Đừng biến các con thành 'cỗ máy' rập khuôn

TS Nguyễn Chí Hiếu cùng các phụ huynh, học sinh. (Ảnh: P.V)
TS Nguyễn Chí Hiếu cùng các phụ huynh, học sinh. (Ảnh: P.V)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Cha mẹ đã bao giờ tự hỏi, với một đứa trẻ, điều con thực sự cần nhất có phải là điểm cao ở trường học, giải thưởng quốc tế, huy chương vàng ngoài kia? Cha mẹ và người làm giáo dục cần hành động như thế nào để hướng con thật sự đi vào thực chất của con trẻ và mỗi đứa trẻ được phát triển một cách toàn diện, cân bằng, tự nhiên và có chiều sâu?

Cha mẹ muốn con thành công hay nên người?

Không khó khi giờ đây, chúng ta dễ dàng bắt gặp những học sinh tiểu học luyện thi các chứng chỉ quốc tế, học những công thức rập khuôn, máy móc và tham gia rất nhiều kỳ thi chuẩn hóa khi độ tuổi còn rất sớm. Hay không ít học sinh từ Tiểu học đến THCS luôn mang theo trên người những quyển sách photo của các đề thi KET - PET, IELTS rồi phiếu bài tập Tiếng Anh dày cộm với một bộ dạng thiếu sức sống. Các con đang bị ép chín, nhào nặn trở thành một hình mẫu học sinh theo tiêu chuẩn của gia đình, trường học và xã hội. Thậm chí những áp lực học tập, thi cử, điểm số dồn nén đó khiến các em luôn phải chạy đua theo thời gian để đáp ứng được mọi kỳ vọng của ba mẹ.

Trong khi đó, các bậc phụ huynh hiện nay với mong muốn con phải thật thành công, giỏi giang theo một thước đo nhất định nào đó của xã hội thì luôn lo lắng và đốt cháy giai đoạn phát triển, học tập của các con. Ba mẹ dường như đã quên mất đi một điều rằng: “Mỗi đứa trẻ là một cá thể riêng biệt, mang trong mình những tính cách và tiềm năng không hề hòa lẫn”. Cái kho tàng quý giá và tiềm năng thật sự trong mỗi đứa trẻ đó cần được đặt vào đúng môi trường và được khơi gợi, nuôi dưỡng, khích lệ từng chút từng chút một thì mỗi đứa trẻ mới có cơ hội phát huy hết mình.

Tại hội thảo “Cỗ máy chuẩn hóa hay đứa trẻ thành nhân?” do Tổ chức Giáo dục IEG Global tổ chức dưới sự dẫn dắt của TS. Nguyễn Chí Hiếu cùng các diễn giả là học sinh THCS, THPT vừa diễn ra tại Hà Nội có hành trình truyền cảm hứng trong lĩnh vực giáo dục.

TS. Nguyễn Chí Hiếu - Tiến sĩ Kinh tế học tại Đại học Stanford, bằng MBA tại Đại học đã trực tiếp giải đáp những câu hỏi trên qua phần chia sẻ xung quanh ba nội dung chính: Ươm mầm sáng tạo và động lực học tập cho con; khai phá tiềm năng trong mỗi đứa trẻ; định hướng tương lai bền vững cho con.

TS. Nguyễn Chí Hiếu cũng chia sẻ câu chuyện của bản thân mình khi bắt đầu làm giáo dục từ 15 năm trước. Ban đầu ông nhận dạy, luyện thi các chứng chỉ quốc tế nhưng sau vài năm ông nhận ra những giải thưởng, huy chương, thành tích không trở thành động lực, không khiến nhiều học sinh của mình hạnh phúc. Bởi đó là mục tiêu của cha mẹ các em. Ông từng khuyên một học trò có một khoảng thời gian “tạm dừng” một năm để tìm hiểu cuộc sống xung quanh dù đã trúng tuyển đại học top đầu của Mỹ. Em học sinh này đã học và đạt được mọi thành tích mà bố mẹ đặt ra nhưng chỉ sống quanh quẩn ở nhà, trường, trung tâm luyện thi mà không được tìm hiểu, trải nghiệm thực tế. Ông cũng không nhận thấy động lực, khao khát khám phá, học tập ở em này.

