Dự thảo phạt tiền vì đánh học sinh: Nguy cơ bị phạt trong từng câu nói

Theo dự thảo, việc phân định thế nào là xúc phạm học trò hiện chưa rõ ràng.
Theo dự thảo, việc phân định thế nào là xúc phạm học trò hiện chưa rõ ràng.
(PLO) - Lẽ ra cần có những quy định bảo vệ nhân phẩm, vị thế của người thầy thì dự thảo này đã làm điều ngược lại, hạ thấp người thầy, đẩy nghề giáo thành nghề có nhiều nguy cơ bị phạt vạ và cuối cùng là quan hệ thầy trò sẽ bị “bức tử”. 

Đạo thầy trò sẽ xấu đi?

Truyền thống “tôn sư trọng đạo” của dân tộc với nhiều châm ngôn, ca dao tục ngữ đi sâu vào tâm thức con người như: “Không thầy đố mày làm nên”, “Một chữ là thầy, nửa chữ cũng là thầy”, “Muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy”… đã thành đạo lý, lối sống hàng ngàn năm và là một tác nhân góp phần cho sự phát triển tài năng và nhân cách cho giới trẻ. Gần đây, do nhiều nguyên nhân mà mối quan hệ thiêng liêng ấy bị rạn nứt nghiêm trọng. 

Mới đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã trình dự thảo quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực giáo dục, trong đó thầy giáo xúc phạm nhân phẩm học trò sẽ bị phạt tiền từ 10 triệu đến 20 triệu. Xúc phạm thân thể học trò có thể bị phạt đến 30 triệu đồng. Người có chút ít quan tâm đến hoạt động giáo dục dự đoán, quy định này sẽ tác động xấu tới đạo thầy trò và đẩy lùi chất lượng giáo dục đạo đức.

Nguyên văn Điều 32 dự thảo ghi nhận như sau: 1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi xúc phạm nhân phẩm, danh dự người học; 2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi xâm phạm thân thể người học; 3. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc xin lỗi công khai đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này; 4. Hình thức xử phạt bổ sung: Đình chỉ giảng dạy từ 1 tháng đến 6 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này.

Những quy định khắt khe về cấm dạy thêm trong khi chương trình học các cấp lớp đều quá nặng, những quy định về thi đua hình thức, việc áp đặt chỉ tiêu cho học sinh lên lớp hàng năm, giáo viên phải làm thêm nhũng việc trái tay như thu các thứ tiền… đã làm quan hệ thầy trò ngày một xấu đi. Thực tế đã xảy ra tình trạng trò đánh thầy, thầy vòi vĩnh đổi tình lấy điểm…

Đạo đức không thể đo đếm bằng tiền

Việc xử phạt hành chính những hành vi ứng xử đã là bất bình thường. Quan hệ ứng xử của thầy trò là quan hệ đạo đức. Trong môi trường đặc biệt là giáo dục mà áp dụng xử phạt hành chính với người thầy thì càng bất thường. Người thầy vốn dĩ đã mang quá nhiều áp lực, nay nếu có thêm quy định này hẳn sẽ nghĩ tới việc làm thế nào để tránh bị phạt hơn là việc dạy sao cho tốt.

Theo thầy giáo Trần Mạnh Tùng - Giáo viên dạy Toán Trường THCS-THPT Lương Thế Vinh (cơ sở Tân Triều, Thanh trì, Hà Nội), mối quan hệ giữa thầy - trò là khá khác biệt so với quan hệ dân sự thông thường. Và khi có những điều phát sinh về xúc phạm danh dự, nhân phẩm hay thân thể thì trước hết nên cư xử bằng những quy định của ngành. Bởi trong ngành Giáo dục đã có đầy đủ các chế tài như Quy định về đạo đức nhà giáo năm 2008, ở chương IV của Luật Giáo dục năm 2015 cũng nêu rõ quy định của giáo viên và học sinh. Ngoài ra, còn có luật dân sự và luật hình sự.

