Đưa nền tảng mạng xuyên biên giới vào khuôn khổ pháp lý

Ảnh minh họa - (Nguồn: Ineternet)
Ảnh minh họa - (Nguồn: Ineternet)
(PLVN) - Sự phổ biến của mạng xã hội đã tạo ra một nền tảng lý tưởng cho việc quảng cáo, phát triển doanh nghiệp. Tuy nhiên, thực trạng quảng cáo tràn lan, sai sự thật, có nội dung độc hại đã trở thành vấn đề ngày càng nghiêm trọng trên mạng và cần được chấn chỉnh nghiêm.

“Loạn” quảng cáo trên mạng xã hội

Theo thông tin tại Hội thảo “ASEAN chuyển đổi số báo chí kiến tạo tri thức số” vừa được tổ chức ngày 21/9 thì 50% giá trị quảng cáo “chảy” vào các nền tảng mạng xuyên biên giới. Ông Lưu Đình Phúc - Cục trưởng Cục Báo chí, Bộ Thông tin và Truyền thông (Bộ TT&TT) cho biết, Việt Nam hiện có hơn 800 cơ quan thông tấn, báo chí với gần 1 triệu bài báo được đăng lên hàng ngày. Con số không nhỏ này, cùng với lượng dữ liệu khổng lồ từ cơ quan thông tấn, báo chí và các bài báo đã tạo ra một kho thông tin đa dạng và phong phú.

Cũng theo ông Phúc, doanh thu trong lĩnh vực truyền thông đạt gần 4 tỉ USD thể hiện sự tăng trưởng, tiềm năng của ngành truyền thông trong tạo ra các giá trị kinh tế. Tuy nhiên, việc có đến 50% giá trị quảng cáo đang “chảy” vào các nền tảng xuyên biên giới cộng với các dữ liệu đang được các nền tảng này thu thập khiến cơ quan thông tấn, truyền thông trong nước đang bị mất một nguồn thu lớn.

Trước đó, ngày 31/8/2023, Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử (PTTH-TTĐT), Bộ TT&TT đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính số 138/QĐ-XPVPHC đối với Công ty TNHH Truyền thông WPP (GroupM). Công ty WPP đã có hành vi đặt sản phẩm quảng cáo của Công ty TNHH Bayer Việt Nam (nhãn hàng Redoxon) vào kênh có nội dung vi phạm pháp luật trên mạng xã hội YouTube và không tuân thủ quy định báo cáo về hoạt động cung cấp dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới tại Việt Nam năm 2022 cho cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp. Tổng mức phạt đối với 2 hành vi là 25 triệu đồng.

Đây không phải là trường hợp duy nhất vi phạm về quy định quảng cáo trên mạng xã hội, đặc biệt là các nền tảng mạng xuyên biên giới trong thời gian gần đây.

Hiện nay, các nền tảng mạng xã hội cũng đẩy mạnh thêm nhiều tính năng khiến các hình ảnh, video của họ ngày càng dễ dàng đến với người dùng, nhưng cũng khiến họ bị động tiếp cận nhiều thông tin quảng cáo độc hại, tạo ra những nhu cầu xấu. Người dùng rất dễ dàng tiếp cận với các nội dung quảng cáo phản cảm, sai sự thật, các nội dung mang tính lừa đảo, quảng cáo các hình thức cờ bạc hoặc chất cấm... với hình ảnh, video thu hút, sinh động.