TS. Nguyễn Chí Hiếu cùng các học sinh THCS, THPT có hành trình truyền cảm hứng trong lĩnh vực giáo dục tại hội thảo Cỗ máy chuẩn hóa hay đứa trẻ thành nhân. (Ảnh: P.V)

TS. Nguyễn Chí Hiếu cùng các học sinh THCS, THPT có hành trình truyền cảm hứng trong lĩnh vực giáo dục tại hội thảo Cỗ máy chuẩn hóa hay đứa trẻ thành nhân. (Ảnh: P.V)

Mỗi đứa trẻ đều có năng lực trí tuệ tốt nếu người lớn biết khơi gợi, nuôi dưỡng và khích lệ đúng cách. Học sinh có thể đạt mục tiêu học tập dưới sự hỗ trợ của thầy cô, nếu đó là điều các con mong muốn. Trong khi cha mẹ thường xác định mục tiêu, và áp đặt lên con cái mong muốn của mình mà không lắng nghe con mình. Chính vì thế, học sinh không có không gian, thời gian làm điều mình thích. Dần dần, cha mẹ và con cái mất kết nối, không thể trò chuyện với nhau.

“Trẻ em ngày nay đang gồng gánh quá nhiều mục tiêu của người lớn. Phụ huynh hãy là người hỗ trợ cho các mục tiêu của con thay vì ép con theo đuổi mong muốn của mình. Thành tích chỉ một lát cắt rất nhỏ, không phản ánh toàn bộ con người một đứa trẻ. 12 năm phổ thông không có thành tích, giải thưởng cũng không sao, miễn là học sinh có năng lực tự học, tư duy độc lập, biết tự lo cho chính mình thì đó đã là thành công” - TS Nguyễn Chí Hiếu dành lời chia sẻ với các phụ huynh.

Dành thời gian chia sẻ sự yêu thương

Làm cha mẹ, ai cũng mong con mình giỏi giang, vượt trội, xuất chúng. Tuy nhiên, không phải đứa trẻ nào sinh ra cũng có tố chất là thiên tài, vượt trội. Điều đáng lo ngại là hiện nay, số trẻ bốn, năm tuổi đến khám bệnh tâm lý vì cha mẹ ép học, muốn “nhào nặn” con thành người đặc biệt trong tương lai đang ngày càng tăng. Nhiều bậc cha mẹ khi thấy con có biểu hiện thông minh như biết nói, biết đọc sớm, thích sách vở, báo chí, máy tính đã ra sức “bồi dưỡng” kiến thức cho con.

Chính vì lấy điểm số, thành tích học tập để đánh giá năng lực của con nên cha mẹ không chỉ gây áp lực cho trẻ mà còn tự gây áp lực cho chính mình. Họ thất vọng, buồn chán khi con bị điểm kém, lo lắng khi con rớt khỏi Top 1, 2 của lớp, hay không đạt giải thưởng trong các kỳ thi học sinh giỏi cấp quận, thành phố. Họ sốt ruột càng gây thêm áp lực cho con.

Từ chỗ nhanh nhẹn linh hoạt sau một thời gian bị “nhồi nhét” kiến thức học tập, một số đứa trẻ đã trở nên chậm chạp, nhút nhát, không tập trung và chỉ cần nhìn thấy sách vở, máy tính, chữ viết hay con số… là tỏ ra sợ sệt, đau bụng, buồn nôn, chóng mặt hay bị mất ngủ, ngủ hay la hét… Đây là điều vô cùng nghiêm trọng, có ảnh hưởng mạnh và lâu dài đến quá trình phát triển của trẻ sau này…

Theo một nghiên cứu do Quỹ Nhi đồng Liên Hợp quốc (UNICEFF) tại Việt Nam công bố: áp lực học tập là một trong những nguyên nhân chính khiến trẻ em và trẻ vị thành niên ở nước ta gặp các rối loạn về sức khỏe tâm thần. Nghiên cứu trên cũng cho thấy, hiện tượng trẻ bị trầm cảm, âu lo, rối loạn cảm xúc vì học tập có chiều hướng tăng.

