Đưa thực tập sinh sang Nhật Bản: Hợp tác giải quyết những vấn đề mới

Đưa thực tập sinh sang Nhật Bản: Hợp tác giải quyết những vấn đề mới
Nhật Bản và Việt Nam đang nỗ lực để ngăn chặn các công ty môi giới xấu đồng thời cải thiện môi trường sống, làm việc của thực tập sinh kỹ năng Việt Nam tại Nhật Bản.

Do ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19, có khoảng gần 40.000 thực tập sinh Việt Nam đang chờ xuất cảnh sang Nhật Bản nhưng vẫn chưa thể đi. Ở Nhật Bản, khoảng 15.000 thực tập sinh đã hết hạn hợp đồng nhưng không thể về nước. Các cơ quan chức năng đã cùng ngồi với nhau để đưa ra các giải pháp hỗ trợ người lao động, khắc phục tình trạng này.

Đây là thông tin được đưa ra tại hội thảo xúc tiến đào tạo thực tập sinh kỹ năng lần thứ nhất do Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản phối hợp với Tổ chức giao lưu Nhật-Việt (Japan-Vietnam Exchange Organization) và Tập đoàn AIC tổ chức trực tuyến ngày 16/11.

Mở cửa trở lại với thực tập sinh Việt Nam

Hội thảo có sự tham gia của lãnh đạo Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản, đại diện Bộ Ngoại giao Nhật Bản… để cùng tham gia thảo luận giải pháp thúc đẩy và triển khai tốt chương trình đưa thực tập sinh Việt Nam sang Nhật Bản trong tình hình mới. Bên cạnh đó, hai bên cũng bàn cách giải quyết một số vấn đề bất cập của chương trình, nhất là các vấn đề phát sinh do ảnh hưởng bởi COVID-19 của thực tập sinh thời gian gần đây.

Phát biểu tại hội thảo, Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung nhấn mạnh đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng rất lớn đến việc đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài. Hiện nay, hàng chục nghìn lao động Việt Nam theo hợp tác giữa hai nước đã trúng tuyển các hợp đồng đi thực tập kỹ năng tại Nhật Bản và đã hoàn thành chương trình giáo dục định hướng nhưng chưa thể xuất cảnh được vì dịch bệnh. Do đó, Bộ trưởng Đào Ngọc Dũng rất hoan nghênh Chính phủ Nhật Bản đã có những chủ trương mở cửa trở lại tiếp nhận lao động.

Về phía Nhật Bản, ông Kobayyashi Koya, Phụ trách Châu Á, Bộ Ngoại giao Nhật Bản cho biết, dịch bệnh COVID-19 bùng phát khiến Nhật Bản  buộc phải tạm dừng tiếp nhận người nước ngoài vào nhật Bản. Trong bối cảnh đó, việc nhập cảnh của các thực tập sinh trở nên khó khăn.

Tuy nhiên, các thực tập sinh kỹ năng đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ sự phát triển nền kinh tế Nhật Bản. Do đó, dựa trên cơ sở thoả thuận giữa hai nước, phía Nhật Bản đã cho phép tái triển khai chương trình tiếp nhận thực tập sinh kỹ năng Việt Nam. Các thực tập Việt Nam sinh khi sang Nhật Bản phải được kiểm tra sức khoẻ và cách ly trong thời gian 2 tuần, sau đó các thực tập sinh này sẽ được áp dụng các chính sách của thực tập sinh từ trước đến nay.

Dua thuc tap sinh sang Nhat Ban: Hop tac giai quyet nhung van de moi hinh anh 1
 Lao động học tiếng Nhật để sang Nhật Bản làm việc. (Ảnh: TTXVN)

Để việc đưa thực tập sinh sang Nhật Bản thuận lợi hơn, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung đề nghị áp dụng các giải pháp để một số doanh nghiệp phối hợp, thống nhất cùng chuyến bay đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở Nhật Bản. Điều này vừa tiết kiệm cho người lao động, vừa tiết kiệm cho doanh nghiệp và đồng thời đáp ứng được nhu cầu của hai quốc gia.

Ngăn chặn các công ty môi giới xấu

Trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 lan rộng khiến cho nhiều công ty tiếp nhận Nhật Bản và thực tập sinh bị ảnh hưởng, số vụ việc liên quan đến thực tập sinh Việt Nam tại Nhật Bản gia tăng trong thời gian gần đây. Bên cạnh đó, việc triển khai chương trình thực tập kỹ năng cũng đang còn một số bất cập.

Ông Kobayyashi Koya cho hay: “Dịch bệnh kéo dài thì môi trường sống của thực tập sinh kỹ năng ngày càng trở nên khắc nghiệt. Có rất nhiều thực tập sinh kỹ năng đang gặp khó khăn vì bị mất việc làm và không thể về nước.”