Khung khổ pháp lý là giải pháp bắt buộc và rất quan trọng

Để chấn chỉnh tình trạng “loạn” quảng cáo trên nền tảng ứng dụng xuyên biên giới tại Việt Nam, thời gian qua, Bộ TT&TT đã có nhiều biện pháp đồng bộ như rà quét, phát hiện và xử lý các quảng cáo vi phạm pháp luật về quảng cáo; Yêu cầu nhà phát hành quảng cáo trong nước (báo điện tử, mạng xã hội, trang thông tin điện tử tổng hợp) và đại lý quảng cáo trong nước rà soát, kiểm soát chặt hoạt động quảng cáo xuyên biên giới; Triển khai các biện pháp để kiểm duyệt chặt chẽ nội dung quảng cáo, dừng hợp tác với các nền tảng quảng cáo có nhiều vi phạm; Không hợp tác quảng cáo với các website/nền tảng quảng cáo vi phạm pháp luật đã được công bố trên Cổng Thông tin của Bộ TT&TT; Tiến hành thanh, kiểm tra việc tuân thủ pháp luật trong hoạt động quảng cáo của các tổ chức, doanh nghiệp... Bộ TT&TT cũng đã phối hợp Bộ, ban, ngành, nhất là với Bộ Y tế tăng cường kiểm tra, rà soát để chấn chỉnh các nội dung quảng cáo vi phạm, quảng cáo “thổi phồng” sự thật.

Trong năm 2022, cơ quan quản lý đã thực hiện kiểm tra với 15 tổ chức, cá nhân thực hiện quảng cáo và đã xử lý vi phạm hành chính với 15 tổ chức, cá nhân này với số tiền 210 triệu đồng, đồng thời, kiểm tra 6 doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ quảng cáo tại Việt Nam. 73 trang thông tin điện tử vi phạm quy định pháp luật tại Việt Nam cũng đã được công bố rộng rãi. Trong năm 2023, Bộ TT&TT đã xây dựng danh sách nội dung “đã được xác thực” trên mạng (“White List”) và khuyến nghị các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ quảng cáo, các nhãn hàng xem xét lựa chọn quảng cáo trong “White List” nhằm bảo đảm an toàn thương hiệu, góp phần phát triển hệ sinh thái quảng cáo và nội dung số Việt Nam an toàn, lành mạnh. Cạnh “White List”, Bộ cũng tiến tới xây dựng Danh sách nội dung “xấu độc” trên mạng của đơn vị mình (“Black List”) để loại trừ quảng cáo.

Tháng 3/2023, Bộ TT&TT đã có công văn gửi các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ quảng cáo tại Việt Nam; Các nhãn hàng, doanh nghiệp Việt Nam có hoạt động quảng cáo, đề nghị các đơn vị này tăng cường rà soát, sàng lọc vị trí cài đặt quảng cáo trên mạng, không để quảng cáo bị gắn vào những trang, kênh, tài khoản, nội dung xấu độc, vi phạm pháp luật theo quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định số 70/2021/NĐ-CP; Chấm dứt tình trạng triển khai quảng cáo tràn lan không kiểm soát, dẫn đến việc gián tiếp tiếp tay cho các nội dung xấu độc, vi phạm pháp luật được sản xuất và phát tán trên không gian mạng.

Và để trong sạch hóa môi trường quảng cáo trên mạng, cần đến sự hoàn thiện về hành lang pháp lý hơn nữa, cũng như sự quyết liệt, mạnh mẽ tra soát, xử lý sai phạm của các cơ quan quản lý, đồng thời còn cần có sự hợp tác giữa các nền tảng mạng xã hội, người dùng và các cơ quan hữu quan.

Tại Hội nghị sơ kết công tác thông tin và truyền thông 6 tháng đầu năm và phương hướng, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2023 của Bộ TT&TT, Cục trưởng Cục PTTH-TTĐT Lê Quang Tự Do nhấn mạnh, công tác đấu tranh với nền tảng xuyên biên giới để làm trong sạch, lành mạnh không gian mạng là nhiệm vụ khó khăn, vì không có tiền lệ, không có quy định sẵn để thi hành. Bởi vậy, bên cạnh các giải pháp về kinh tế, kỹ thuật, công nghệ, thì việc xây dựng khung khổ pháp lý là giải pháp bắt buộc và rất quan trọng. Việc yêu cầu các nền tảng xuyên biên giới đặt văn phòng tại Việt Nam, tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam đã được quy định trong Luật An ninh mạng và nhiều văn bản pháp luật khác.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Về miền “Tháng tám giỗ cha, tháng ba giỗ mẹ”…