Hơn 1 năm nay, Bệnh viện Nhi Trung ương cấp cứu hơn 10 học sinh tự tử bằng những cách khác nhau như uống thuốc giảm sốt paracetamol liều cao, thắt cổ và có ca không thể qua khỏi. Mới đây nhất, một nữ sinh lớp 8 đến viện vì uống paracetamol liều cao để tự tử vì mẹ ép con học quá nhiều. Trẻ sau lần phản ứng bỏ nhà ra đi đã nghĩ tới tự tử bằng cách uống 20 viên paracetamol, 1 vỉ kháng sinh có sẵn trong nhà. Nữ sinh khi thấy nôn nao đã gọi cho chị gái và nhanh chóng được đưa tới viện rửa dạ dày rồi chuyển lên Bệnh viện Nhi Trung ương. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp đến viện đã muộn vì các cháu chọn các cách tự sát rất thương tâm.

Cha mẹ dành thời gian chia sẻ sự yêu thương. (Ảnh: Internet)

Cha mẹ dành thời gian chia sẻ sự yêu thương. (Ảnh: Internet)

Tiến sĩ Peter Congdon, giáo sư Đại học Queen Mary (London, Anh), nhận định: “Ép trẻ trở thành “thần đồng” hay đạt thành tích cao là hủy diệt tuổi thơ của các em. Ép trẻ em, không chỉ tạo áp lực tâm lý nặng nề, mà nghiêm trọng hơn còn gây nên những tác động tiêu cực trong suy nghĩ và hành động của trẻ.

Ngoài học kiến thức, bố mẹ cần dạy con kỹ năng sống. Theo UNICEFF, kỹ năng sống tập hợp nhiều kỹ năng tâm lý, xã hội, giao tiếp cá nhân. Rèn luyện kỹ năng sống sẽ giúp trẻ biết cách giao tiếp với mọi người, biết cách ứng xử đúng mực; Rèn luyện kỹ năng sống sớm giúp trẻ có ý thức làm chủ bản thân, sống lành mạnh, tích cực và phát triển toàn diện sau này; Rèn luyện kỹ năng sống còn giúp trẻ dễ dàng hòa nhập vào tập thể, khẳng định được vị trí của mình; Rèn luyện kỹ năng sống giúp trẻ giữ được sự bình tĩnh, tự tin và có đủ kiến thức để giải quyết các tình huống, thách thức trong cuộc sống; Rèn luyện kỹ năng sống sẽ giúp trẻ hoàn thiện nhân cách một cách tích cực.

Theo các chuyên gia tâm lý: “Sự thật thành công chỉ được hình thành từ những đứa trẻ có năng lực thành công. Cha mẹ hãy giúp con có được năng lực thành công bằng cách cho con có nhiều trải nghiệm sống để hình thành vốn sống, kinh nghiệm sống, thái độ sống. Đồng thời, trang bị cho con các kỹ năng quan trọng như kỹ năng tự học, tự đánh giá, tự nhìn lại thất bại và đứng dậy sau khi vấp ngã. Đây mới chính là những yếu tố quyết định thành công hay thất bại trong cuộc đời chứ không phải là điểm số”.

Để giúp con có một tinh thần khỏe mạnh, các gia đình nên khuyến khích con chơi thể thao, âm nhạc, tham gia các hoạt động tập thể để cân bằng sau giờ học. Bố mẹ cùng con dành thời gian giải trí và thư giãn, nghe con tâm sự, chia sẻ và đừng quên dành cho các con mình những cái ôm ấm áp, đong đầy tình yêu thương.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Sỹ tử lớp 12 quyết tâm đạt kết quả thi tốt nhất

Trước kỳ thi THPT quốc gia, các thí sinh “quay cuồng” tham gia hàng loạt kỳ thi để mong có một suất vào đại học sớm. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Chỉ còn khoảng 2 tháng nữa sẽ diễn ra kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia 2024. Đây là năm cuối cùng thi theo chương trình giáo dục phổ thông 2006, dự kiến năm sau có nhiều thay đổi. Điều này khiến các “sĩ tử” quyết tâm đạt được kết quả tốt nhất cho kỳ thi sắp tới.

