Đừng coi thường 'chuyện nhỏ'

Ảnh chỉ mang tính chất minh họa. Nguồn Internet
Ảnh chỉ mang tính chất minh họa. Nguồn Internet
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Nếu gia đình hàng xóm nhà bạn nuôi đến 80 con chó, sủa ông ổng suốt ngày, lông lá bay lung tung, chạy nhặng xị trước cửa, bốc mùi khó chịu, lại còn nguy cơ bị chó tấn công… thì bạn sẽ cảm thấy thế nào? Không chỉ là khó chịu, mà phải khẳng định là ai cũng sẽ vô cùng khó chịu.

Thế nên sự việc UBND quận 4 (TP HCM) xử phạt 64 triệu đồng với một hộ nuôi chó số lượng hơn 80 con, được dư luận vô cùng quan tâm. Và nhiều ý kiến cũng đặt ra, luật quy định về chuyện nuôi chó, mèo như thế nào?

Các chuyên gia trong lĩnh vực cho biết, nuôi chó, mèo là nuôi thú cảnh và các quy định vẫn còn chung chung. Luật Chăn nuôi chỉ quy định về chăn nuôi gia súc, trong đó không cho phép chăn nuôi gia súc trong nội thành, nội thị. Còn nuôi động vật làm cảnh thì chỉ quy định nuôi làm sao để không bị bệnh dại, hoặc phải rọ mõm, đeo dây xích khi động vật ra ngoài đường, giữ gìn vệ sinh.

Với thú cảnh, Luật Chăn nuôi nhấn mạnh phải “đối xử nhân đạo”, có thể hiểu là phải cung cấp đồ ăn, chỗ ở, nước sạch, được bảo vệ và không được đánh đập.

Nói cách khác, luật còn quy định chung chung về nuôi thú cảnh, thiếu quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về mật độ nuôi, khí thải chăn nuôi (mùi hôi), tiếng ồn… Thế nên như trường hợp mới bị xử phạt tại quận 4, dù nhiều lần bị hàng xóm phản ánh mùi hôi, tiếng ồn, ảnh hưởng đời sống sinh hoạt các hộ xung quanh; và phường, quận nhiều lần đến tận nơi khuyên giảm đàn, di dời đàn chó đến nơi xa để hạn chế ảnh hưởng xung quanh; nhưng khi chủ hộ không đồng ý, thì cũng… đành chịu. Sau đó, quận kiểm tra việc xử lý nước thải ra nơi công cộng và phạt chủ hộ 64 triệu đồng. Do không có quy định về điều kiện nuôi nên cơ quan thẩm quyền vận dụng quy định tương đồng về môi trường để xử lý, xử phạt.

Có nhiều ý kiến cho rằng chuyện nuôi chó, mèo là chuyện nhỏ. Nhưng một con số thống kê cho thấy, đến tháng 2/2023, chỉ riêng TP HCM có hơn 100.000 hộ nuôi với hơn 177.000 chó, mèo, nhiều nhất là ở Thủ Đức với hơn 21.000 con. Đa phần các hộ nuôi 1 - 2 con, một số hộ nuôi 4 - 5 con. Theo Sở NN&PTNT TP, thời gian gần đây đã xuất hiện một số hộ nuôi chó, mèo với số lượng rất lớn nhưng chưa đủ cấu thành quy mô trang trại gây mùi hôi, tiếng ồn, ảnh hưởng đời sống sinh hoạt của các hộ dân sinh sống xung quanh, phát sinh đơn thưa khiếu nại…

Tưởng là chuyện nhỏ, nhưng thực tế như trên cho thấy đó không phải chuyện nhỏ. Do đó, mới đây Sở NN&PTNT TP đã có văn bản đề nghị Bộ NN&PTNT chỉ đạo cơ quan chuyên môn có hướng dẫn cụ thể về điều kiện chăn nuôi, điều kiện vệ sinh thú y và đối xử nhân đạo với nuôi chó, mèo và thú cảnh. Trong thời gian qua, nuôi thú cảnh trở thành trào lưu với một số nơi, nên cần có những hướng dẫn cụ thể, để địa phương dễ giải quyết vấn đề khi gặp tình huống như trên.

