Dự thảo Nghị quyết về thủ tục Giám đốc thẩm, tái thẩm: Luật sư kiến nghị làm rõ hơn một số quy định

Ảnh minh họa (nguồn Internet)
Ảnh minh họa (nguồn Internet)
(PLVN) - Theo một số Luật sư, Dự thảo Nghị quyết hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật tố tụng hình sự, Bộ luật tố tụng dân sự và Luật tố tụng hành chính về thủ ục giám đốc thẩm, tái thẩm (dự thảo Nghị quyết) mà TAND tối cao đang lấy ý kiến được đánh giá là có nhiều điểm mới, tích cực nhưng cũng còn khá nhiều quy định còn có ý kiến băn khoăn.

Quy định có lợi cho người kiến nghị

Qua nghiên cứu dự thảo Nghị quyết mà TAND tối cao đang lấy ý kiến, Luật sư Hà Huy Từ (Công ty Luật Hà Huy, Đoàn Luật sư TP. Hà Nội) cho rằng có 2 điểm mới trong dự thảo mà ông đánh giá khá cao.

Điểm thứ nhất, dự thảo Nghị quyết đã quy định trong thông báo giải quyết đơn đề nghị, thông báo, kiến nghị xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm phải có nội dung: Nhận xét, phân tích về từng vấn đề pháp lý trong bản án, quyết định mà cơ quan, tổ chức, cá nhân cho là có vi phạm, sai lầm cần phải xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm; tình tiết mà cơ quan, tổ chức, cá nhân cho là tình tiết mới cần phải xem xét theo thủ tục tái thẩm và nêu rõ lý do không kháng nghị.

Đánh giá tích cực, Luật sư Từ nói rằng quy định như vậy đã yêu cầu đối với cơ quan chức năng khi ban hành thông báo giải quyết đơn đề nghị, thông báo, kiến nghị xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm phải nghiên cứu rất kỹ hồ sơ, tài liệu vụ án theo quy định của pháp luật.

Điểm thứ hai, cũng theo Luật sư Từ, dự thảo Nghị quyết cũng đã đưa ra nhiều trường hợp cụ thể, chi tiết để chứng minh trường hợp nào là kết luận trong bản án, quyết định của tòa án không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án, trường hợp nào là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng.

Đồng tình quan điểm này, Luật sư Vũ Văn Đồng - Trưởng Văn phòng luật sư Miền Trung - Hà Nội (thuộc Đoàn luật sư Hà Nội) cũng cho rằng, trong thực tiễn hành nghề, ở một số vụ việc dân sự, Tòa cấp ra Quyết định (hoặc thông báo về việc trả lời đơn đề nghị xem xét theo trình tự Giám đốc thẩm), ra thông báo về đang xem xét Giám đốc thẩm... quá lâu, chậm trễ dẫn đến lúc Tòa ra quyết định Giám đốc thẩm có quyết định hủy các bản án sơ thẩm, phúc thẩm thì hậu quả của việc chậm trễ khiến việc giải quyết khắc phục, trả lại tài sản thực tế gặp rất nhiều khó khăn, thậm chí không còn tài sản hoặc tài sản đã thay đổi hiện trạng... đến mức không thể xử lý.

“Vậy nên, dự thảo Nghị quyết quy định thông báo giải quyết đơn đề nghị, thông báo, kiến nghị xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm phải có nhận xét, phân tích về từng vấn đề pháp lý trong bản án, quyết định mà cơ quan, tổ chức, cá nhân cho là có vi phạm, sai lầm và nêu rõ lý do không kháng nghị... khi có nhận được đơn đề nghị là quy định rất văn minh, gỡ bỏ được những bất cập hiện nay” - Luật sư Đồng nói.  

Một số quy định cần quy định rõ hơn

Nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực pháp luật, Luật sư Vũ Văn Đồng cho rằng, Quyết định Giám đốc thẩm có vai trò đặc biệt quan trọng, tránh oan sai, sai sót về nghiệp vụ nên dự thảo nghị quyết rất cần thiết quy định trong việc lựa chọn các thẩm tra viên, thẩm phán giỏi về nghiệp vụ, công tâm, có trách nhiệm cao trong việc xem xét đơn thư, kháng nghị và không bị ràng buộc mối quan hệ với Tòa hoặc Thẩm phán Tòa án cấp dưới.

