Đưa tiếng Anh đến với học sinh vùng cao

Toàn huyện Mèo Vạc có 2.609 học sinh với 76 lớp 3, nhưng chỉ có 25 giáo viên dạy tiếng Anh, trong đó duy nhất một giáo viên tiếng Anh cấp tiểu học (Nguồn: baodantoc.vn)
Toàn huyện Mèo Vạc có 2.609 học sinh với 76 lớp 3, nhưng chỉ có 25 giáo viên dạy tiếng Anh, trong đó duy nhất một giáo viên tiếng Anh cấp tiểu học (Nguồn: baodantoc.vn)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Để hỗ trợ học sinh dân tộc thiểu số tiếp cận và nâng cao năng lực tiếng Anh. Nhiều giải pháp giáo dục tiếng Anh cho học sinh dân tộc vùng cao đã được triển khai.

Đưa ngoại ngữ đến vùng khó

Thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới, từ năm học 2022 - 2023, môn Tiếng Anh trở thành môn học bắt buộc của học sinh lớp 3 đến lớp 12. Yêu cầu này đang đặt ra nhiều khó khăn cho các trường miền núi, vùng cao. Đối với các em học sinh dân tộc thiểu số, Tiếng Anh chính là ngôn ngữ thứ ba sau tiếng mẹ đẻ và Tiếng Việt mà các em được học. Môn Tiếng Anh vốn dĩ đã rất khó học với không ít học sinh ở miền xuôi hoặc thành phố, nơi có đủ điều kiện học tập. Thế nên, với các học sinh dân tộc thiểu số, khó khăn còn nhân lên gấp nhiều lần.

Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, khoảng 5.780 là số giáo viên ngoại ngữ cần phải bổ sung theo Chương trình giáo dục phổ thông mới cho các khối lớp 3, 4, 5 trên cả nước trong năm học này. Nhiều giải pháp đang được các địa phương triển khai.

Tỉnh Yên Bái biệt phái 15 giáo viên tiếng Anh lên vùng cao để hỗ trợ giảng dạy. (Ảnh: Báo Yên Bái)
Tỉnh Yên Bái biệt phái 15 giáo viên tiếng Anh lên vùng cao để hỗ trợ giảng dạy. (Ảnh: Báo Yên Bái)

Năm học 2022 - 2023, lần đầu tiên triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018, huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái là một trong những địa phương thiếu trầm trọng giáo viên tiếng Anh tiểu học. Toàn huyện có 16 trường tiểu học với hơn 9.000 học sinh nhưng hiện mới chỉ có 1 giáo viên tiếng Anh. Để tháo gỡ khó khăn, tỉnh Yên Bái cũng đã biệt phái 9 giáo viên lên hỗ trợ giảng dạy Tiếng Anh tại một số trường tiểu học và THCS ở huyện vùng cao, tuy nhiên đây cũng chỉ là giải pháp trước mắt.

Toàn huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang có 2.609 học sinh với 76 lớp 3, nhưng chỉ có 25 giáo viên dạy tiếng Anh, trong đó duy nhất một giáo viên tiếng Anh cấp tiểu học. Mặc dù huyện Mèo Vạc đã có chủ trương tăng mức lương hợp đồng với giáo viên tiếng Anh, nhưng vẫn không tuyển được.

Đào tạo giáo viên tiếng Anh cho vùng cao

Cho đến hiện tại, giải pháp điều phối nhân lực là một trong những giải pháp được triển khai tại nhiều vùng cao, nhưng về lâu dài, cần phải có giải pháp căn cơ hơn, không thể trông đợi vào các giải pháp hỗ trợ trước mắt.

Mới đây, tại Trường Marie Curie (Hà Nội) diễn ra buổi ký cam kết hỗ trợ đào tạo giáo viên tiếng Anh cho huyện vùng khó Mèo Vạc. Mức hỗ trợ được chi trả 5 triệu đồng/tháng cho mỗi sinh viên và kéo dài trong 4 năm các em học đại học. Đây là những sinh viên có hộ khẩu thường trú ở huyện Mèo Vạc đã được UBND huyện kết hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Giang lựa chọn trên cơ sở nguyện vọng của các sinh viên. Được biết, số tiền dành cho dự án lần này lấy từ nguồn quỹ của trường Marie Curie đi kèm theo các văn bản pháp lý rõ ràng, đảm bảo cho việc thực hiện đến cùng cam kết.

9 sinh viên đầu tiên được nhận học bổng trong dự án "Đào tạo giáo viên tiếng Anh cho H.Mèo Vạc" (Nguồn: M.C)

9 sinh viên đầu tiên được nhận học bổng trong dự án "Đào tạo giáo viên tiếng Anh cho H.Mèo Vạc" (Nguồn: M.C)

9 sinh viên đầu tiên đang học chuyên ngành tiếng Anh, sư phạm tiếng Anh tại Trường ĐH Khoa học, Trường ĐH Ngoại ngữ (ĐH Thái Nguyên), Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, Trường ĐH Tài nguyên và Môi trường và Học viện Hành chính quốc gia đã ký cam kết sẽ dạy học ở Mèo Vạc (tỉnh Hà Giang) sau khi tốt nghiệp và nhận sự hỗ trợ từ Trường Marie Curie do thầy Xuân Khang đại diện.

Ông Nguyễn Quang Tuấn, Phó giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, chia sẻ đã theo dõi rất sát chương trình dạy tiếng Anh trực tuyến cho Mèo Vạc và đánh giá rất cao đóng góp vì cộng đồng cũng như sức lan tỏa của dự án. Ông Tuấn mong muốn dự án sẽ được nhân rộng đến các trường học khác trên địa bàn Hà Nội để các địa phương còn khó khăn khác trên cả nước nhận được sự chung tay, góp sức từ cộng đồng.

