Đưa ‘ánh sáng tri thức’ đến học sinh vùng dân tộc thiểu số

Học sinh trường bán trú vùng cao Việt Bắc
Học sinh trường bán trú vùng cao Việt Bắc
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Ưu đãi giáo dục cho trẻ em tại các vùng đồng bào dân tộc thiểu số luôn được xem là công cụ chính sách hữu hiệu giúp xoá đói, giảm nghèo, cải thiện phúc lợi và bảo đảm quyền bình đẳng trong học tập cho các em. 

Ưu tiên phát triển giáo dục

Những năm qua, để mọi người dân đều được hưởng thành quả tăng trưởng bao trùm, phát triển bền vững, nhiều chủ trương, chính sách hỗ trợ, nhất là trong lĩnh vực giáo dục đã được Đảng và Nhà nước chỉ đạo thực hiện hiệu quả. Trong đó, có nhiều chính sách ưu tiên đầu tư phát triển giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Nhờ đó, sự nghiệp giáo dục ở vùng dân tộc thiểu số đã có những chuyển biến đáng kể.

Đến nay, mạng lưới trường lớp từ mầm non đến trung học phổ thông ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi nước ta được củng cố và phát triển. Các thôn, bản vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới đã có lớp mầm non, tiểu học. 100% xã đã có trường tiểu học, trung học cơ sở; trung tâm cụm xã, các huyện đều có trường trung học phổ thông. Hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú , trường phổ thông dân tộc bán trú và trường dự bị đại học ngày càng phát huy vai trò tích cực, cơ bản đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn cán bộ người dân tộc thiểu số cho các địa phương nơi đây.

Một trường học với vùng cao

Cơ sở vật chất, thiết bị trường học phục vụ hoạt động dạy và học của các cơ sở giáo dục vùng dân tộc thiểu số, miền núi được quan tâm đầu tư xây dựng để từng bước nâng cao chất lượng dạy và học, nhiều trường mầm non, phổ thông đã đạt chuẩn quốc gia. Năng lực chuyên môn nghiệp vụ và đời sống của đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý công tác ở giáo dục vùng dân tộc thiểu số, miền núi không ngừng được nâng cao.

Từ đó góp phần ổn định và phát triển quy mô giáo dục, tạo điều kiện cho các cơ sở giáo dục phấn đấu đạt chuẩn quốc gia và hoàn thiện dần mạng lưới cơ sở giáo dục ở các địa phương, từng bước nâng cao quy mô mạng lưới và chất lượng giáo dục trong các trường chuyên biệt.

Nhiều kết quả tích cực

Hiện nay, các địa phương vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đều đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non trẻ 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học, phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Theo số liệu thống kê của ngành giáo dục, tỷ lệ học sinh dân tộc thiểu số đi học đúng độ tuổi ở cấp tiểu học đạt 98,6% (tỷ lệ chung của cả nước là 99,7%); tỷ lệ học sinh dân tộc thiểu số hoàn thành chương trình giáo dục tiểu học vào học cấp trung học cơ sở đạt 93,2% (tỷ lệ chung của cả nước là 94,3%); tỷ lệ người dân tộc thiểu số độ tuổi từ 15-60 tuổi biết chữ mức độ 1 là 93,7% (tỷ lệ chung của cả nước là 98,8%).

Chính sách ưu đãi giáo dục đã phát huy vai trò cho trẻ em vùng cao

Chính sách ưu đãi giáo dục đã phát huy vai trò cho trẻ em vùng cao

Hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú và trường dự bị đại học ngày càng được được đầu tư, phát triển và không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục. Năm học 2022-2023, có 318 trường phổ thông dân tộc nội trú với quy mô 105.000 học sinh nội trú, toàn quốc 1.139 trường phổ thông dân tộc bán trú ở 29 tỉnh/thành phố với 245.080 học sinh bán trú.

Bên cạnh đó, còn có 2.176 trường phổ thông có học sinh bán trú với số lượng 213.199 học sinh bán trú. Có 04 trường dự bị đại học và trường phổ thông Vùng cao Việt Bắc có hệ dự bị đại học với quy mô khoảng 3.000 học sinh dự bị/năm.

Nhìn chung, công tác giáo dục và đào tạo vùng dân tộc thiểu số và miền núi đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ. Chính sách, chế độ hỗ trợ cho trẻ em, học sinh, sinh viên vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, vùng đặc biệt khó khăn cơ bản đã phủ khắp đối tượng, tạo điều kiện cho các em được tham gia học tập, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nơi đây.

Đọc thêm

Hiệu quả từ Dự án thực hiện bình đẳng giới và phát triển đời sống phụ nữ - trẻ em tại huyện rẻo cao

Một buổi truyền thông phòng, chống bạo lực gia đình, chăm sóc sức khoẻ sinh sản và ra mắt "đia chỉ tin cậy tại cộng đồng"
(PLVN) -Với địa hình nhiều đồi núi phức tạp, kinh tế còn nhiều khó khăn, nhận thức của một bộ phận người dân còn hạn chế, Dự án 8 thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia đã đạt được những thành công bước đầu trong việc thúc đẩy bình đẳng giới và giải quyết các vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em nơi đây.