Cũng liên quan đến nội dung nêu trong dự thảo, Luật sư Hà Huy Từ cũng cho rằng, vẫn có một số điểm chưa phù hợp như: Tại Điều 16 “Hoãn thi hành bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật” dự thảo có liệt kê Khoản 3 là: “Có đơn đề nghị hoãn thi hành án của người phải thi hành án”. “Nếu như vậy, thì quá đơn giản vì tâm lý của đa số người phải thi hành án thường không muốn phải thi hành án ngay mà hay tìm cớ để xin hoãn thi hành án. Đây là kẻ hỡ đơn giản nhất mà người phải thi hành án luôn sẵn sàng làm”- Luật sư Từ nêu ý kiến.

Để công tác thi hành án không bị ngừng trệ, Luật sư Từ kiến nghị cần sửa đổi Khoản 3 điều này với nội dung: “Người được thi hành án đồng ý cho người phải thi hành án hoãn thi hành án. Việc đồng ý hoãn phải lập thành văn bản ghi rõ thời hạn hoãn, có chữ ký của các bên”.

Cũng theo Luật sư Từ,  Điều 16 của dự thảo Nghị quyết cần phải liệt kê thêm các trường hợp cho phép hoãn thi hành án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật thì mới đầy đủ và có sự tương thích với luật thi hành án dân sự. Về ngôn ngữ lập pháp, Điều 16 dự thảo Nghị quyết cần sửa cụm từ “khi có đủ các căn cứ sau đây” thành “khi có một trong các căn cứ sau đây” sẽ phù hợp hơn. “Bởi bên cạnh phải tôn trọng, ủng hộ công tác thi hành án theo đúng pháp luật thì cũng phải bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp cả cơ quan, tổ chức, cá nhân, đặc biệt là khi bản án, quyết định có dấu hiệu oan sai, nếu thi hành án có thể gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân” - Luật sư Từ nhấn mạnh.

Cũng theo vị Luật sư này, Điều 12 dự thảo Nghị quyết mới liệt kê thủ tục nhận và xử lý đơn đề nghị xem xét bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm là đương sự nộp trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính là chưa đầy đủ. Cần bổ sung việc đương sự có quyền gửi trực tuyến đơn đề nghị qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án, Viện kiểm sát. Điều này tương thích với Khoản 3 Điều 119 Luật tố tụng hành chính (Luật tố tụng hành chính cho phép Người khởi kiện gửi đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo đến Tòa án qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án); giúp đương sự tiết giảm thời gian, chi phí khi thực hiện thủ tục trên môi trường điện tử, thuận lợi cho việc quản lý số hóa, hiện đại hóa.

Góp ý cho cơ quan soạn thảo, Luật sư Từ đề nghị cần bổ sung thêm các trường hợp Thẩm phán tiến hành một hoặc một số biện pháp để thu thập tài liệu, chứng cứ quy định tại Điều 15 dự thảo Nghị quyết. Bởi tiêu đề Điều 15 dự thảo Nghị quyết là “kiểm tra, xác minh tài liệu, chứng cứ trong thủ tục giám đốc thẩm”. Đây là một nội dung công việc cực kỳ quan trọng của Thẩm phán, thể hiện năng lực, vị trí, vai trò, nhiệm vụ, quyền hạn của Thẩm phán; tuy nhiên tại Khoản 2 Điều 15 dự thảo Nghị quyết chỉ liệt kê 6 trường hợp và một trường hợp tùy nghi là chưa đầy đủ, chưa toàn diện.

Đọc thêm

Trường TH, THCS & THPT Khương Hạ (Hà Nội): Một số vi phạm trong quản lý nhân sự, hoạt động dạy và học

Trường TH, THCS & THPT Khương Hạ (Hà Nội): Một số vi phạm trong quản lý nhân sự, hoạt động dạy và học
(PLVN) - Theo kết quả kiểm tra vừa công bố của Đoàn kiểm tra Sở GD&ĐT Hà Nội, tại Trường Tiểu học, Trung học cơ sở và Trung học phổ thông (TH, THCS & THPT) Khương Hạ (phường Khương Đình, quận Thanh Xuân), trong 3 năm (từ 2021), đã tồn tại một số vi phạm trong công tác quản lý nhân sự, việc dạy và học trong nhà trường.

6 thủ tục hành chính mới trong quản lý phương tiện giao thông

Ảnh minh hoạ.

