiến dịch truyền thông tinh vi nhằm duy trì thị phần và lợi nhuận. Từ việc quảng bá thuốc lá đầu lọc là “an toàn hơn” trong thế kỷ trước, đến các sản phẩm thuốc lá điện tử ngày nay, mục tiêu cuối cùng vẫn là khiến người dùng tin rằng họ đang lựa chọn một giải pháp “ít độc hại”.

Đưa Methadone về trạm y tế xã

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Thời gian qua, mô hình điều trị Methadone tại trạm y tế (TYT) xã sau khi được triển khai tại một số địa phương, được đánh giá đã mang lại một số kết quả tích cực, thiết thực trong công tác y tế cộng đồng.

Khai mạc Hành trình đỏ lần thứ XII tại Bình Định

Khai mạc Hành trình đỏ lần thứ XII tại Bình Định
(PLVN) -  Chiều ngày 12/6, Ban Tổ chức Hành trình Đỏ Trung ương phối hợp với Ban Chỉ đạo Vận động hiến máu tình nguyện tỉnh Bình Định đã tổ chức Lễ khai mạc Hành trình Đỏ lần thứ XII và Tôn vinh người hiến máu tiêu biểu năm 2025, qua đó đánh dấu một chặng đường đầy ý nghĩa của phong trào hiến máu tình nguyện trên cả nước.

Tăng thêm 5.000 đồng/bao thuốc lá sẽ cứu sống hàng triệu người, tiết kiệm hàng nghìn tỷ đồng

Việc tăng thuế là hành động thể hiện trách nhiệm xã hội và đạo đức chính sách. (Ảnh: Minh Trang)

(PLVN) - Theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), với mức tăng 5.000 đồng cho mỗi bao thuốc lá từ năm 2026 và tiếp tục tăng đến 15.000 đồng/bao vào năm 2030, Việt Nam có thể tiến một bước dài trong hành trình bảo vệ sức khỏe cộng đồng, giảm tỷ lệ tử vong sớm, tiết kiệm hàng trăm nghìn tỷ đồng chi phí y tế, đồng thời tạo nguồn lực bền vững cho ngân sách quốc gia.