“Trước thực tế như vậy, nếu ta cố “hành chính hóa” mối quan hệ giữa thầy - trò thì tôi cảm thấy có phần cứng nhắc. Nếu áp dụng dự thảo này, có lẽ thầy và trò chỉ nhớ mốc là bị phạt bao nhiêu tiền, sẽ có người hiểu câu chuyện về đạo đức nhà giáo được đo đếm bằng tiền, tôi và nhiều giáo viên khác không hề muốn có những cư xử kiểu như vậy. Ai cũng có lòng tự trọng, khi vi phạm mà bị kỉ luật ở mức độ khác thì tính răn đe có lẽ đã đủ hơn là bị phạt hành chính”, thầy Tùng chia sẻ

Còn thầy giáo Nguyễn Quốc Bình - Hiệu trưởng Trường THCS-THPT Lê Quý Đôn (Nam Từ Liêm, Hà Nội) nhận định: “Riêng về Điều 32, tôi băn khoăn về việc xúc phạm nhân phẩm học sinh, xâm phạm thân thể xử lý về mặt hành chính. Ở một khía cạnh nào đó có thể có tác dụng nhưng mức này khá cao và không phù hợp”.

Bất thường hơn nữa là mức tiền phạt cao ngất ngưởng gấp hàng chục lần mức lương cơ bản, gấp nhiều lần tiền lương tháng của giáo viên. Họ lấy đâu ra tiền nộp phạt và ăn uống, nuôi sống gia đình? Ngân hàng làm gì có khoản cho vay để nộp phạt hành chính? Hay là vay nóng bên ngoài?

Ông Bình phân tích: Thứ nhất, ta quan tâm đến phía học sinh, rõ ràng các em trong môi trường hiện đại có nhiều học sinh láu cá, nghịch ngợm. Có câu “Nhất quỷ nhì ma thứ ba học trò”. Vì vậy, nếu không nhắc nhở, trách mắng ở một mức độ hợp lý thì khó giúp những học sinh này trưởng thành, học tập tốt hơn. Thầy mắng trò mà bị phạt tới 20 triệu đồng thì sẽ khó dạy được học sinh ngỗ ngược.

Thứ hai, trò bây giờ ứng xử đôi lúc không trung thực với những hiện tượng, biểu hiện va chạm thầy cô và học trò, không đúng với tính chất, mức độ của vi phạm đó nên ranh giới để phân định khó. Nghề giáo lại là nghề đặc biệt liên quan đến con người, dù em nhỏ rất thông minh, nhanh nhẹn, có cách ứng xử vượt qua những cái chúng ta hiểu thông thường. Đến lúc đó tranh cãi giữa thầy và trò lại thành đôi co.

Thực sự trong xã hội hiện nay người thầy chịu rất nhiều áp lực, từ cơm áo gạo tiền cho đến quan hệ với phụ huynh, đồng nghiệp. Điều này có thể tạo ra áp lực mà làm cho người thầy trở nên nóng nảy, mất kiềm chế. Nhưng lúc đó do áp lực có bột phát; hành động, hành vi chưa sư phạm hoặc không sư phạm. Chúng ta phải xét ở khía cạnh đó, chứ không nên cái gì cũng quy chụp xúc phạm.

Hành chính hóa quan hệ đạo đức, hình sự?

Theo Thạc sĩ, Luật sư (LS) Đặng Văn Cường - Trưởng Văn phòng Luật sư Chính Pháp (Hà Nội): “Trong xã hội luôn có các chuẩn mực để con người phải tuân theo, là cơ sở để đánh giá hành vi của con người là có chuẩn mực hay không, trong đó có chuẩn mực pháp luật, chuẩn mực đạo đức, chuẩn mực văn hóa, tập quán...

Bởi thế, trong đời sống, mỗi con người không chỉ tuân thủ các quy tắc ứng xử của pháp luật, do Nhà nước đề ra hoặc thừa nhận, mà còn tuân thủ các quy tắc khác như: Đạo đức, tập quán, tôn giáo, quy chế, điều lệ, văn hóa... Đồng nghĩa với đó, không phải hành vi “lệch chuẩn” nào cũng bị xử lý bằng chế tài của pháp luật”, LS Cường nói.