Tháng 12/2022, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 1477/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình “Hỗ trợ nâng cao năng lực ngoại ngữ và hội nhập quốc tế cho thanh thiếu nhi Việt Nam giai đoạn 2022 - 2030”. Trong Quyết định, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Nội vụ nghiên cứu, xây dựng các cơ chế, chính sách, chương trình để kịp thời khuyến khích, động viên và tạo điều kiện cho thanh thiếu nhi Việt Nam, trong đó ưu tiên thanh thiếu nhi khu vực nông thôn, vùng khó khăn, trong quá trình hội nhập quốc tế.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Thay đổi nếp nghĩ cách làm của phụ nữ DTTS tại Quỳ Hợp

Hoạt động truyền thông giáo dục nâng cao nhận thức làm mẹ an toàn, chăm sóc sức khoẻ trẻ em nâng cao nhận thức cho chị em đồng bào DTTS.
(PLVN) - Dự án 8 thuộc Chương trình Mục tiêu Quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đang tạo nên sự thay đổi rõ nét tại huyện Quỳ Hợp (tỉnh Nghệ An). Bằng chứng là những chuyển biến tích cực, giúp chị em phụ nữ nơi đây tự tin hơn, mạnh dạn hơn trong việc thay đổi tư duy và khẳng định vai trò của mình trong gia đình và xã hội.

Đầu tư hơn 41 tỷ làm 2,6km đường lên đèo Ái Âu

Đầu tư hơn 41 tỷ làm 2,6km đường lên đèo Ái Âu
(PLVN) - Tuyến tỉnh lộ 185 đoạn từ UBND xã Thượng Lâm đến đèo Ái Âu (Lâm Bình – Tuyên Quang) dài hơn 2,6km sẽ được đầu tư 41,25 tỷ đồng, trong đó có 39,95 tỷ đồng từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững.

Đẩy mạnh tuyên truyền giảm thiểu tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống cho học sinh Sa Pa

Đẩy mạnh tuyên truyền giảm thiểu tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống cho học sinh Sa Pa
(PLVN) - Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, thị xã Sa Pa (tỉnh Lào Cai) đã và đang đẩy mạnh tuyên truyền sâu rộng về giảm thiểu tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống, nhằm thay đổi nhận thức của bà con các dân tộc thiểu số, đặc biệt là lứa tuổi học sinh để các em có những định hướng đúng đắn cho tương lai.

Lãnh đạo tỉnh Bạc Liêu thăm, chúc mừng sư sãi và đồng bào Khmer dịp lễ Sene Dolta

Lãnh đạo tỉnh Bạc Liêu thăm, chúc mừng sư sãi và đồng bào Khmer dịp lễ Sene Dolta
(PLVN) - Nhân lễ Sene Dolta 2024 của đồng bào Khmer Nam bộ, ngày 27/9, ông Nguyễn Bình Tân - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Nội chính Tỉnh ủy Bạc Liêu dẫn đầu đoàn công tác đến thăm, chúc mừng Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước và các chùa Cù Lao, Cái Giá Giữa, Cái Giá Chót (xã Hưng Hội, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu).

Nậm Pồ chăm lo đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Các chính sách vùng đồng bào dân tộc thiểu số được triển khai tích cực đã góp phần nâng cao đời sống người dân.
(PLVN) - Những năm qua, huyện Nậm Pồ (tỉnh Điện Biên) thường xuyên đẩy mạnh thực hiện các chính sách chăm lo đời sống đồng bào dân tộc thiểu số. Nhờ đó, đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số ngày càng được nâng lên, từng bước xóa đói giảm nghèo, cuộc sống nâng cao rõ rệt.

Cao Bằng ngăn chặn tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Trường Trung học Phổ thông Lý Bôn (Bảo Lâm) tổ chức Hội thi tuyên truyền giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Thời gian qua, tỉnh Cao Bằng đã và đang tiếp tục phát huy hiệu quả chính sách, tăng cường công tác tuyên truyền, thực hiện hiệu quả Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số”, nhằm hướng tới mục tiêu đến năm 2025 ngăn chặn thành công tình trạng tảo hôn trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Quảng Ninh sơ kết 3 năm về phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo

Quang cảnh hội nghị.
(PLVN) -Ngày 10/4, tại TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh tổ chức hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Nghị quyết số 06, “về phát triển bền vững kinh tế - xã hội gắn với bảo đảm vững chắc quốc phòng, an ninh ở các xã, thôn, bản vùng đồng bào DTTS, miền núi, biên giới, hải đảo giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030” và đánh giá kết quả 3 năm thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) trên địa bàn tỉnh.

Hiệu quả trong công tác PBGDPL cho đồng bào dân tộc thiểu số tại Móng Cái

Hiệu quả trong công tác PBGDPL cho đồng bào dân tộc thiểu số tại Móng Cái
(PLVN) - Trong những năm qua, TP Móng Cái (Quảng Ninh) luôn xác định công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của cả hệ thống chính trị. Sau 10 năm triển khai cho đồng bào dân tộc thiểu số tại địa phương đã gặt hái được những thành công và để thấy rõ những hiệu quả của công tác mang lại Báo Pháp luật Việt Nam đã có cuộc trao đổi với ông Hoàng Bá Nam, Tỉnh ủy viên, Bí thư Thành ủy Móng Cái về vấn đề này.