Đức – Mỹ tranh cãi về nghiên cứu vaccine chống COVID 19

Nhân viên Cty CureVac trình diễn quy trình nghiên cứu về vaccine chống COVID-19. Ảnh: Reuters.
Nhân viên Cty CureVac trình diễn quy trình nghiên cứu về vaccine chống COVID-19. Ảnh: Reuters.
(PLVN) - Chính phủ Đức phản ứng trước việc Chính phủ Mỹ thuyết phục một công ty Đức đang nghiên cứu vaccine chữa COVID-19 chuyển nghiên cứu sang Mỹ, và cho rằng không nước nào độc quyền về bất kì loại vaccine nào trong tương lai.

Các nguồn tin chính phủ Đức nói với Hãng tin Reuters hôm Chủ nhật – 15/3 rằng chính quyền Mỹ đang xem xét làm thế nào tiếp cận được với loại vaccine mà công ty CureVac của Đức đang phát triển.

Trước đó, tờ báo Đức Welt am Sonntag cũng đăng tải thông tin Tổng thống Mỹ Donald Trump đã cấp tiền để dụ dỗ CureVac đến Mỹ và chính phủ Đức đã đưa ra các đề nghị phản đối để lôi kéo họ ở lại.

“Chính phủ Đức rất quan tâm đến việc đảm bảo rằng vaccine và các hoạt chất chống lại virus SARS–CoV-2 được phát triển ở Đức và châu Âu”, một phát ngôn viên của Bộ Y tế cho biết, và thông tin này được trích dẫn trên báo.

Người phát ngôn này cũng cho biết, Chính phủ Đức đang trao đổi kỹ hơn với công ty CureVac.

Welt am Sonntag cũng dẫn lời một nguồn tin chính phủ Đức chưa xác định cho biết ông Trump đang cố gắng để các nhà khoa học cung cấp độc quyền vaccine cho Mỹ - “chỉ cho nước Mỹ”.

Một phát ngôn viên của Bộ Kinh tế Đức cũng cho biết Berlin “rất quan tâm” đến việc sản xuất vaccine ở Đức và Châu Âu. Bà đề cập đến luật thương mại nước ngoài của Đức, trong đó Berlin có thể kiểm tra giá thầu tiếp quản từ ngoài EU, được gọi là nước thứ ba, nếu lợi ích an ninh quốc gia hoặc châu Âu bị đe dọa.

Reuters chưa nhận được bình luận của Đại sứ quán Mỹ ở Berlin, còn tờ Welt am Sonntag cho biết Cty CureVac từ chối bình luận.

Florian von der Muelbe, COO của công ty dược phẩm sinh học Đức CureVac, giải thích nghiên cứu của công ty về vaccine chống bệnh COVID-19 tại phòng thí nghiệm ở Tuebingen, Đức, ngày 12/3/2020. Ảnh: Reuters.
Florian von der Muelbe, COO của công ty dược phẩm sinh học Đức CureVac, giải thích nghiên cứu của công ty về vaccine chống bệnh COVID-19 tại phòng thí nghiệm ở Tuebingen, Đức, ngày 12/3/2020. Ảnh: Reuters. 

Tuần trước, Florian von der Muelbe, Giám đốc sản xuất và đồng sáng lập của CureVac, nói với Reuters rằng công ty hiện đang chọn hai người phù hợp nhất để tham gia thử nghiệm lâm sàng.

CureVac - Cty tư nhân có trụ sở tại Tuebingen, Đức - hy vọng sẽ vaccine thử nghiệm vào tháng 6 hoặc tháng 7 để xin được cơ quan quản lý cho phép thử nghiệm trên người.

Trên trang web của mình, CureVac cho biết CEO Daniel Menichella hồi đầu tháng này đã gặp Tổng thống Trump, Phó Tổng thống Mike Pence, đại diện cấp cao của các công ty dược phẩm và công nghệ sinh học để thảo luận về vaccine.

Trong các năm 2015 và 2018, CureVac đã  được cung cấp tài chính từ nhà đầu tư là Quỹ Bill & Melinda Gates để phát triển các mũi tiêm ngừa bệnh sốt rét và cúm.

Có một số công ty cũng đang nghiên cứu vaccine chống SARS-CoV-2 khác, trong đó có Johnson & Johnson, INOVIO Enterprises, Inc. 

Đọc thêm

Bị ném bùn khi đi thăm vùng lũ lụt, vua Tây Ban Nha có hành động đẹp

Bị ném bùn khi đi thăm vùng lũ lụt, vua Tây Ban Nha có hành động đẹp
(PLVN) - Người dân Tây Ban Nha đã phản ứng giận dữ với sự xuất hiện của Vua Felipe và Hoàng hậu Letizia tại vùng Valencia, nơi lũ lụt khủng khiếp đã cướp đi sinh mạng hơn 200 người. Tuy nhiên, vua Felipe bình tĩnh, hạ ô để nghe một người dân trao đổi và ôm chặt hai phụ nữ đang khóc nức nở....

Hòa bình với thiên nhiên

Hội nghị lần thứ 16 của các bên tham gia Công ước về Đa dạng Sinh học bàn luận các giải pháp khẩn cấp ngăn chặn suy thoái ĐDSH toàn cầu. (Ảnh: enb.iisd.org).
(PLVN) - Chủ đề của Hội nghị lần thứ 16 của các bên tham gia Công ước về Đa dạng Sinh học vừa qua là “Hòa bình với thiên nhiên”. Đây là lời kêu gọi toàn cầu để tái tạo mối quan hệ của con người với thiên nhiên, đưa thiên nhiên trở lại trung tâm của sự phát triển bền vững.

Quyền trẻ em trong quá trình lập pháp tại Hoa Kỳ

Thế hệ trẻ như nhà hoạt động môi trường Greta Thunberg (SN 2003) đang có sức ảnh hưởng mạnh hơn đến các chính sách khí hậu toàn cầu: (Ảnh: The Washington Post)
(PLVN) - Dù chưa có quốc hội trẻ em chính thức tại Hoa Kỳ, nhưng những sáng kiến như Hội đồng Thanh niên và các phiên họp mô phỏng quốc hội đang cung cấp cơ hội cho giới trẻ tham gia vào hệ thống quản trị, định hình chính sách tương lai của đất nước.

Thời điểm nào Ukraine có thể gia nhập EU?

Ủy viên châu Âu phụ trách vấn đề mở rộng EU Oliver Varhelyi.
(PLVN) - Theo Ủy viên châu Âu phụ trách vấn đề mở rộng Liên minh châu Âu (EU) Oliver Varhelyi, mọi quốc gia ứng cử viên của EU, bao gồm cả Ukraine, đều có thể gia nhập khối này vào năm 2029 nếu họ đáp ứng mọi tiêu chí thành viên.