Dùng cây cỏ trong vườn chữa các bệnh “khó chịu”

Lương y Trần Nam Hoàn
Lương y Trần Nam Hoàn
(PLO) - Với quan niệm Đông y là y học dân gian, là những phương thuốc cực kì đơn giản, thông dụng, lương y Trần Nam Hoàn (SN 1955, ngụ số 605, đường Hoàng Văn Thụ, quận Tân Bình, Phó Chủ tịch Hội châm cứu TP.HCM) cơi mở chia sẻ với bạn đọc Pháp luật & Thời đại những “phương thuốc vườn nhà” cực kì đơn giản; nhưng chứa đựng hiệu quả cao trong việc điều trị các chứng bệnh thường gặp như bí tiểu tiện, mẩn ngứa và tăng sức đề kháng cơ thể
 
Tự chữa bệnh với cây cỏ dễ kiếm quanh vườn nhà
Vị thuốc vườn nhà đầu tiên lương y Hoàn chia sẻ đó là gừng và trà khô. Ông lí giải ở nước ta gần như nhà nào đều có sẵn những dược liệu kiêm thực phẩm này. Tuy nhiên ít ai biết được gừng và trà còn có công dụng trị bệnh rất hiệu quả. Hai dược liệu trên kết hợp với nhau điều trị cực tốt bệnh “Thượng thổ hạ tả”, hiểu nôm na là bệnh nôn mửa kèm tiêu chảy. 
Nếu mắc phải chứng bệnh này, người bệnh dùng 2 củ gừng to bằng 2 ngón tay người lớn và một nắm nhỏ trà khô. Đem gừng nướng cháy vỏ vừa chín rồi thái nhỏ thành lát mỏng. Tiếp đó trộn đều với trà khô cho vào nồi sắc lấy nước uống. 
Công thức sắc thuốc là đổ 2 chén, cô lại còn 1 chén. Người bệnh uống thuốc không cần tuân thủ quy tắc nào, hễ khát nước cứ uống như uống nước bình thường. Tác dụng của bài thuốc theo lời ông Hoàn, cho công dụng tức thì, dứt cơn tiêu chảy ngay tức khắc.
Với chứng bệnh bí tiểu tiện, có triệu chứng đau thắt vùng bàng quang, buồn tiểu nhưng đi tiểu không ra nước hoặc rất khó khăn, lương y Hoàn bật mí nên áp dụng bài thuốc chỉ sử dụng hành lá.
Ông giải thích, từ xa xưa, sách y học cổ đã đề cập đến tác dụng lợi tiểu, giải trừ cảm cúm của hành lá. Phương pháp vận dụng như sau: “Hái lá hành tươi đem hấp nóng rồi đắp lên phần bàng quang người bệnh. Dùng thêm tấm nilon phủ lên trên.
Do hành đang nóng sẽ bốc hơi, chính là tinh chất chữa bệnh, lượng hơi gặp tấm nilon không thể thoát ra không khí mà hấp thụ trở lại vào bên trong cơ thể”. Tinh chất từ lá hành giúp bàng quang co thắt dễ dàng, lúc đó ắt quá trình tiểu tiện diễn ra dễ dàng. 
Vị thảo dược dễ kiếm nhưng chữa bệnh cực hiệu quả nữa đó là lá cây tía tô thường được dùng làm rau sống. Lá tía tô diệt trừ mụn cóc vô cùng hiệu nghiệm. Lương y Hoàn cho biết, chỉ cần xát nát lá cây rồi đắp lên vị trí mụn cóc. Lưu ý, trước khi đắp thuốc nên rửa sạch vùng da bị mụn cóc. 
“Kiên trì xát lá tía tô chưa đầy tuần lễ sẽ cho kết quả rõ rệt. Mỗi ngày xát một lần, mụn cóc sẽ từ từ tiêu biến dần, hoàn toàn không để lại thẹo”, ông Hoàn khẳng định. 
Tương tự, nếu mắc phải chứng bệnh mẩn ngứa ngoài da, người dân có thể tự trị liệu bằng cách sử dụng cây xấu hổ (có nơi còn gọi là cây trinh nữ) làm thuốc. Cụ thể, nhổ cây xấu hổ nguyên rễ đem phơi khô, sau đó thái nhỏ rồi sao vàng hạ thổ nấu lấy nước uống hằng ngày. Không những chữa trị mẩn ngứa, nước cây xấu hổ còn chứa tác dụng hạ huyết áp, giúp cơ thể ngủ ngon giấc. 
Tự chế bài thuốc tăng cường sinh lực
Một bí quyết khác lương y Hoàn muốn chia sẻ với bạn đọc Pháp luật & thời đại, đó là trong xã hội hiện đại người ta hằng ngày sử dụng thực phẩm có sử dụng hoá chất thì nguy cơ mắc bệnh càng lớn. Cách phòng bệnh hiệu quả nhất là bồi bổ cơ thể, tăng sức đề kháng bản thân. Bên cạnh việc ăn uống điều độ, mọi người có thể áp dụng hai bài thuốc bổ khí sau: 
Bài thuốc quy tỳ tăng cường sức đề kháng cơ thể
Bài thuốc quy tỳ tăng cường sức đề kháng cơ thể 
Thứ nhất, sử dụng bài thuốc bát vị gồm : Bạch linh, trạch tả, sơn thù nhục, hoài sơn, đơn bì, thục địa, nhục quế và phụ tử (liều lượng tuỳ thuộc vào thể trạng từng cá nhân mà gia giảm phù hợp) để sắc nước uống vào buổi sáng. Chú ý uống thuốc trước bữa ăn. 
Thứ hai, dùng bài thuốc quy tì bồi bổ cơ thể vào hai buổi trưa và tối. Bài thuốc quy tì gồm các vị: Đẳng sâm, chích kỳ, đương quy, bạch truật, cam thảo, mộc hương, long nhãn, đại táo và phục linh. Tương tự, cách thức sử dụng thuốc cũng đem sắc lấy nước uống vào buổi trưa và buổi tối. 
Lương y Hoàn lí giải, hai bài thuốc trên sẽ bồi bổ tiên thiên và hậu thiên, từ đó tăng cường thể trạng. Bản thân mối người dù không mắc bệnh tật vẫn có thể uống thuốc để tăng cường sức khoẻ theo hướng dẻo dai, bền bỉ. 
Ưu điểm những phương thuốc trên như lời ông Hoàn cho hay, không những rẻ tiền, thậm chí có thể tự tìm kiếm dược liệu mà còn dễ dàng sử dụng, không hề lo lắng xảy ra tác dụng phụ.

