Dự thảo tiêu chuẩn giáo sư, phó giáo sư: E ngại 'bình mới, rượu cũ'

Nếu cứng nhắc, GS, PGS sẽ chỉ là bổ nhiệm theo… quy trình. Ảnh minh họa
Nếu cứng nhắc, GS, PGS sẽ chỉ là bổ nhiệm theo… quy trình. Ảnh minh họa
(PLO) - Bộ GD-ĐT, Hội đồng chức danh giáo sư, phó giáo sư (GS, PGS) nhà nước vừa ban hành dự thảo quy định tiêu chuẩn, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm chức danh GS, PGS. 

Thế nhưng, Dự thảo chưa đáp ứng được đòi hỏi của dư luận, cần phải có những tiêu chuẩn riêng, phù hợp với từng ngành khoa học cụ thể, không thể có một bộ chuẩn chung cho tất cả các ngành. Đó là ý kiến của nhiều chuyên gia tại buổi tọa đàm góp ý dự thảo quy định tiêu chuẩn chức danh GS, PGS do tạp chí Tia Sáng tổ chức mới đây.

Xét tổng số… vô cảm?

Điểm mới nhất trong quy định mới là yêu cầu các ứng viên GS phải có công bố quốc tế. Cụ thể, đến năm 2019, ứng viên thuộc nhóm ngành Khoa học Tự nhiên, Kỹ thuật và Công nghệ (KHTN, KT&CN) phải là tác giả chính và đã công bố được ít nhất 2 bài báo khoa học trên tạp chí khoa học quốc tế thuộc hệ thống ISI, Scopus; hoặc ít nhất một bài báo khoa học thuộc hệ thống ISI, Scopus và một quyển hoặc chương sách phục vụ đào tạo được xuất bản bởi một nhà xuất bản có uy tín trên thế giới; hoặc ít nhất một bài báo khoa học thuộc hệ thống ISI, Scopus và một bằng độc quyền sáng chế.

Ứng viên thuộc nhóm ngành Khoa học Xã hội và Nhân văn (KHXH&NV) phải là tác giả chính và đã công bố được ít nhất một bài báo khoa học trên tạp chí khoa học quốc tế thuộc hệ thống ISI, Scopus.

Từ năm 2020, ứng viên phải có thêm ít nhất một bài báo khoa học theo quy định tại khoản này. Các ứng viên cũng phải hướng dẫn chính ít nhất 3 nghiên cứu sinh đã có bằng tiến sĩ hoặc đã có quyết định cấp bằng tiến sĩ. Ứng viên phải có tối thiểu 20 điểm công trình khoa học quy đổi trở lên, trong đó có ít nhất 5 điểm thực hiện trong 3 năm cuối tính đến ngày hết hạn nộp hồ sơ. Ứng viên thuộc nhóm KHTN, KT&CN phải có ít nhất 10 điểm tính từ các bài báo khoa học. Ứng viên thuộc nhóm ngành KHXN&NV phải có ít nhất 8,0 điểm tính từ các bài báo khoa học. Ứng viên thuộc nhóm ngành KHTN, KT&CN phải có ít nhất 4,0 điểm tính từ sách phục vụ đào tạo. Ứng viên thuộc nhóm ngành KHXH&NV phải có ít nhất 6,0 điểm tính từ sách phục vụ đào tạo…

Dự thảo mới vẫn giữ nguyên điều kiện chung để các ứng viên được bổ nhiệm chức danh GS, PGS là đạt ít nhất 2/3 số phiếu tín nhiệm của tổng số thành viên Hội đồng GS cơ sở, Hội đồng GS Nhà nước và ít nhất 3/4 số phiếu tín nhiệm của tổng số thành viên Hội đồng GS ngành, liên ngành tham gia và trực tiếp bỏ phiếu tại phiên họp xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS.

Và ở góc độ người trong cuộc, PGS Nguyễn Ngọc Châu - Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam đã đưa hàng loạt nghịch lý về GS, PGS ở Việt Nam. Đó là bổ nhiệm để lấy danh chứ không phải để thực thi nhiệm vụ nghiên cứu khoa học. Bổ nhiệm không theo nhu cầu của các cơ sở giáo dục. Ở thế giới, việc bổ nhiệm GS, PGS phụ thuộc vào nhu cầu của các trường, còn Việt Nam thì không cần dựa vào vị trí của cơ sở giáo dục đào tạo. 

Thêm nữa, nhiều GS, PGS được bổ nhiệm nhưng chỉ 30% có thể đạt chuẩn quốc tế. Cũng theo PGS Châu, chỉ ở Việt Nam mới xét GS, PGS bằng tổng những số vô cảm: điểm bài báo + điểm sách + điểm hướng dẫn NCS + số giờ giảng dạy + thâm niên giảng dạy + tỷ lệ phiếu. Tất cả xếp hàng ngang chỉ cần một trong các tiêu chí trên không đủ theo quy định thì không đạt GS, PGS... Bởi nếu áp đúng tiêu chí GS, PGS Việt Nam thì GS Ngô Bảo Châu (giải thưởng Field) chắc chắn cũng không đạt chuẩn GS Việt Nam (vì ông đâu có đủ ít nhất 20 điểm công trình quy đổi, chưa đủ hướng dẫn chính thành công 2 tiến sĩ, chưa có sách cũng chưa đủ thâm niên và số giờ dạy mỗi thâm niên).

