Đưa vào sử dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư từ năm 2020

Đưa vào sử dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư từ năm 2020
(PLO) - Thượng tướng Lê Quý Vương,Thứ trưởng Bộ Công an cho biết,chậm nhất vào ngày 1/1/2020 phải hoàn thiện, đưa vào sử dụng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Dù đây là cơ sở dữ liệu dùng chung cho các ngành, địa phương nhưng việc bảo đảm an toàn thông tin, bảo mật dữ liệu phải được đặt lên hàng đầu.

Bảo đảm an ninh, an toàn thông tin

Theo Bộ Công an, cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư có vai trò rất quan trọng, tập hợp thông tin cơ bản nhất của công dân Việt Nam được chuẩn hóa, số hóa, quản lý và lưu trữ bằng hạ tầng thông tin với việc mỗi một người sẽ được cấp một mã số định danh thay thế cho các giấy hành liên quan tới thân nhân.  Qua đó, nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước, xóa bỏ tình trạng công dân phải sử dụng nhiều loại giấy tờ. Đồng thời góp phần đẩy mạnh dịch vụ công trực tuyến tại các bộ ngành, địa phương và tiến tới xây dựng Chính phủ điện tử ở Việt Nam.

Tại hội nghị triển khai Chỉ thị số 07 của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư ngày 14/11 vừa qua, Thượng tướng Lê Quý Vương, Thứ trưởng Bộ Công an khẳng định: “Mỗi người phải có một số định danh cá nhân từ khi sinh ra; đến tuổi quy định phải được cấp Căn cước công dân. Đồng thời với cấp mới Căn cước công dân, sẽ tiến tới cấp đổi CMND thành Căn cước công dân để phù hợp với số định danh cá nhân. 12 số trên thẻ Căn cước công dân chính là số định danh của mỗi con người.Trên cơ sở có số định danh cá nhân, Căn cước công dân, xây dựng hình thành cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để quản lý hộ khẩu, hộ tịch và làm cơ sở dùng chung cho tất cả các bộ ngành, địa phương trong giải quyết việc của người dân theo hướng đơn giản hoá, thuận tiện”.

Theo Nghị quyết 112 vừa ban hành, Chính phủ thông qua phương án của Bộ Công an về việc bỏ các thủ tục về sổ hộ khẩu, chứng minh nhân dân trong quản lý dân cư để thống nhất việc quản lý bằng mã số định danh cá nhân. Ở nhóm thủ tục đăng ký thường trú sẽ bãi bỏ hình thức quản lý dân cư đăng ký thường trú bằng “sổ hộ khẩu” và thay thế bằng hình thức cập nhật thông tin trên cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Cùng với việc bãi bỏ sổ hộ khẩu, chứng minh nhân dân, các thủ tục liên quan đến lĩnh vực xuất nhập cảnh, đăng ký xe, đăng ký ngành nghề kinh doanh có điều kiện… cũng sẽ không yêu cầu người dân xuất trình hai loại giấy tờ này. 

Thứ trưởng Bộ Công an cũng cho biết,sau một thời gian triển khai thí điểm, dự án cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư đã đạt nhiều kết quả đáng khích lệ, nhất là hoàn thiện khung pháp lý cho việc triển khai dự án; xây dựng hạ tầng Trung tâm dữ liệu quốc gia về dân cư tại TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh; kết nối Trung tâm Căn cước công dân quốc gia và Trung tâm Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.Đã cấp gần 8 triệu số định danh cho công dân trên 16 địa phương thí điểm cấp thẻ căn cước công dân; 700.000 số định danh cho trẻ em mới sinh. Bên cạnh đó, Bộ Công an đã triển khai thu thập thông tin dân cư ở Phủ Lý (Hà Nam), tỉnh Hoà Bình, triển khai phần mềm quản lý dân cư ở Công an tỉnh Thừa Thiên-Huế, xây dựng quản lý dân cư ở TP Hải Phòng và chuẩn bị nhiều công việc khác nhằm triển khai dự án cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Tuy nhiên, việc thí điểm còn nhiều tồn tại như tình trạng người dân di cư tự do, thiếu sự quản lý trên nhiều phương diện; tra cứu các thông tin về dân cư còn chậm, gây phiền hà cho tổ chức, công dân; phương pháp quản lý dân cư hiện nay còn lạc hậu, cơ bản là thủ công…Chính vì vậy, việc xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thống nhất trên toàn quốc ngày càng quan trọng vì đây là cơ sở dữ liệu nền tảng, tập hợp thông tin cơ bản nhất của tất cả công dân Việt Nam. 