Theo Quyết định về việc công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực đăng ký, quản lý phương tiện giao thông do Bộ Công an vừa ban hành, kể từ ngày 1/1/2025, có 6 thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực đăng ký, quản lý phương tiện giao thông cơ giới, xe máy chuyên dùng.

Xúc phạm Quốc kỳ có thể bị phạt đến 3 năm tù

Quốc kỳ là một trong những biểu tượng thiêng liêng của Tổ quốc (Ảnh: PV)

(PLVN) - Xé rách Quốc kỳ, viết những nội dung không lành mạnh lên Quốc kỳ... là một số hành vi được coi là xúc phạm Quốc kỳ. Hành vi xúc phạm Quốc kỳ có khung hình phạt đến 3 năm tù và thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là 5 năm.

Vi phạm tại công trình của Công ty Trường Thoa (Nam Định): Sở Xây dựng thông tin chi tiết

Vi phạm tại công trình của Công ty Trường Thoa (Nam Định): Sở Xây dựng thông tin chi tiết
(PLVN) - Công trình xây dựng sai phạm nằm bên ngoài đê sông Đào (thuộc địa bàn phường Năng Tĩnh, TP Nam Định) của Cty TNHH Trường Thoa đã bị xử phạt hành chính, UBND tỉnh yêu cầu tháo dỡ, khắc phục hậu quả trong 1 năm. Đến nay, sau hơn 4 năm, quyết định của UBND tỉnh vẫn chưa được thực hiện đầy đủ.

Diễn biến sự việc tại dự án Thành Lộc (Thanh Hóa): Phòng Cảnh sát kinh tế thông báo kết quả giải quyết

Diễn biến sự việc tại dự án Thành Lộc (Thanh Hóa): Phòng Cảnh sát kinh tế thông báo kết quả giải quyết
(PLVN) - Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Giám đốc Công an tỉnh Thanh Hóa về việc kiểm tra, giải quyết phản ánh của Báo PLVN về sự việc tại dự án Khu dân cư Thành Lộc (huyện Hậu Lộc). Phòng Cảnh sát kinh tế (CSKT) Công an tỉnh đã có Thông báo kết quả giải quyết 25/TB-CSKT gửi Báo PLVN.

Từ năm 2025, sản xuất, sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng bị xử lý thế nào?

Từ năm 2025, sản xuất, sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng bị xử lý thế nào?
(PLVN) - Theo Luật sư Diệp Năng Bình, từ năm 2025 trở đi nếu cá nhân, tổ chức nào sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, chứa chấp, vận chuyển, sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng được xem là hành vi vi phạm pháp luật. Tùy vào tính chất và mức độ của hành vi mà chủ thể vi phạm có thể bị xử lý vi phạm hành chính hoặc xử lý hình sự và bồi thường thiệt hại (nếu có).

Sự việc di dời một số phương tiện ra khỏi dự án Nhiệt điện Vũng Áng 2: Sở Thông tin và Truyền thông Hà Tĩnh thông tin chi tiết

Sự việc di dời một số phương tiện ra khỏi dự án Nhiệt điện Vũng Áng 2: Sở Thông tin và Truyền thông Hà Tĩnh thông tin chi tiết
(PLVN) - Liên quan việc Cty TNHH Hoàng Nguyên Vũng Tàu (Cty Hoàng Nguyên) có đơn cho rằng có dấu hiệu vi phạm khi di dời sà lan Trường Thành 6868 và tàu Trường Thành 08 tại dự án nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng 2; Sở Thông tin và Truyền thông (TT&TT) Hà Tĩnh cho biết, theo ý kiến của UBND TX Kỳ Anh; nội dung tố cáo là không có cơ sở.

Diễn biến vụ bị điện giật khi đi câu cá tại Thanh Hóa: Công an TX Nghi Sơn ra quyết định không khởi tố vụ án

Cty Điện lực TX Nghi Sơn là đơn vị quản lý vận hành lưới điện. (Ảnh: Nguyễn Tuấn)
(PLVN) - Thực hiện Công văn 16295/UBND-TD ngày 4/11/2024 của UBND tỉnh chỉ đạo trả lời Báo PLVN về nội dung đơn của ông Lê Văn Đông (thôn Khoa Trường, xã Tùng Lâm, TX Nghi Sơn); mới đây, Công ty Điện lực Thanh Hóa đã có thông tin về việc Công an TX Nghi Sơn không khởi tố vụ án hình sự với sự việc “Vi phạm quy định về an toàn vận hành công trình điện lực”.