Đưa bệnh nhân vào “danh sách chết”, bác sỹ được thưởng?

(PLO) - Truyền thông Anh đưa tin, các bác sỹ tại nước này đang được nhận thêm khoản tiền thưởng 50 bảng (80,6 USD) nếu đưa các bệnh nhận vào “danh sách chết” gây tranh cãi nhằm giảm số bệnh nhân tại các giường bệnh. 
Theo tính toán, mỗi ca tử vong diễn ra bên ngoài một bệnh viện thuộc Dịch vụ y tế công (NHS) của Anh tốn khoảng 1.000 bảng (1.600 USD). Trong khi đó, tính trung bình, mỗi ca tử vong tại các bệnh viện, NHS tốn khoảng 3.065 bảng (gần 5.000 USD). Do đó, giới chức y tế Anh đã đưa chương trình thí điểm có tên gọi “Tài liệu vàng” vào thử nghiệm tại 41 đơn vị khám chữa bệnh thuộc NHS ở các hạt Ipswich và East Suffolk trong thời gian từ tháng 7/2011 cho đến hết tháng 9 vừa qua. 
Một bệnh viện thuộc NHS. Ảnh: Internet
 Một bệnh viện thuộc NHS. Ảnh: Internet
Theo chương trình nói trên, các bác sỹ sẽ lập ra “các kế hoạch chăm sóc tiên tiến” cho các bệnh nhân mà họ dự đoán sẽ tử vong trong vòng 1 năm và nhận được số tiền hơn 80 USD cho mỗi bệnh nhân đồng ý chăm sóc tại nhà trong “Bản kế hoạch chăm sóc cuối đời”. 
Về phía các bệnh nhân tham gia chương trình thử nghiệm nói trên, họ sẽ được các bác sỹ thảo luận về cái chết cũng như được yêu cầu nêu ra địa điểm mà họ muốn trút hơi thở cuối cùng, về việc liệu họ có muốn tỉnh lại hay không và những loại thuốc mà họ muốn sử dụng trong những giờ cuối đời. 
Theo các tài liệu mà tờ Daily Mail tiếp cận được, “mục tiêu chính” của dự án đang trong giai đoạn thử nghiệm này là “để chuyển địa điểm tử vong” của các bệnh nhân ra khỏi bệnh viện, do đó sẽ “giảm các chi phí chăm sóc sức khỏe”. Những người đứng đằng sau chương trình này nói rằng động lực chính khiến họ đưa vào thực hiện chương trình này là để cho các bệnh nhân có được một cái chết êm ái hơn.
Trong khi đó, những người chỉ trích nói rằng chương trình này có thể dẫn đến việc bệnh nhân sẽ bị từ chối các điều trị y khoa cơ bản. Ba tháng trước, dịch vụ cấp cứu của Anh đã bị chỉ trích nặng nề vì đã từ chối không đưa bệnh nhân trong “danh sách chết” đến cấp cứu tại bệnh viện. 
“Tôi nghĩ mọi thứ đều là vì tiền, với chi phí của một giường bệnh lên đến 200 bảng (khoảng 322 USD) mỗi ngày” – Tiến sỹ Anthony Cole, quyền Chủ tịch Liên minh Y đức nói với tờ Daily Mail. Bác sỹ Cole cho rằng, những người ủng hộ dự án này đang sa lầy vào những tính toán về tài chính. Ông Cole cũng lo ngại dự án sẽ dẫn đến việc chăm sóc sức khỏe không phù hợp cho các bệnh nhân trong những ngày cuối đời của họ. 
Đồng quan điểm với ông Cole, Tiến sỹ Gillian Craig - một bác sỹ lão khoa đã về hưu - cho biết, bà cảm thấy rất khó hiểu về việc thưởng cho bác sĩ khi họ liệt bệnh nhân vào “danh sách chết”. Theo bác sĩ Craig, các bác sĩ ở Anh có lương bổng khá tốt nên họ không cần phải kiếm thêm những khoản tiền thưởng “không có lương tâm” như vậy.

Đọc thêm

Nghề giáo bốn phương

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)
(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.