Thời gian tới, Bộ Công an yêu cầu các đơn vị nghiêm túc tổ chức hội nghị triển khai, đào tạo tập huấn nghiệp vụ, giao giám đốc công an tỉnh trực tiếp chịu trách nhiệm về thu thập thông tin, xây dựng cơ sở dữ liệu… nhằm nhanh chóng hoàn thiện dự án quan trọng này.“Tuy nhiên, tuyệt đối không vì áp lực thực hiện dự án mà tăng biên chế”, tướng Vương nhấn mạnh.

Theo quy định,chậm nhất vào ngày 1/1/2020 phải hoàn thiện, đưa vào sử dụng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Để dự án được triển khai hiệu quả, đúng tiến độ, Thứ trưởng Lê Quý Vương yêu cầu Tổng cục Cảnh sát khẩn trương triển khai dự án một cách nghiêm túc, đúng tiến độ, đảm bảo nguồn nhân lực, kinh phí phục vụ việc triển khai dự án. Tổng cục An ninh, Tổng cục Hậu cần-Kỹ thuật, Cục An ninh mạng phối hợp với Tổng cục Cảnh sát tổ chức kiểm tra an ninh, an toàn thiết bị dự án; bảo đảm an ninh, an toàn thông tin, bảo mật dữ liệu trong quá trình xây dựng, vận hành và khai thác cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư...

Trở ngại lớn nhất là kinh phí

Theo lãnh đạo Bộ Công an, xây dựng cơ sở dữ liệu về dân cư là dự án quy mô lớn, tính chất phức tạp, phạm vi triển khai rộng khắp từ Trung ương tới xã, phường, thị trấn khu dân cư với nguồn vốn đầu tư rất lớn nhưng ngân sách còn nhiều hạn chế, khó khăn. Trong khi đó, kinh phí để thực hiện dự án là khoảng 3.000 tỉ đồng.Thực tế, một số địa phương được thí điểm (Huế, Hòa Bình) đã ứng tiền trước để thu thập thông tin nhưng không có tiền scan bản giấy để đưa vào cơ sở dữ liệu nên phải dừng lại.

Trung tướng Trần Văn Vệ, quyền Tổng cục trưởng Tổng cục cảnh sát cho hay:“Bộ Công an giao cho đơn vị xây dựng dự án cơ sở dữ liệu về dân cư từ năm 2010, đến năm 2012 đã xong nhưng vấn đề khó khăn lớn nhất để triển khai là kinh phí. Ban đầu các ban, ngành tính đến phương án triển khai theo hình thức BT, BOT nhưng cuối cùng Thủ tướng Chính phủ quyết định đây là dự án đầu tư bằng nguồn vốn nhà nước. Cơ sở dữ liệu là tài sản nhà nước, giao cho Bộ Công an quản lý, dùng chung cho tất cả bộ, ngành”.

Hiện,Chính phủ đã đồng ý để Bộ Kế hoạch – Đầu tư và Bộ Tài chính cân đối, bố trí trước 230 tỷ đồng cho Bộ Công an tổ chức tập huấn, in ấn tài liệu và hỗ trợ công an địa phương thu thập thông tin.

Mặt khác, Trung tướng Trần Văn Vệ nhìn nhận:“Bước đầu triển khai thu thập cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, trong thực tế chắc chắn sẽ gặp những trường hợp như chênh lệch thông tin về ngày tháng năm sinh giữa sổ hộ khẩu với chứng minh nhân dân, hay ở một số nơi vùng sâu, vùng xa người dân chỉ nhớ tháng sinh âm lịch, không nhớ ngày sinh và cũng không làm giấy khai sinh, lấy tên đệm tùy tiện, không đúng…”.

Bộ Công an đề nghị các bộ, ban, ngành tiếp tục quan tâm, phối hợp chặt chẽ với Bộ Công an trong triển khai dự án cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các nhiệm vụ được phân công trong Luật Căn cước công dân, các văn bản hướng dẫn thi hành và Chỉ thị số 07 của Thủ tướng Chính phủ. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố chỉ đạo các sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân các cấp tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về Luật Căn cước công dân, các văn bản hướng dẫn thi hành và nội dung cơ bản của Chỉ thị số 07 của Thủ tướng Chính phủ.