Căng thẳng chuẩn bị kỳ thi vào lớp 10

Niên học 2024 - 2025 là năm cuối cùng thi vào lớp 10 theo chương trình giáo dục phổ thông cũ. (Ảnh: Anh Nhi)
(PLVN) - Niên học 2024 - 2025 là năm cuối cùng thi vào lớp 10 theo chương trình giáo dục phổ thông cũ, nhiều sự thay đổi về phương thức, chỉ tiêu xét tuyển khiến học sinh (HS), phụ huynh lo lắng. Đặc biệt, chỉ còn hơn tháng nữa kỳ thi sẽ diễn ra, nên đây là thời điểm HS cấp tốc ôn tập...

Sau bài viết nam sinh lớp 6 gần như không biết đọc, biết viết tại Quảng Bình: Rà soát chất lượng học sinh toàn huyện Minh Hóa

Trường THCS Hồng Hóa. (Ảnh: Nguyên Phong)
(PLVN) - UBND huyện Minh Hóa (tỉnh Quảng Bình), Phòng GD&ĐT huyện cho biết sẽ rà soát lại kiến thức cơ bản của học sinh ở tất cả các trường học trên địa bàn để phân loại và có phương án nâng cao chất lượng giáo dục. Riêng trường hợp học sinh lớp 6 gần như không biết đọc, biết viết, sẽ đưa về cấp tiểu học để phụ đạo thêm.

'Thổi hồn' vào thư viện trường học

Nhiều trường học ở Việt Nam đã áp dụng các mô hình thư viện mới để thu hút học sinh. (Ảnh minh họa, nguồn: lamdong.gov.vn)
(PLVN) - Công nghệ thông tin phát triển, những thú vui trên mạng xã hội khiến học sinh không còn mặn mà với những thư viện truyền thống nữa. Hiện nay, nhà trường và ngành Giáo dục đang có những nỗ lực đổi mới sáng tạo các mô hình, hoạt động ở thư viện, nâng cao văn hóa đọc cho học sinh.

Nuôi dưỡng tình yêu sách thời mạng xã hội

Người trẻ vẫn chọn đọc sách, yêu sách giữa thời buổi mạng xã hội lên ngôi. (Nguồn: Tạp chí công dân & khuyến học)
(PLVN) - Giờ đây, mạng xã hội lên ngôi với biết bao điều hay ho, hấp dẫn. Thế nhưng, tình yêu sách vẫn luôn là dòng chảy âm thầm mà bền bỉ, được nuôi dưỡng qua nhiều thế hệ. Để rồi, thế giới số bao la không thể làm lu mờ sức hút của sách, mà còn là công cụ để vun đắp thêm lòng say mê với sách, với việc đọc.

Nhiều điểm mới trong chương trình 'Tiếp sức mùa thi' năm 2024

Buổi gặp mặt báo chí, triển khai Chương trình “Tiếp sức mùa thi” 2024 được tổ chức sáng (16/4), tại Hà Nội.
(PLVN) - Chương trình “Tiếp sức mùa thi” năm nay triển khai nhiều nội dung và hình thức mới: mở sớm tổng đài tư vấn tâm lý, tổ chức hành trình tiếp sức tinh thần tại các điểm trường trên cả nước, tập trung hướng đến hỗ trợ các thí sinh thi vào lớp 10, thí sinh tham gia các kỳ thi đánh giá năng lực và học sinh có nguyện vọng du học ở nước ngoài...

Lịch nghỉ lễ 30/4 - 1/5 của học sinh, sinh viên

Ảnh minh họa
(PLVN) - Đa số sinh viên cả nước đều được nghỉ lễ 30/4 - 1/5 trong 5 ngày, một số trường đại học cho sinh viên nghỉ dài hơn, có nơi kéo dài 8 ngày. Lịch nghỉ và học bù của học sinh sẽ được điều chỉnh phù hợp.