Thắp sáng niềm tin nơi vùng cao Kỳ Sơn: Hành trình đồng hành cùng phụ nữ và trẻ em

Chiến dịch truyền thông phòng, chống tảo hôn-hôn nhân cận huyết thống.
(PLVN) - Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Kỳ Sơn đã trở thành cánh tay nối dài của Dự án 8 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Nghệ An giai đoạn 2020-2025. Sứ mệnh này không chỉ là trách nhiệm, mà còn là lời cam kết bền bỉ trong hành trình nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho phụ nữ và trẻ em nơi đây.

Lan tỏa tinh thần đại đoàn kết các dân tộc ở Bạc Liêu

Quang cảnh Đại hội.
(PLVN) - Ngày 23/11, tại Trung tâm Văn hóa tỉnh Bạc Liêu, đã diễn ra Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Bạc Liêu lần thứ IV - năm 2024. Ông Hầu A Lềnh - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc của Chính phủ, dự và phát biểu chỉ đạo Đại hội.

Dự án 8 - Cánh cửa mở ra cơ hội mới cho phụ nữ dân tộc thiểu số Nghệ An

Truyền thông phòng chống bạo lực gia đình chăm sóc sức khoẻ sinh sản và ra mắt mô hình "Địa chỉ tin cậy tại cộng đồng" huyện Tương Dương.
(PLVN) - Dự án 8 Chương trình MTQG phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi nâng cao vị thế của phụ nữ trong gia đình và xã hội với tinh thần "không ai bị bỏ lại phía sau," đã trở thành động lực mạnh mẽ thay đổi cuộc sống của hàng nghìn phụ nữ tại Nghệ An. Những hoạt động thiết thực của dự án không chỉ góp phần nâng cao nhận thức, cải thiện đời sống mà còn trao quyền và mở ra cơ hội mới, giúp phụ nữ dân tộc thiểu số tự tin khẳng định vị thế trong gia đình và xã hội.

Thay đổi nếp nghĩ cách làm của phụ nữ DTTS tại Quỳ Hợp

Hoạt động truyền thông giáo dục nâng cao nhận thức làm mẹ an toàn, chăm sóc sức khoẻ trẻ em nâng cao nhận thức cho chị em đồng bào DTTS.
(PLVN) - Dự án 8 thuộc Chương trình Mục tiêu Quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đang tạo nên sự thay đổi rõ nét tại huyện Quỳ Hợp (tỉnh Nghệ An). Bằng chứng là những chuyển biến tích cực, giúp chị em phụ nữ nơi đây tự tin hơn, mạnh dạn hơn trong việc thay đổi tư duy và khẳng định vai trò của mình trong gia đình và xã hội.

Đầu tư hơn 41 tỷ làm 2,6km đường lên đèo Ái Âu

Đầu tư hơn 41 tỷ làm 2,6km đường lên đèo Ái Âu
(PLVN) - Tuyến tỉnh lộ 185 đoạn từ UBND xã Thượng Lâm đến đèo Ái Âu (Lâm Bình – Tuyên Quang) dài hơn 2,6km sẽ được đầu tư 41,25 tỷ đồng, trong đó có 39,95 tỷ đồng từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững.

Đẩy mạnh tuyên truyền giảm thiểu tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống cho học sinh Sa Pa

Đẩy mạnh tuyên truyền giảm thiểu tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống cho học sinh Sa Pa
(PLVN) - Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, thị xã Sa Pa (tỉnh Lào Cai) đã và đang đẩy mạnh tuyên truyền sâu rộng về giảm thiểu tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống, nhằm thay đổi nhận thức của bà con các dân tộc thiểu số, đặc biệt là lứa tuổi học sinh để các em có những định hướng đúng đắn cho tương lai.

Lãnh đạo tỉnh Bạc Liêu thăm, chúc mừng sư sãi và đồng bào Khmer dịp lễ Sene Dolta

Lãnh đạo tỉnh Bạc Liêu thăm, chúc mừng sư sãi và đồng bào Khmer dịp lễ Sene Dolta
(PLVN) - Nhân lễ Sene Dolta 2024 của đồng bào Khmer Nam bộ, ngày 27/9, ông Nguyễn Bình Tân - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Nội chính Tỉnh ủy Bạc Liêu dẫn đầu đoàn công tác đến thăm, chúc mừng Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước và các chùa Cù Lao, Cái Giá Giữa, Cái Giá Chót (xã Hưng Hội, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu).

Nậm Pồ chăm lo đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Các chính sách vùng đồng bào dân tộc thiểu số được triển khai tích cực đã góp phần nâng cao đời sống người dân.
(PLVN) - Những năm qua, huyện Nậm Pồ (tỉnh Điện Biên) thường xuyên đẩy mạnh thực hiện các chính sách chăm lo đời sống đồng bào dân tộc thiểu số. Nhờ đó, đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số ngày càng được nâng lên, từng bước xóa đói giảm nghèo, cuộc sống nâng cao rõ rệt.

Cao Bằng ngăn chặn tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Trường Trung học Phổ thông Lý Bôn (Bảo Lâm) tổ chức Hội thi tuyên truyền giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Thời gian qua, tỉnh Cao Bằng đã và đang tiếp tục phát huy hiệu quả chính sách, tăng cường công tác tuyên truyền, thực hiện hiệu quả Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số”, nhằm hướng tới mục tiêu đến năm 2025 ngăn chặn thành công tình trạng tảo hôn trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số.