Đọc thêm

Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội hướng dẫn phân biệt Căn cước công dân thật và giả

Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội hướng dẫn phân biệt Căn cước công dân thật và giả
(PLVN) - Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội - Bộ Công an (C06) đã có hướng dẫn các cơ quan, doanh nghiệp, văn phòng công chứng cách để phân biệt ứng dụng VNeID thật, giả và Căn cước công dân (CCCD) thật, giả nhằm góp phần ngăn chặn các hành vi vi phạm, giả mạo, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.

Dự án Luật Quảng cáo sửa đổi: Để quảng cáo là sản phẩm của văn hóa trí tuệ

Năm 2022, ngành VHTTDL đã tổ chức hội nghị tổng kết 10 năm thi hành Luật Quảng cáo và các văn bản quy định chi tiết. (Nguồn: Bộ VHTTDL).
(PLVN) - Trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và cách mạng công nghiệp lần thứ tư, quảng cáo đã trở thành một phần tất yếu của cuộc sống, là một trong những yếu tố tạo lập kiến trúc cảnh quan, phản ánh thẩm mỹ đô thị, biểu hiện văn hóa tiêu dùng của cộng đồng dân cư ở quy mô rộng lớn... Đó là những lý do để quảng cáo được xác định là một trong 12 ngành công nghiệp văn hóa với mục tiêu và phát huy tiềm năng, giá trị đặc sắc của văn hóa, góp phần quảng bá văn hóa Việt Nam ra thế giới.

Dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ: Cần quy định cụ thể về trừ điểm giấy phép lái xe

Quy định về trừ điểm giấy phép lái xe được đánh giá là sẽ tác động tới hành vi, nâng cao ý thức của người tham gia giao thông. (Ảnh minh họa/Nguồn: TTXVN).
(PLVN) -  Một trong những điểm mới đáng chú ý tại dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ (dự thảo Luật) là quy định về trừ điểm giấy phép lái xe. Tán thành với nội dung này nhưng nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị quy định rõ ràng hơn để tránh việc lợi dụng, lạm dụng khi thực thi.

Tiếp vụ mâu thuẫn chuyển nhượng vốn góp tại Công ty nước sạch Bạch Đằng: Đại diện Sở cho biết sẽ đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn, giải thích

Trụ sở Cty nước sạch Bạch Đằng tại thôn Trạm Lộ, xã Bạch Đằng, TX Kinh Môn. (Ảnh: Gia Hải)
(PLVN) - Vừa qua, Báo PLVN có bài phản ánh sự việc ông Nguyễn Văn Cường (ngụ phường Bình Hàn, TP Hải Dương, tỉnh Hải Dương) cho rằng mình bị “gây khó” khi nhận chuyển nhượng phần vốn góp tại Cty TNHH nước sạch Bạch Đằng (trụ sở xã Bạch Đằng, TX Kinh Môn).

Quy định mới liên quan quản lý tiền mới in

Quy định mới liên quan quản lý tiền mới in
(PLVN) - Khi xuất tiền mới in từ Quỹ dự trữ phát hành sang Quỹ nghiệp vụ phát hành tại NHNN chi nhánh và ngược lại, thủ kho bên giao lập bảng kê seri của các loại tiền theo quy định. Thủ kho bên nhận có trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu nội dung bảng kê với thực tế giao nhận...

Diễn biến sự việc thép HRC bị đề nghị điều tra chống bán phá giá: Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) yêu cầu bổ sung hồ sơ

HRC là nguyên liệu chính để sản xuất các loại tôn thép mạ kẽm, mạ lạnh, ống thép… (Ảnh: Mai Long)
(PLVN) - Mới đây, như PLVN đã có bài phản ánh, sau khi một số DN đưa ra ý kiến cần điều tra chống bán phá giá (CBPG) với thép cán nóng (HRC) nhập khẩu vào Việt Nam; thì một số DN sản xuất tôn mạ, ống thép lại không đồng ý với đề nghị này, vì cho rằng nhu cầu liên tục tăng trong khi nguồn cung nội địa chưa đáp ứng được.