Đọc thêm

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống
(PLVN) - Gần đây, Bệnh viện Y Dược cổ truyền và Phục hồi chức năng (PHCN) tỉnh Phú Thọ đã điều trị phục hồi chức năng thành công lấy lại khả năng vận động cho người bệnh N.T.H bị chấn thương cột sống bằng phương pháp y học cổ truyền kết hợp phục hồi chức năng.

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025
(PLVN) - Trao đổi với các đối tác tại Việt Nam, Giám đốc cao cấp chương trình Sức khỏe cộng đồng của Quỹ Sáng kiến Bloomberg, công tác phòng, chống tác hại thuốc lá ở Việt Nam còn nhiều khó khăn, thách thức phía trước. Bộ Y tế cần xây dựng thêm công cụ và hướng dẫn để ngăn ngừa sự xuất hiện của các sản phẩm thuốc lá mới, cũng như việc sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng...

Cẩn trọng với "thầy thuốc" online

Người dân nên tiếp cận thông tin trên mạng xã hội từ các nguồn uy tín. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Việc tiếp nhận thông tin chưa được kiểm chứng, không bảo đảm độ chính xác tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt trong lĩnh vực y tế và sức khỏe có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người.

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới
(PLVN) - Trong khi hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ đứng thứ hai gây tử vong và bệnh tật, song Việt Nam vẫn là một trong những nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất trên thế giới. Trước thực trạng này, các chuyên gia đã trao đổi về những thách thức còn tồn tại để tìm ra các giải pháp thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Hà Nội: Xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm

Đoàn kiểm tra liên ngành công tác ATTP kiểm tra tại một cơ sở. (Ảnh: Bích Hằng)
(PLVN) - Ông Đặng Thanh Phong - Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) cho biết, Thành phố hiện có hơn 72.000 cơ sở sản xuất, kinh doanh và chế biến thực phẩm, trong đó ngành Y tế quản lý khoảng 39.000 cơ sở. Cơ quan chức năng đã tăng cường thanh, kiểm tra và giám sát ATVSTP tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố, bếp ăn tập thể.

Dịch sốt xuất huyết lan rộng

Dịch sốt xuất huyết lan rộng
(PLVN) - Trước đây, sốt xuất huyết chủ yếu tập trung ở Đồng bằng sông Cửu Long và ven biển miền Trung, tuy nhiên hiện nay, dịch lan rộng ra Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên. Đặc biệt, các địa phương miền Bắc như TP Hà Nội và một số tỉnh miền núi cũng đã ghi nhận dịch sốt xuất huyết lưu hành.