Đừng chỉ có khen mà quên phạt

Hình minh họa
Hình minh họa
(PLVN) - Một phụ nữ sống tại TP HCM nhặt được chiếc điện thoại đắt tiền do một phụ nữ khác để quên trong quán nước. Camera ghi lại toàn bộ cảnh này, nhờ đó, người để quên điện thoại nhanh chóng xác định được danh tính người nhặt được và nhiều lần liên lạc để xin lại nhưng người kia im lặng. Cuối cùng, chị đã tìm gặp bằng được người đã nhặt chiếc điện thoại của mình.

Khi đó, người nhặt đã đem bán chiếc điện thoại giá trị 33 triệu đồng, lấy 7,5 triệu đồng và ngỏ ý muốn trả lại cho người mất 3 triệu đồng. Chiếc điện thoại đó cũng đã được bán cho người khác từ người mua ban đầu. Theo các chuyên gia pháp lý, người nhặt được chiếc điện thoại cố tình không trả cho người để quên có thể bị truy tố trách nhiệm hình sự bởi hành vi đó có dấu hiệu chiếm đoạt tài sản và có thể bị phạt tù.

Trong rất nhiều trường hợp xảy ra ở quán ăn, nơi công cộng, người để quên đồ đạc, điện thoại hay túi xách có người khác nhặt được rồi lẳng lặng mang đi bị camera an ninh ghi lại. Thông thường, đoạn băng video trích xuất từ camera được đăng tải trên mạng xã hội với mục đích nhờ mọi người xác định danh tính để “xin lại”.

Quan sát những đoạn băng video đó, thấy rõ thái độ của người nhặt được đồ vật để quên thường lấm lét, che giấu hành vi của mình và rất nhanh rời khỏi nơi mình đã nhặt được. Điều đó cho thấy họ có ý thức chiếm đoạt tài sản của người khác. Hành vi này rất gần với hành vi trộm cắp, chỉ khác ở chỗ trộm cắp là có chủ định mà thôi!

Những trường hợp phát hiện ra đồ vật người khác bỏ quên trong quán nước, quán ăn, trên xe buýt, xe khách,... thì cách ứng xử đúng đắn là trao các thứ đó cho chủ nhà hàng, nhà xe để trả lại cho người bỏ quên. Bởi, người bỏ quên sẽ sớm phát hiện ra mình để quên ở đâu và thể nào cũng quay lại nơi đó để tìm. Như vậy, đồ vật được trả lại cho người chủ đích thực và không ai “biển thủ ” nó được.

Chúng ta chỉ quen với việc biểu dương “công trạng” của những người nhặt được của rơi đem trả lại mà không có chế tài nghiêm khắc với những người nhặt được của rơi thì chiếm hữu ngay làm của mình. Xã hội ra sao nếu cứ “sểnh ra cái gì là mất cái đó” gây nên một tâm trạng bất an và thiếu tin tưởng lẫn nhau? Hơn nữa, nó tạo nên một môi trường dung dưỡng lòng tham, ưa chiếm đoạt, thích thú xài những thứ không phải của mình! 

Đọc thêm

Con đường tại Hà Nội bị 'thắt cổ chai' vì vướng khu đất bị cho là “lấn chiếm”: UBND xã Tri Thủy (Phú Xuyên) xác nhận khu đất có nguồn gốc đất công

Con đường bị “thắt cổ chai” khi đi đến khu đất được cho là lấn chiếm đất đình làng. (Ảnh: Vy Hương)
(PLVN) - Sự việc xảy ra tại thôn Vĩnh Ninh, xã Tri Thủy, huyện Phú Xuyên, Hà Nội, đã kéo dài nhiều năm. UBND xã xác nhận khu đất bị khiếu kiện tập thể có nguồn gốc đất công và UBND huyện đã có văn bản chỉ đạo, nên hàng chục hộ dân trong thôn đề nghị cơ quan chức năng sớm có các động thái xử lý dứt điểm.

