Đua xây trung tâm thương mại tại TP HCM

Ước tính đến 2013, TP HCM sẽ có 740.000 m2 sàn trung tâm thương mại, tăng hơn hai lần so với hiện nay, khi các chủ đầu tư đang chạy đua triển khai dự án mới.

Ước tính đến 2013, TP HCM sẽ có 740.000 m2 sàn trung tâm thương mại, tăng hơn hai lần so với hiện nay, khi các chủ đầu tư đang chạy đua triển khai dự án mới.

Tập đoàn Bitexco đang ở giai đoạn cuối, chạy nước rút thi công dự án Bitexco Financial Tower cho kịp khai trương tháng 10 năm nay. Toà tháp này có tổng diện tích sàn bán lẻ hơn 20.000 m2. Còn Capitaland Group Việt Nam & RF Chandle cũng bước vào giai đoạn tăng tốc để kịp hoàn thành dự án The Vista vào cuối năm. Dự án sẽ cung cấp cho thị trường 14.000 m2 sàn bán lẻ.

Trong năm 2012, Sài Gòn sẽ có 7 dự án trung tâm thương mại được khởi công. Đó là các dự án: Saigon M&C quận 1, Tân Phong Shopping Complex, Sunrise City quận 7, Metropolis, Sport City, Thảo Điền Pearl quận 2 và Saigon Pearl quận Bình Thạnh. Hoà chung cuộc đua này, tập đoàn Berjaya (Malaysia) đang lập kế hoạch triển khai dự án Saigon Financial Center, dự kiến hoàn thành năm 2013.  Tuy tần suất khởi công, khai trương dày đặc nhưng các dự án này đa phần rải đều ở quận rìa trung tâm, rất ít dự án lớn tại quận 1. Giá thuê mặt bằng xa nội đô Sài Gòn lại đang giảm nhẹ, còn khoảng 30 - 40 USD mỗi m2 một tháng và vắng khách thuê. Điều này trái ngược với các vị trí đắc địa khu trung tâm có giá thuê cao nhất khoảng 115-131 USD mỗi m2.  Trong khi Sài Gòn đang đứng trước nguy cơ bội cung mặt bằng bán lẻ trong vài năm tới thì các đơn vị tư vấn bất động sản vẫn lạc quan với động thái đua xây trung tâm thương mại.  Giám đốc điều hành Công ty CB Richard Ellis Việt Nam (CBRE), Richard Leech cho rằng, trong 3 năm nữa nguồn cung tăng mạnh nhưng rất khó đoán thị trường sẽ đi theo chiều hướng nào. Điều này phụ thuộc vào hoàn cảnh kinh tế, lượng cung cầu của từng thời điểm.  Ông Leech cho rằng hiện nhu cầu điểm bán lẻ tại TP HCM đặc biệt là khu trung tâm rất lớn trong khi nguồn cung chưa đáp ứng kịp nên tình huống khả thi nhất trong thời gian tới là cầu tới đâu cung leo theo tới đó.  Trưởng bộ phận nghiên cứu Công ty Savills chi nhánh TP HCM Trương An Dương dẫn các số liệu tích cực từ Sở Thống kê TP HCM để minh chứng sức hấp dẫn của thị trường bán lẻ Sài Gòn. Theo đó, từ năm 2005 đến nay, doanh thu của toàn thị trường bán lẻ ở Sài Gòn đã tăng hơn 20% mỗi năm. 5 tháng đầu năm 2010, doanh thu bán lẻ toàn thành phố đã tăng gần 35%.  Bên cạnh đó, ông cho rằng, lợi thế của thị trường bán lẻ còn phụ thuộc vào sự phát triển lớn mạnh của tầng lớp trung và thượng lưu ngày càng tăng lên tại đô thị. Một số các tập đoàn bán lẻ nước ngoài cũng như trong nước đã nhận ra những triển vọng sáng sủa của thị trường này và đang có những chiến lược triển khai hệ thống phân phối ở các thành phố lớn của Việt Nam. Chính những xu thế này của nguồn cung và nguồn cầu sẽ quyết định giá thuê mặt bằng bán lẻ trong thời gian tới.  Theo ghi nhận của VnExpress.net, dù thị trường bán lẻ được đánh giá có nhiều triển vọng nhưng thực tế TP HCM vẫn có những khu thương mại ở ngoại thành hoạt động không hiệu quả trong một năm qua. Các điểm bán lẻ này rất vắng khách, còn nhiều mặt bằng trống thậm chí một số gian hàng dịch vụ tạm thời đóng cửa vì quá ế ẩm.  Vũ Lê
Mặt bằng bán lẻ khu trung tâm đang "nóng" nhưng vẫn có toà tháp thương mại khu vực rìa nội đô bị ế ẩm, vắng khách thuê. Điều này khiến giới địa ốc lo ngại khi Sài Gòn đang nổ ra cuộc đua xây trung tâm thương mại khắp nơi. Ảnh: Vũ Lê.