Phải thay đổi từ thành viên Hội đồng

Có thể nói, những thay đổi dễ nhận ra nhất ở dự thảo sau tiếp thu ý kiến là tăng chỉ tiêu về số bài báo khoa học trên tạp chí khoa học quốc tế thuộc hệ thống ISI, Scopus. Tuy nhiên, tiêu chí bài báo quốc tế chỉ là điều kiện cần chứ không phải điều kiện đủ. “Bởi có những ứng viên có 30 công bố ISI vẫn không được công nhận GS, khi đó là những nghiên cứu không ai quan tâm, đăng trên những tạp chí không ai biết tên” - GS.TS Lê Tuấn Hoa, Viện trưởng Viện Toán học, Ủy viên Hội đồng Chức danh GS ngành Toán học nhiệm kỳ 2014-2019 thẳng thắn bày tỏ.  

Cũng theo ông Lê Tuấn Hoa, lá phiếu của các thành viên ở nhiều Hội đồng GS ngành và liên ngành dường như chưa tạo được độ tin cậy, còn có dấu hiệu tiêu cực. Thêm nữa, có một thực tế, việc chưa lựa chọn được người đủ trình độ và trách nhiệm để làm nhiệm vụ “cầm cân nảy mực” ở nhiều Hội đồng GS ngành và liên ngành bấy lâu nay xuất phát từ những tiêu chuẩn lựa chọn hết sức mơ hồ và ở bản dự thảo cập nhật nhất, những tiêu chuẩn đó vẫn chưa được cải thiện.

Theo các nhà khoa học, nếu tình trạng này còn kéo dài thì những người xứng đáng được bổ nhiệm GS, PGS sẽ lâm vào cảnh chưa đạt tiêu chuẩn, trong khi những người không xứng đáng lại được bổ nhiệm “đúng quy trình”.

Các nhà khoa học đề xuất một quy trình tuyển chọn các thành viên Hội đồng GS ngành và liên ngành tường minh như: tiêu chuẩn phải cụ thể, “năng lực của người xét ít nhất cũng phải tương đương người được xét” và lý lịch khoa học của các thành viên hội đồng cũng như các ứng viên đều phải được công khai trên mạng.

Cơ chế làm việc của các hội đồng ngành, liên ngành và Hội đồng GS nhà nước cũng cần được xây dựng một cách cụ thể và chặt chẽ hơn, đảm bảo tính khách quan, minh bạch, loại trừ khả năng tiêu cực và tránh tình trạng các thành viên hội đồng do thiếu trách nhiệm, hoặc do thiếu hiểu biết về các chuyên ngành hẹp khiến việc xét duyệt hồ sơ ứng viên không mang tính thực chất mà chỉ căn cứ trên những tính toán, cộng trừ điểm quy đổi một cách cứng nhắc vô cảm. 

Bên cạnh các tiêu chuẩn mơ hồ đối với các thành viên hội đồng giáo sư ngành, liên ngành, bản dự thảo còn tồn tại một số tiêu chí mang tính hình thức để phong PGS, GS như viết giáo trình hay hướng dẫn nghiên cứu sinh, dẫn đến ra đời những cuốn sách kém phẩm chất và “lạm phát” trong đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ.

Trong khi, quốc tế không dùng tiêu chuẩn này để phong PGS,GS.GS Hoàng Xuân Phú cho rằng phải bỏ tiêu chuẩn này, vì đây là quy định lạ đời vừa thiếu tôn trọng người học, vừa góp phần hạ thấp chất lượng đào tạo tiến sĩ, thạc sĩ (vốn đã quá thấp) ở Việt Nam. Bởi lẽ, một số thầy cô muốn nhanh chóng đạt được tiêu chuẩn về hướng dẫn nghiên cứu sinh và học viên cao học để sớm được phong GS hay PGS nên có thể diễn ra cảnh “vơ bèo vạt tép” để có học trò, nhận hướng dẫn cả loại quá kém rồi viết luận án, luận văn và các bài báo khoa học thay cho học trò...

Đọc thêm

Băn khoăn quy định về rút bảo hiểm xã hội 1 lần

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn điều hành nội dung thảo luận.
(PLVN) - Hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH) 1 lần là vấn đề khó, phức tạp. Cả 2 phương án được nêu trong dự thảo Luật BHXH (sửa đổi) trình tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5 vẫn còn ý kiến khác nhau.

Cần thiết bổ sung quy định về tổ hợp công nghiệp quốc phòng

Toàn cảnh hội nghị.
(PLVN) - Sáng 27/3, tiếp tục chương trình Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5, thảo luận về dự án Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp, các đại biểu cho rằng việc dự thảo Luật bổ sung quy định về tổ hợp công nghiệp quốc phòng là cần thiết, với mục tiêu là bảo vệ Tổ quốc, giữ vững an ninh gắn với phòng thủ quốc gia.