Pháp luật chỉ quy định những hành vi có tính chất quan trọng, đặc thù, có tác động xấu tới xã hội thì mới áp dụng chế tài hành chính hoặc chế tài hình sự (hành chính hóa, hình sự hóa), việc quy định các chế tài này phải bằng thủ tục lập pháp và do Quốc hội quyết định trên cơ sở Hiến pháp và văn bản luật. Còn văn bản dưới luật thì không được phép tùy tiện đặt ra các chế tài.

Trong lĩnh vực giáo dục, do tính chất đặc thù nên nhiều quan hệ thầy - trò, quan hệ đồng nghiệp... được điều chỉnh bởi quan hệ đạo đức, văn hóa chứ không được “luật hóa” bởi các quy định, chế tài. Do đó, hành vi “xúc phạm danh dự, nhân phẩm...” giữa thầy - trò, đồng nghiệp thì nên xử lý theo quy chế, theo kỷ luật của ngành hơn là xử lý bằng chế tài hành chính.

Bởi suy cho cùng, việc áp dụng các chế tài hình sự, hành chính, kỷ luật, bị xã hội cười chê.... cũng chỉ nhằm mục đích là cải tạo, giáo dục người vi phạm và để răn đe, phòng ngừa chung. Đôi khi có những hành vi chỉ cần xử lý nội bộ, kỷ luật, phê bình... là đã đủ răn đe, mang lại hiệu quả rồi, chứ không cần phải đao to, búa lớn bằng các chế tài hành chính.

Luật sư Đặng Văn Cường cho rằng: Trong Dự thảo Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục nêu trên có rất nhiều nội dung chưa phù hợp như đã “hành chính hóa” các giá trị đạo đức, một số hành vi nên để đạo đức điều chỉnh hoặc áp dụng xử lý bằng kỷ luật công chức, viên chức. Có một số nội dung lại có xu hướng “hành chính hóa” quan hệ hình sự, gây ra sự mâu thuẫn, chồng chéo trong việc áp dụng các chế tài đối với các hành vi vi phạm quy chế thi trong kỳ thi quốc gia...

Từ ngôi bậc thứ hai trong mối quan hệ “quân - sư - phụ”, vị thế người thầy tụt dần ngày càng thấp. Chưa có Nghị định này đã xuất hiện tình trạng phụ huynh vào trường gây áp lực bắt thầy, cô giáo phải xin lỗi học sinh ở nhiều nơi. Lẽ ra cần có những quy định bảo vệ nhân phẩm, vị thế của người thầy thì dự thảo này đã làm điều ngược lại, hạ thấp người thầy, đẩy nghề giáo thành nghề có nhiều nguy cơ bị phạt vạ và cuối cùng là quan hệ thầy trò sẽ bị “bức tử”.

Sẽ không còn tình nghĩa mà sẽ là cuộc đối đầu trong trò chơi gài bẫy cho thầy nóng lên "dính" phạt. Công cụ trò chơi thì quá dễ như smartphone, camera mini bày bán đầy đường. Người “đi săn” thì đông, kẻ “bị săn” chỉ có một.

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Phạm Minh Chính vui mừng chào đón các nhà giáo tiêu biểu năm 2024 tại trụ sở Chính phủ. (Ảnh: MOET)

Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045: Đẩy mạnh hoàn thiện thể chế về giáo dục

(PLVN) - Phát triển giáo dục Việt Nam hiện đại, kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu văn minh nhân loại, phát triển toàn diện con người Việt Nam, đáp ứng những yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong kỷ nguyên mới… Chú trọng giáo dục đạo đức, nhân cách, phát huy tối đa tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân, tạo nền tảng cho việc thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, đất nước phồn vinh và hạnh phúc…

Đọc thêm

Các trường 'điểm' tuyển sinh ra sao khi bỏ thi tuyển vào lớp 6?