Ngoài ra, các cơ quan thông tấn, báo chí cần tăng cường thời lượng các buổi tuyên truyền pháp luật về cư trú, về vị trí, tầm quan trọng của cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong thu thập thông tin, xây dựng, quản lý và khai thác cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư…

Để việc triển khai thu thập thông tin dân cư đạt hiệu quả, đảm bảo tiến độ theo kế hoạch đề ra, Bộ Công an đề nghị mỗi công dân cần nắm vững các quy định của pháp luật về xây dựng, quản lý và khai thác Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; quyền và trách nhiệm trong việc cung cấp thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Trong quá trình tổ chức thu thập thông tin dân cư, Bộ Công an đề nghị công dân phối hợp thực hiện một số nội dung như sau:

-Căn cứ vào các giấy tờ tùy thân như: Sổ hộ khẩu, Chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân, Giấy khai sinh…đã được cấp và hướng dẫn của cơ quan Công an để kê khai đầy đủ, chính xác, kịp thời các thông tin cơ bản của bàn thân và người thân trong hộ gia đình vào Phiếu thu thập thông tin dân cư do Bộ Công an phát hành.

-Xuất trình các giấy tờ chứng minh thông tin nhân thân phục vụ việc kiểm tra, xác thực tính chính xác của thông tin dân cư được kê khai trong Phiếu thu thập thông tin dân cư.

-Kiểm tra, ký xác nhận vào mẫu Phiếu thu thập thông tin dân cư để đảm bảo căn cứ pháp lý của thông tin được thu thập, cập nhật vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

- Sau khi hoàn thành việc xây dựng hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư về dân cư, mỗi người dân được quyền khai thác thông tin của mình trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để giải quyết thủ tục hành chính và bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp khác. Bên cạnh đó, để đảm bảo thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư được cập nhật kịp thời, mỗi công dân cũng có trách nhiệm cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời các thông tin khi có sự thay đổi theo quy định.

Tin cùng chuyên mục

Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Quang Vinh.

Quyết tâm đưa Tây Bắc ra khỏi tình trạng 'lõi nghèo'

(PLVN) - Chiều 28/3, tại tỉnh Điện Biên, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp với tỉnh Điện Biên tổ chức Hội nghị tổng kết thực hiện Đề án vận động, hỗ trợ làm nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo tỉnh Điện Biên, hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).

Đọc thêm

Đề nghị kéo dài thời gian thực hiện Đề án “Tuyên truyền, phổ biến Luật Cảnh sát biển Việt Nam giai đoạn 2019-2023”

Đề nghị kéo dài thời gian thực hiện Đề án “Tuyên truyền, phổ biến Luật Cảnh sát biển Việt Nam giai đoạn 2019-2023”
(PLVN) -Chiều 26-3, Bộ Quốc phòng tổ chức Hội nghị tổng kết thực hiện Đề án “Tuyên truyền, phổ biến Luật Cảnh sát biển Việt Nam, giai đoạn 2019-2023”. Thượng tướng Võ Minh Lương, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng chủ trì hội nghị.

Băn khoăn quy định về rút bảo hiểm xã hội 1 lần

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn điều hành nội dung thảo luận.
(PLVN) - Hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH) 1 lần là vấn đề khó, phức tạp. Cả 2 phương án được nêu trong dự thảo Luật BHXH (sửa đổi) trình tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5 vẫn còn ý kiến khác nhau.

Cần thiết bổ sung quy định về tổ hợp công nghiệp quốc phòng

Toàn cảnh hội nghị.
(PLVN) - Sáng 27/3, tiếp tục chương trình Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5, thảo luận về dự án Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp, các đại biểu cho rằng việc dự thảo Luật bổ sung quy định về tổ hợp công nghiệp quốc phòng là cần thiết, với mục tiêu là bảo vệ Tổ quốc, giữ vững an ninh gắn với phòng thủ quốc gia.

Đại biểu Quốc hội ủng hộ cấm tuyệt đối nồng độ cồn khi tham gia giao thông

Đại biểu Nguyễn Đại Thắng phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Sáng 27/3, tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5, thảo luận về dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ (TTATGTĐB), các đại biểu bày tỏ ủng hộ quy định cấm hành vi điều khiển phương tiện tham gia GTĐB mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng đề nghị Chính phủ cần tiếp tục đánh giá tác động sâu hơn, toàn diện hơn đối với chính sách này để tăng tính thuyết phục.