Đại biểu Quốc hội ủng hộ cấm tuyệt đối nồng độ cồn khi tham gia giao thông

Đại biểu Nguyễn Đại Thắng phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Sáng 27/3, tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5, thảo luận về dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ (TTATGTĐB), các đại biểu bày tỏ ủng hộ quy định cấm hành vi điều khiển phương tiện tham gia GTĐB mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng đề nghị Chính phủ cần tiếp tục đánh giá tác động sâu hơn, toàn diện hơn đối với chính sách này để tăng tính thuyết phục.

Cân nhắc quy định mở rộng đấu giá biển số xe

Toàn cảnh Hội nghị.
(PLVN) - Sáng 27/3, tại Hội nghị đại biểu Quốc hội (QH) hoạt động chuyên trách lần thứ 5, QH khóa XV, thảo luận về dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, các đại biểu còn có ý kiến khác nhau về việc mở rộng đấu giá biển số xe.

Phổ biến quy định liên quan đến kiều bào tại các Luật mới được Quốc hội thông qua

Thứ trưởng Lê Thị Thu Hằng phát biểu tại hội nghị.
(PLVN) - Ngày 26/3, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN), Bộ Ngoại giao phối hợp với Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Bộ Xây dựng và Bộ Tài nguyên và Môi trường đồng chủ trì tổ chức Hội nghị tuyên truyền, phổ biến nội dung liên quan đến người Việt Nam định cư ở nước ngoài trong Luật Đất đai (sửa đổi), Luật Nhà ở (sửa đổi) và Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) (Hội nghị).

Tránh “bình mới rượu cũ” khi đổi mới tổ chức Tòa án

Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga phát biểu tại hội nghị.
(PLVN) - Ngày 26/3, tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5, nhiệm kỳ khóa XV cho ý kiến về dự án Luật Toà án nhân dân (TAND) (sửa đổi), các đại biểu còn có ý kiến khác nhau về quy định về đổi mới TAND cấp huyện theo thẩm quyền xét xử.

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng làm việc với Ban Cơ yếu Chính phủ

Đại tướng Phan Văn Giang phát biểu tại buổi làm việc. (Ảnh: Tuấn Nam).
(PLVN) - Thực hiện chức năng tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về cơ yếu, thời gian qua, Ban Cơ yếu Chính phủ (Ban CYCP) đã lãnh đạo, chỉ đạo ngành Cơ yếu Việt Nam triển khai thống nhất, đồng bộ, toàn diện các mặt công tác; bảo đảm tuyệt đối bí mật, an toàn, chính xác, kịp thời thông tin phục vụ lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước và lực lượng vũ trang (LLVT) trong mọi tình huống.

Bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Thể hiện tinh thần dân chủ và bản chất vì dân, vì nước của Đảng ta

Đại đoàn kết toàn dân tộc là sức mạnh vô địch của dân tộc Việt Nam. (Ảnh minh họa - Tạp chí Tuyên giáo).
(PLVN) - Những vấn đề được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đề cập trong bài viết vừa mang tính thời sự, vừa mang tính chiến lược, thể hiện rất rõ tinh thần dân chủ và bản chất vì dân, vì nước của Đảng ta. Đây cũng là lời nhắc nhở đối với một số cán bộ, đảng viên tránh xa chủ nghĩa cá nhân, làm việc vì lợi ích cá nhân, tiêu cực, tham nhũng.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Xây dựng, hoàn thiện pháp luật để phát huy tối đa mọi nguồn lực phát triển đất nước

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Xây dựng, hoàn thiện pháp luật để phát huy tối đa mọi nguồn lực phát triển đất nước - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
(PLVN) -  Ngày 25/3, chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 3/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các thành viên Chính phủ không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xây dựng pháp luật gắn với nâng cao hiệu quả tổ chức thi hành pháp luật, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước nhanh và bền vững; đặc biệt, các luật, nghị quyết phải khai thác, phát huy tối đa mọi nguồn lực phát triển của đất nước, tránh lãng phí, tiêu cực, tham nhũng, tránh "xin – cho".

Phát huy vai trò giám sát của các cơ quan dân cử tại địa phương

Các đại biểu tham dự Hội nghị. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Tham luận của một số đại biểu trình bày tại Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác HĐND các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương năm 2023 và triển khai kế hoạch công tác năm 2024 ngày 25/3 đã cho thấy vai trò quan trọng của các cơ quan dân cử trong hoạt động giám sát, góp phần không nhỏ vào những thành quả về phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.

Tổ chức diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước

Thượng tướng Nguyễn Văn Nghĩa chủ trì hội nghị.
(PLVN) -  Sáng 25/3, Thượng tướng Nguyễn Văn Nghĩa, Phó tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam chủ trì Hội nghị làm việc với các cơ quan, đơn vị về xây dựng Đề án tổ chức diễu binh, diễu hành trong Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).