Hàng loạt dự án trung tâm thương mại khác cũng chuẩn bị khai trương hoặc thi công vào năm sau. Theo kế hoạch, tập đoàn Pau Jar (Đài Loan) sẽ khánh thành trung tâm thương mại The Flemington giai đoạn II vào quý một năm 2011. Dự án thiết kế theo mô hình ẩm thực và dịch vụ hỗ trợ văn phòng với tổng diện tích sàn 7.500 m2. Quận 7 có dự án Crescent Mall đang thi công dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2011 đầu năm 2012. Nếu hoàn tất giải phóng mặt bằng khu Eden tại quận 1, Công ty Vincom dự tính khởi công dự án Times Square tại đây.

Trong năm 2012, Sài Gòn sẽ có 7 dự án trung tâm thương mại được khởi công. Đó là các dự án: Saigon M&C quận 1, Tân Phong Shopping Complex, Sunrise City quận 7, Metropolis, Sport City, Thảo Điền Pearl quận 2 và Saigon Pearl quận Bình Thạnh. Hoà chung cuộc đua này, tập đoàn Berjaya (Malaysia) đang lập kế hoạch triển khai dự án Saigon Financial Center, dự kiến hoàn thành năm 2013.

Tuy tần suất khởi công, khai trương dày đặc nhưng các dự án này đa phần rải đều ở quận rìa trung tâm, rất ít dự án lớn tại quận 1. Giá thuê mặt bằng xa nội đô Sài Gòn lại đang giảm nhẹ, còn khoảng 30 - 40 USD mỗi m2 một tháng và vắng khách thuê. Điều này trái ngược với các vị trí đắc địa khu trung tâm có giá thuê cao nhất khoảng 115-131 USD mỗi m2.

Trong khi Sài Gòn đang đứng trước nguy cơ bội cung mặt bằng bán lẻ trong vài năm tới thì các đơn vị tư vấn bất động sản vẫn lạc quan với động thái đua xây trung tâm thương mại.

Giám đốc điều hành Công ty CB Richard Ellis Việt Nam (CBRE), Richard Leech cho rằng, trong 3 năm nữa nguồn cung tăng mạnh nhưng rất khó đoán thị trường sẽ đi theo chiều hướng nào. Điều này phụ thuộc vào hoàn cảnh kinh tế, lượng cung cầu của từng thời điểm.

Ông Leech cho rằng hiện nhu cầu điểm bán lẻ tại TP HCM đặc biệt là khu trung tâm rất lớn trong khi nguồn cung chưa đáp ứng kịp nên tình huống khả thi nhất trong thời gian tới là cầu tới đâu cung leo theo tới đó.

Trưởng bộ phận nghiên cứu Công ty Savills chi nhánh TP HCM Trương An Dương dẫn các số liệu tích cực từ Sở Thống kê TP HCM để minh chứng sức hấp dẫn của thị trường bán lẻ Sài Gòn. Theo đó, từ năm 2005 đến nay, doanh thu của toàn thị trường bán lẻ ở Sài Gòn đã tăng hơn 20% mỗi năm. 5 tháng đầu năm 2010, doanh thu bán lẻ toàn thành phố đã tăng gần 35%.

Bên cạnh đó, ông cho rằng, lợi thế của thị trường bán lẻ còn phụ thuộc vào sự phát triển lớn mạnh của tầng lớp trung và thượng lưu ngày càng tăng lên tại đô thị. Một số các tập đoàn bán lẻ nước ngoài cũng như trong nước đã nhận ra những triển vọng sáng sủa của thị trường này và đang có những chiến lược triển khai hệ thống phân phối ở các thành phố lớn của Việt Nam. Chính những xu thế này của nguồn cung và nguồn cầu sẽ quyết định giá thuê mặt bằng bán lẻ trong thời gian tới.

Theo ghi nhận của VnExpress.net, dù thị trường bán lẻ được đánh giá có nhiều triển vọng nhưng thực tế TP HCM vẫn có những khu thương mại ở ngoại thành hoạt động không hiệu quả trong một năm qua. Các điểm bán lẻ này rất vắng khách, còn nhiều mặt bằng trống thậm chí một số gian hàng dịch vụ tạm thời đóng cửa vì quá ế ẩm.

Vũ Lê

VnExpress

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.