Di tích Đền Trần Nam Định.
(PLVN) - Ở Nam Định, nếu như Đền Trần tượng trưng cho tín ngưỡng thờ Cha thì Phủ Dầy gắn với tín ngưỡng thờ Mẫu (Mẹ). Nếu như Đền Trần có nghi lễ khai Ấn đêm 14 tháng Giêng thì Phủ Dầy gắn liền với chợ Viềng mỗi năm chỉ họp một phiên…

Đất và người xứ Đông

Sự đa dạng về địa hình, cảnh quan thiên nhiên và hệ thống di tích là những thế mạnh để phát triển du lịch của Hải Dương.
(PLVN) - Chuyện rằng, Hà Nội là xứ kinh kỳ, là trung tâm vùng đồng bằng Bắc bộ. Bao quanh trung tâm là 4 hướng: Đông, Tây, Nam, Bắc. Và ở xứ Đông là Hải Dương có một địa danh gắn với chữ “tứ”, đó là Tứ Kỳ…

Sứ mệnh Hoa Lư sẽ trở thành đô thị cố đô - di sản

Du lịch miền di sản cố đô, điểm hẹn bốn mùa. Ảnh Sở Du lịch Ninh Bình.
(PLVN) - Theo các chuyên gia, Nghị quyết số 16-NQ/TU ngày 23/8/2023 của Ban Chấp hành Đảng bộ Ninh Bình về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2023 - 2030, trong đó mục tiêu đến năm 2025 sẽ định hình tính chất đơn vị hành chính mới sau hợp nhất thành phố Ninh Bình và huyện Hoa Lư là “Đô thị Cố đô - Di sản” là đúng đắn và có tầm nhìn…

Diễn đàn giao lưu văn hóa nghệ thuật 'Thanh niên với Sắc màu Văn hóa ASEAN'

Ban tổ chức trao Giấy chứng nhận cho các nghệ nhân và đơn vị tham gia chương trình.
Tối 20/10, tại Khu du lịch sinh thái Thung Nham (tỉnh Ninh Bình), Cục Hợp tác quốc tế, Cục Nghệ thuật biểu diễn và Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Ninh Bình tổ chức Diễn đàn giao lưu văn hóa nghệ thuật "Thanh niên với Sắc màu Văn hóa ASEAN".

Nữ cán bộ nội đô và ký ức Hà Nội tháng 10 năm ấy…

Ảnh tư liệu
(PLVN) - 70 năm đã trôi qua, nhưng ngày 10/10/1954 là dấu ấn lịch sử không thể quên đối với các thế hệ người dân Việt Nam nói chung, Thủ đô Hà Nội nói riêng. Với bà Đỗ Thị Kim Dung, nguyên cán bộ Thành hội Phụ nữ Hà Nội, một chứng nhân lịch sử, đã từng tham gia sự kiện lịch sử trọng đại của dân tộc 70 năm về trước, thì ngày này còn có một ý nghĩa đặc biệt, trở thành một kỷ niệm không phai với những năm tháng thanh xuân đầy nhiệt huyết…

Hành trình tỏa sáng của những bóng hồng thể thao

Nghị lực dệt nên cô gái vàng Nguyễn Thị Oanh của ngày hôm nay. (Ảnh: Ngọc Dương)
(PLVN) - Tại các đấu trường thể thao khắc nghiệt, đã không ít lần chúng ta thấy những vận động viên nữ Việt Nam khẳng định sức mạnh, tài năng của mình bằng những huy chương mang về cho đất nước. Từ giây phút thi đấu căng thẳng cho đến khoảnh khắc chạm đỉnh vinh quang, hành trình tỏa sáng của những bóng hồng này đã trở thành biểu tượng truyền cảm hứng cho phái nữ.