Cân nhắc quy định mở rộng đấu giá biển số xe

Toàn cảnh Hội nghị.
(PLVN) - Sáng 27/3, tại Hội nghị đại biểu Quốc hội (QH) hoạt động chuyên trách lần thứ 5, QH khóa XV, thảo luận về dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, các đại biểu còn có ý kiến khác nhau về việc mở rộng đấu giá biển số xe.

Phổ biến quy định liên quan đến kiều bào tại các Luật mới được Quốc hội thông qua

Thứ trưởng Lê Thị Thu Hằng phát biểu tại hội nghị.
(PLVN) - Ngày 26/3, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN), Bộ Ngoại giao phối hợp với Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Bộ Xây dựng và Bộ Tài nguyên và Môi trường đồng chủ trì tổ chức Hội nghị tuyên truyền, phổ biến nội dung liên quan đến người Việt Nam định cư ở nước ngoài trong Luật Đất đai (sửa đổi), Luật Nhà ở (sửa đổi) và Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) (Hội nghị).

Tránh “bình mới rượu cũ” khi đổi mới tổ chức Tòa án

Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga phát biểu tại hội nghị.
(PLVN) - Ngày 26/3, tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5, nhiệm kỳ khóa XV cho ý kiến về dự án Luật Toà án nhân dân (TAND) (sửa đổi), các đại biểu còn có ý kiến khác nhau về quy định về đổi mới TAND cấp huyện theo thẩm quyền xét xử.

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng làm việc với Ban Cơ yếu Chính phủ

Đại tướng Phan Văn Giang phát biểu tại buổi làm việc. (Ảnh: Tuấn Nam).
(PLVN) - Thực hiện chức năng tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về cơ yếu, thời gian qua, Ban Cơ yếu Chính phủ (Ban CYCP) đã lãnh đạo, chỉ đạo ngành Cơ yếu Việt Nam triển khai thống nhất, đồng bộ, toàn diện các mặt công tác; bảo đảm tuyệt đối bí mật, an toàn, chính xác, kịp thời thông tin phục vụ lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước và lực lượng vũ trang (LLVT) trong mọi tình huống.

Bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Thể hiện tinh thần dân chủ và bản chất vì dân, vì nước của Đảng ta

Đại đoàn kết toàn dân tộc là sức mạnh vô địch của dân tộc Việt Nam. (Ảnh minh họa - Tạp chí Tuyên giáo).
(PLVN) - Những vấn đề được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đề cập trong bài viết vừa mang tính thời sự, vừa mang tính chiến lược, thể hiện rất rõ tinh thần dân chủ và bản chất vì dân, vì nước của Đảng ta. Đây cũng là lời nhắc nhở đối với một số cán bộ, đảng viên tránh xa chủ nghĩa cá nhân, làm việc vì lợi ích cá nhân, tiêu cực, tham nhũng.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Xây dựng, hoàn thiện pháp luật để phát huy tối đa mọi nguồn lực phát triển đất nước

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Xây dựng, hoàn thiện pháp luật để phát huy tối đa mọi nguồn lực phát triển đất nước - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
(PLVN) -  Ngày 25/3, chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 3/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các thành viên Chính phủ không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xây dựng pháp luật gắn với nâng cao hiệu quả tổ chức thi hành pháp luật, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước nhanh và bền vững; đặc biệt, các luật, nghị quyết phải khai thác, phát huy tối đa mọi nguồn lực phát triển của đất nước, tránh lãng phí, tiêu cực, tham nhũng, tránh "xin – cho".

Phát huy vai trò giám sát của các cơ quan dân cử tại địa phương

Các đại biểu tham dự Hội nghị. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Tham luận của một số đại biểu trình bày tại Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác HĐND các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương năm 2023 và triển khai kế hoạch công tác năm 2024 ngày 25/3 đã cho thấy vai trò quan trọng của các cơ quan dân cử trong hoạt động giám sát, góp phần không nhỏ vào những thành quả về phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.

Tổ chức diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước

Thượng tướng Nguyễn Văn Nghĩa chủ trì hội nghị.
(PLVN) -  Sáng 25/3, Thượng tướng Nguyễn Văn Nghĩa, Phó tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam chủ trì Hội nghị làm việc với các cơ quan, đơn vị về xây dựng Đề án tổ chức diễu binh, diễu hành trong Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).