Theo Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, còn nhiều vấn đề bất cập cần phải giải quyết khi triển khai chương trình hợp tác giữa hai nước như: Thực tập sinh vi phạm pháp luật, bỏ trốn, cư trú bất hợp pháp… Nguyên nhân cơ bản là không thực hiện tốt trong khâu tuyển chọn, đào tạo ngoại ngữ và giáo dục định hướng cho thực tập sinh trước khi xuất cảnh…Thời gian qua, các tổ chức quản lý lao động giữa hai nước đã tăng cường các giải pháp nhằm hạn chế và ngăn chặn tình trạng tiêu cực, kiên quyết loại bỏ những doanh nghiệp xấu.

Ông Kobayyashi Koya khẳng định Nhật Bản sẽ nỗ lực để ngăn chặn các công ty môi giới xấu và loại bỏ tình trạng thực tập sinh phải trả quá nhiều chi phí trước khi xuất cảnh, đồng thời cải thiện môi trường sống và làm việc của thực tập sinh kỹ năng Việt Nam tại Nhật Bản.

“Bộ Ngoại giao Nhật Bản sẽ tiếp tục phối hợp các bộ, ngành liên quan để các thanh niên sang Nhật Bản với ước mơ học hỏi kỹ năng, làm việc sẽ được vui vẻ và dành tâm huyết công hiến,” ông Kobayyashi Koya nói.

Bộ trưởng Đào Ngọc Dũng cũng cho hay thời gian qua, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đã thu hồi giấy phép của nhiều doanh nghiệp xấu và đình chỉ hoạt động một số doanh nghiệp vi phạm, kiên quyết loại bỏ những doanh nghiệp xấu tham gia vào chương trình phái cử đưa thực tập sinh sang Nhật Bản.

Nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả của chương trình hợp tác về lao động giữa hai quốc gia, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung đề nghị phía Nhật Bản tiếp tục chỉ đạo các cơ quan chức năng phối hợp với Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội thực hiện tốt các quy định mà hai bên đã ký kết, hạn chế hiện tượng tiêu cực, góp phần giảm thiểu thiếu hụt nhân lực cho các doanh nghiệp Nhật Bản, tăng cường hợp tác Việt Nam-Nhật Bản ngày càng hiệu quả hơn./.

Đọc thêm

Lịch nghỉ lễ 30/4 - 1/5 của học sinh, sinh viên

Ảnh minh họa
(PLVN) - Đa số sinh viên cả nước đều được nghỉ lễ 30/4 - 1/5 trong 5 ngày, một số trường đại học cho sinh viên nghỉ dài hơn, có nơi kéo dài 8 ngày. Lịch nghỉ và học bù của học sinh sẽ được điều chỉnh phù hợp.

Hoàn thiện chính sách phát triển giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Trường phổ thông dân tộc nội trú được Nhà nước thành lập cho học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh thuộc gia đình định cư lâu dài tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. (Nguồn ảnh: baochinhphu.vn)
(PLVN) - Trong những năm qua, nhờ sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước, sự nghiệp giáo dục và đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi có những chuyển biến đáng kể. Để phát huy những kết quả đã đạt được, cần tiếp tục thực hiện hiệu quả các chính sách đã ban hành, đồng thời nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện chính sách hỗ trợ phát triển giáo dục đối với khu vực này.

Cần chuẩn bị gì cho thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025?

Học sinh cần xác định lộ trình học tập phù hợp với năng lực và kì thi mình tham gia. (Ảnh minh họa - Nguồn: ĐN)
(PLVN) - Kì thi tuyển sinh đại học những năm gần đây đã có nhiều thay đổi cùng với các kì thi riêng của các trường đại học lớn… Đồng thời, kì thi tốt nghiệp THPT cũng đổi mới phù hợp với Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Vậy học sinh và phụ huynh cần chuẩn bị gì cho những kì thi từ năm 2025 theo chương trình mới?

Sinh viên tốt nghiệp đào tạo nghề và cơ hội được chào đón ở Đức

Đại diện ĐSQ Đức và GIZ chụp ảnh cùng ban lãnh đạo trường Cao đẳng Công nghệ quốc tế LILAMA2.
(PLVN) - Những sinh viên tốt nghiệp có trình độ cao đầu tiên được hỗ trợ bởi Cơ quan hợp tác phát triển của Đức (GIZ) đang trên hành trình đến Đức. Điều này đánh dấu sự khởi đầu một chương đầy hứa hẹn cho lao động lành nghề Việt Nam và hệ thống đào tạo Việt Nam trên trường toàn cầu.