Hàng loạt vi phạm xây dựng tại cơ sở Quê Nhà (TP HCM): Phường Thảo Điền cho biết đang đôn đốc lên phương án cưỡng chế

Hàng loạt vi phạm xây dựng tại cơ sở Quê Nhà (TP HCM): Phường Thảo Điền cho biết đang đôn đốc lên phương án cưỡng chế
(PLVN) - Kết luận thanh tra (KLTT) của Thanh tra TP Thủ Đức (TP HCM) đã nêu rõ một số công trình xây dựng, trong đó có cơ sở kinh doanh Quê Nhà trên đường Nguyễn Văn Hưởng, phường Thảo Điền, là không phép, sai phép, phải cưỡng chế buộc thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả. Nhưng đến nay, một số cơ sở đã không chấp hành các quyết định xử phạt, cưỡng chế, thậm chí còn xuất hiện dấu hiệu vi phạm mới.

Diễn biến sự việc liên quan Công ty Nhựt Phát - Tây Ninh: Chi cục Thuế quận 4 (TP HCM) có văn bản trả lời

Diễn biến sự việc liên quan Công ty Nhựt Phát - Tây Ninh: Chi cục Thuế quận 4 (TP HCM) có văn bản trả lời
(PLVN) - Liên quan sự việc Cty TNHH Sản xuất Tinh bột khoai mì Nhựt Phát - Chi nhánh Tây Ninh khiếu nại Kết luận thanh tra 987/KL-UBND (KLTT) của UBND tỉnh Tây Ninh cho rằng mình không trốn thuế; mới đây, Chi cục Thuế quận 4 (TP HCM, là đơn vị quản lý số hóa đơn liên quan vụ việc) đã có văn bản trả lời Báo PLVN.

Sắp phúc thẩm vụ “làm giả con dấu” tại Công ty Hoàng Long (Nam Định): Một số tình tiết cần làm rõ

Bản án 83/2024/HS-ST (bên trái) và Đơn của gia đình bị cáo Long gửi PLVN. (Ảnh: Hà Sơn)
(PLVN) - Dự kiến ngày mai (9/1), TAND Cấp cao tại Hà Nội sẽ mở phiên phúc thẩm vụ án bị cáo Lưu Văn Long (SN 1955, ngụ TP Nam Định, tỉnh Nam Định) “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức” và “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”. Trước đó, tại phiên sơ thẩm, bị cáo Long bị TAND tỉnh Nam Định tuyên lần lượt 3 năm 6 tháng tù và 2 năm 6 tháng tù về hai tội danh này.

Chuyển nơi cư trú có phải đổi đăng ký xe ô tô không?

Ảnh minh họa
(PLVN) - Bạn đọc hỏi: "Trước đây tôi cư trú tại Hà Nội, hiện giờ tôi mới chuyển vào TP Hồ Chí Minh. Tôi muốn hỏi Bộ Công an, trường hợp của tôi có phải đổi đăng ký xe ô tô khi chuyển nơi cư trú không? Nếu phải đổi thì tôi phải làm những thủ tục gì?".

Mức phạt lỗi sử dụng điện thoại khi lái xe từ 1/1/2025

Luật sư Lê Hiếu.
(PLVN) - Bạn Huy Phong (Hà Nội) hỏi: Do nhiều lúc phải giải quyết công việc gấp nên tôi hay sử dụng điện thoại khi đang lái xe. Xin hỏi, theo Nghị định 168/2024/NĐ-CP của Chính phủ có hiệu lực từ 1/1/2025 thì hành vi sử dụng điện thoại khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông sẽ bị xử phạt như thế nào?

Có nên đẩy mạnh tư nhân hóa dịch vụ công tại Việt Nam?

Dịch vụ công và quản lý cung ứng dịch vụ công. (Ảnh nguồn Tạp chí Quản lý Nhà nước)
(PLVN) - Từ sau đổi mới đến nay, chủ trương khuyến khích khu vực tư nhân tham gia cung cấp dịch vụ công đã góp phần giảm ngân sách, nâng cao chất lượng dịch vụ và khơi dậy tiềm năng cạnh tranh. Dù vậy, việc phát triển còn gặp nhiều khó khăn do hệ thống chính sách tài chính (thuế, phí, tín dụng, quản lý giá, đất đai, bảo hiểm xã hội…) thiếu đồng bộ, chưa đủ khuyến khích kinh doanh nghiệp tư nhân tham gia. Để người dân tiếp cận tối đa những tiện ích công cộng, câu hỏi đặt ra, liệu có nên đẩy mạnh tư nhân hóa dịch vụ công tại Việt Nam.