Phụ nữ Dao Tiền thay đổi cuộc sống từ du lịch cộng đồng

Bà con làng Hoài Khao trình diễn nghề in thêu hoa văn bằng sáp ong dưới mái nhà âm dương. (Ảnh: Ngọc Anh)
(PLVN) - Từ khi các mô hình du lịch cộng đồng phát triển và lan tỏa trong nhiều vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, nghề thủ công truyền thống của cộng đồng người Dao Tiền ở huyện Nguyên Bình (Cao Bằng) đã dần trở thành sản phẩm du lịch đem lại hiệu quả kinh tế cao cho bà con. Phụ nữ Dao Tiền với khát vọng thay đổi cuộc sống được “đánh thức”. Đời sống vật chất và tinh thần của bà con ngày càng nâng cao.

Hà Nội bảo tồn, giữ gìn trầm tích văn hóa ngàn năm

Hồ Hoàn Kiếm đẹp thơ mộng. (Ảnh: Q.T)
(PLVN) - Không chỉ là trung tâm chính trị, kinh tế, khoa học, giáo dục quan trọng của cả nước, Hà Nội còn chứa đựng trầm tích văn hóa được bồi đắp qua hàng nghìn năm lịch sử với hệ thống di sản văn hóa vật thể và phi vật thể đa dạng, phong phú và đặc sắc. UBND TP Hà Nội vừa ban hành kế hoạch bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa trên địa bàn thành phố đến 2025 và các năm tiếp theo. TP Hà Nội dự kiến chi ngân sách hơn 14.000 tỷ đồng để đầu tư tu bổ, tôn tạo các di tích trên địa bàn.

Rầu lòng 'vợ chồng nhí' nơi đại ngàn

Thanh thiếu niên dân tộc thiểu số được tuyên truyền phòng chống tảo hôn, buôn bán người dưới nhiều hình thức.
(PLVN) - Dù rất nhiều nỗ lực, song ở khu vực vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn nơi có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống vẫn tiềm ẩn nguy cơ cao diễn ra tình trạng tảo hôn, kết hôn cận huyết, gây ra nhiều hệ lụy đối với bản thân, gia đình và xã hội…

Một phác thảo toàn diện về Hà Nội thời cận đại

Một phác thảo toàn diện về Hà Nội thời cận đại
(PLVN) - Hà Nội thời cận đại - từ nhượng địa đến thành phố (1873 - 1945) nhằm giúp độc giả có một hình dung vừa bao quát vừa cụ thể, thấy được sự chuyển mình của Hà Nội trong quá trình trở thành một “thành phố Pháp” - thủ phủ của Liên bang Đông Dương, cuốn sách của tác giả Đào Thị Diến đã xây dựng một hệ thống lớp lang gồm 40 bài viết về hầu khắp các phương diện của lịch sử Hà Nội thời kỳ này.

Khi tâm hồn cũng cần được “thải độc”

Nhiều người chọn thiền định như một phương pháp “thanh lọc” tâm trí, “thải độc” tâm hồn. (Nguồn: TL)
(PLVN) - Trong cuộc sống hiện đại, khái niệm “thải độc” đã trở nên phổ biến và người ta thường liên tưởng đến việc thanh lọc cơ thể khỏi các độc tố thông qua các phương pháp như detox, ăn kiêng, tham gia các liệu trình sức khỏe. Tuy nhiên, có một khía cạnh ít được chú ý nhưng không kém phần quan trọng, đó là việc thải độc cho tâm trí thì nhiều người đang “bỏ quên”.

Về nhé bạn ơi!

Ảnh minh họa. (Nguồn: N.T)
(PLVN) - Cứ sáng sớm hơn 4 giờ bố sẽ gọi tôi dậy. Vệ sinh cá nhân xong là đi học. Nhà tôi cách trường hơn 10 cây số. Cả làng chỉ có mình tôi đi bộ nên sáng nào cũng vậy, bố đều đi cùng cho tới khi gặp được người đi chợ thì ông mới quay về.

Miền thơ ấu

Ảnh minh họa. (Nguồn: B.T)
(PLVN) - Sáng đi học, chiều vừa chăn bò, cắt cỏ. Nếu không cắt cỏ thì phải vơ lá. Thôi thì đủ các loại lá, lá tre, lá vải, gốc cây ngô, dây bù lào già (cây bí đỏ)… để về làm củi đun.