Ảnh minh họa
(PLVN) - Theo Bộ GD&ĐT, từ 2025, tuyển sinh THCS sẽ được thực hiện theo phương thức xét tuyển. Đối với các trường chất lượng cao, trường tư có tỷ lệ chọi lớn, địa phương có trách nhiệm hướng dẫn các trường thực hiện dựa vào tình hình thực tế trên cơ sở phù hợp nhất.

Giáo dục thích ứng trong kỷ nguyên số

Phụ huynh, học sinh, người lao động cần tìm hướng đi đúng đắn. (Ảnh minh họa - Nguồn: Hocmai)
(PLVN) - Sự bùng nổ của công nghệ, đặc biệt là AI đang định hình lại môi trường làm việc một cách nhanh chóng và nhu cầu về những kỹ năng mới cũng ngày càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.

Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030: Việt Nam đạt trình độ tiên tiến của khu vực

Ảnh minh họa
Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030 đặt mục tiêu đưa Việt Nam trở thành một quốc gia có hệ thống giáo dục tiên tiến trong khu vực châu Á. Với trọng tâm phát triển toàn diện con người, nâng cao chất lượng giáo dục ở mọi cấp và đẩy mạnh hội nhập quốc tế, chiến lược này đặt nền móng vững chắc cho một xã hội hiện đại, công bằng và văn minh.

Nhìn lại những quyết sách phát triển giáo dục năm 2024

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn trao đổi về dự thảo Luật Nhà giáo tại Quốc hội. (Ảnh: MOET )
(PLVN) - Xây dựng dự thảo Luật Nhà giáo, thúc đẩy chuyển đổi số đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, hoàn thành chu trình đầu của chương trình giáo dục phổ thông (CT GDPT) 2018, kết thúc kỳ thi cuối cùng của CT GDPT 2006... là những dấu ấn nổi bật của ngành Giáo dục năm 2024 vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) công bố.

Đi học… hạnh phúc

Cô giáo xuất hiện trong bức ảnh đẹp nhất mùa khai giảng. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - “Người thấy được hạnh phúc của việc học sẽ làm được nhiều việc lớn lao” - là chia sẻ của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn tại Hội thảo “Hạnh phúc trong giáo dục 2024” do Viện Nghiên cứu Giáo dục và Phát triển Nhân lực (EDI) tổ chức.

Những vật dụng cấm mang vào phòng thi tốt nghiệp THPT 2025

Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 (Ảnh: PV)
(PLVN) - Bộ Giáo dục và Đào tạo mới ban hành Thông tư số 24/2024/TT-BGDĐT ngày 24/12/2024 về Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông, trong đó có quy định rõ về trách nhiệm của thí sinh và những vật dụng không được phép mang vào phòng thi.

Đối tượng nào được miễn thi tốt nghiệp THPT 2025?

Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 (Ảnh: PV)
(PLVN) - Thông tư số 24/2024/TT-BGDĐT ngày 24/12/2024 về quy chế thi tốt nghiệp THPT 2025 của Bộ Giáo dục và Đào tạo có quy định rõ những đối tượng được miễn thi tất cả các môn, miễn thi Ngoại ngữ, miễn thi Ngữ văn trong xét công nhận tốt nghiệp THPT...

Lời hẹn ước xúc động của “ông nội” ở Làng Nủ

Thầy Khang chụp ảnh cùng 22 "cháu nội". (Ảnh: Vietnamnet)
(PLVN) -  Trong chuyến hành trình vượt gần 300km đến Làng Nủ (Lào Cai), thầy Nguyễn Xuân Khang, Chủ tịch Hội đồng Trường Marie Curie, đã mang theo không chỉ trái tim tràn đầy tình yêu thương mà còn có một lời hẹn ước đặc biệt. Khoảnh khắc gặp gỡ tại ngôi làng mới được tái thiết, không chỉ chứng kiến những giọt nước mắt hạnh phúc mà còn mở ra một trang mới trong “cuốn sách cuộc đời ” của 22 đứa trẻ may mắn được ông yêu thương và bảo bọc.