Dự thảo Luật Thanh niên (sửa đổi): Cần có chính sách thu hút người tài vào khu vực công

 Toàn cảnh hội nghị.
Toàn cảnh hội nghị.
(PLVN) - Hôm qua (28/8), tại Hà Nội, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh đã tổ chức Hội nghị “Phản biện xã hội đối với Dự thảo Luật Thanh niên (sửa đổi)” với sự tham gia của đông đảo lãnh đạo các Bộ, ngành, các chuyên gia, nhà khoa học, những người có nhiều kinh nghiệm trong công tác Đoàn.

Tại hội nghị, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Ngọ Duy Hiểu đánh giá, so với Luật Thanh niên hiện hành, Dự thảo Luật đã có nhiều bước tiến đáng kể, có cách tiếp cận mới, gần gũi và giải quyết nhiều vấn đề về thanh niên hơn.

Tuy nhiên, dự thảo Luật vẫn cần hoàn thiện hơn để đáp ứng yêu cầu thực tiễn, cụ thể hóa hơn nữa để đáp ứng được kỳ vọng của thanh niên. Ví dụ như đối tượng thanh niên là nhân tài của đất nước, nhưng không thiết tha với công việc ở khu vực công. 

“Đất nước đang cần nhiều người tài giỏi kiến thiết những công việc to lớn của đất nước, nhưng những nhân tài đều lựa chọn ra nước ngoài lập nghiệp hoặc phục vụ khối doanh nghiệp. Phải chăng do chính sách chưa thực sự phù hợp để có thể thu hút nguồn nhân tài về với khu vực công?”- ông Hiểu đặt vấn đề, đồng thời bày tỏ băn khoăn: “Luật có giải quyết được vấn đề thu hút người tài trực tiếp tham gia vào khu vực công hay không?”.

Do đó, ông Hiểu cho rằng, xây dựng Luật không vội, không vì cái này, cái kia mà khi Luật ra đời cần có tác động lớn, có cơ chế thực sự, động lực thật sự với thanh niên làm sao đóng góp tốt nhất với đất nước.

Liên quan đến thanh niên đang làm việc và là lao động chính tại các khu công nghiệp lớn, ông Hiểu cho rằng các chính sách của Nhà nước nói chung và của địa phương nói riêng chưa hướng tới lực lượng này.

Ông cũng đề nghị các tỉnh cần dành nguồn lực cũng như kinh phí, bớt xây trụ sở to, bảo tàng lớn không ai vào mà xây nhà ở cho công nhân, trường học cho các cháu. Cùng với đó, chính quyền cần đối thoại với đối tượng này để giải quyết tâm tư, nguyện vọng của thanh niên.

Còn theo ông Vũ Trọng Kim, nguyên Bí thư Thứ nhất Trung ương Đoàn, Luật Thanh niên sửa đổi lần này là một cơ hội tốt để những người soạn thảo có cách tiếp cận mới, trực diện hơn về khối đối tượng quan trọng của đất nước.

Đây là nhóm nhân khẩu xã hội mang tính đặc thù chứ không phải một nhóm bình thường vì tính thừa kế và hậu bị và là tương lai của đất nước. Ông cho rằng, Luật cần tập trung hơn vào 3 nhân tố chính trong quyền và nghĩa vụ của thanh niên, gồm: học tập và rèn luyện; bảo vệ Tổ quốc, giữ gìn an ninh trật tự xã hội; xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội.

“Luật Thanh niên không phải chỉ để giải quyết nguyện vọng, yêu cầu của thanh niên mà còn phải hỗ trợ, tiếp sức và khơi dậy trong thanh niên mong muốn được học tập, rèn luyện và cống hiến. Muốn vậy, cần có những chính sách thực sự phù hợp, cũng như trách nhiệm rõ ràng, cụ thể của các cấp bộ, ngành, quản lý nhà nước để kêu gọi, thúc đẩy thanh niên thực hiện”, ông Kim nhấn mạnh.  

Đọc thêm

Thống nhất về việc xử lý hợp đồng lao động vô hiệu

Pháp luật quy định thống nhất về việc xử lý hợp đồng lao động vô hiệu. (Ảnh minh họa - Nguồn: KT)
(PLVN) - Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động. Tuy nhiên, thực tế có không ít trường hợp hợp đồng lao động vô hiệu với nhiều nguyên nhân khác nhau và việc xử lý hợp đồng lao động vô hiệu cũng có nhiều phức tạp cần có sự thống nhất điều chỉnh.

Tiếp tục điều chỉnh lương hưu cho người nghỉ hưu trước ngày 1/1/1995

Ảnh minh họa
(PLVN) - Theo Bộ LĐ-TB&XH, thực tiễn thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH) đối với đối tượng hưởng lương hưu, trợ cấp hằng tháng từ trước ngày 1/1/1995 cho thấy, mức lương hưu, trợ cấp hằng tháng đã được xác định dựa trên thời gian công tác thực tế và mức tiền lương tháng trước khi nghỉ việc của người lao động.

Cần sớm làm rõ vụ bán 360 tấn điều của người khác tại Bình Phước

Bà Xiêm đến Văn Phòng đại diện Báo Pháp luật Việt Nam tại Đồng Nai phản ánh sự việc.
(PLVN) -Văn phòng đại diện Báo Pháp luật Việt Nam tại Đồng Nai nhận được đơn của bà Thân Thị Xiêm (SN 1979, ngụ thị trấn Đức Phong, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước) là Tổng giám đốc Công ty TNHH MTV xuất nhập khẩu An Thuận Phát - Bình Phước phản ánh về việc bà và công ty của mình bị đối tác làm ăn tự ý bán mất 360 tấn điều thô trị giá hơn 16 tỷ đồng.

Đề xuất ô tô cá nhân tại Việt Nam lắp camera hành trình: Nhiều người dân đồng tình

Đề xuất ô tô cá nhân tại Việt Nam lắp camera hành trình: Nhiều người dân đồng tình
(PLVN) -  Mới đây, Bộ Công an đã hoàn tất dự thảo lần thứ 4, Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Đáng chú ý, trong dự thảo, Bộ Công an đề xuất về điều kiện để xe cơ giới, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông phải có thiết bị giám sát hành trình, thiết bị thu thập dữ liệu, hình ảnh, video trong quá trình di chuyển. Thông tin này hiện thu hút sự quan tâm lớn từ dư luận xã hội.

Đuổi vợ ra khỏi nơi ở có bị xử phạt không?

Đuổi vợ ra khỏi nơi ở có bị xử phạt không?
(PLVN) - Bà Hà Dung (Hà Nội) hỏi : Tôi và chồng có đứng tên mua ngôi nhà đang sinh sống tại Bắc Từ Liêm. Thời gian gần đây chồng tôi hay gây gổ, đuổi tôi ra khỏi nhà và ngăn cản tôi về ngồi nhà của mình. Hành vi này của chồng tôi có bị xử phạt theo quy định của pháp luật không?

Doanh nghiệp có được dùng con dấu màu xanh không?

Doanh nghiệp có được dùng con dấu màu xanh không?
(PLVN) - Ông Phan Đức (TP Hà Nội) hỏi: Gần đây tôi thấy có một số doanh nghiệp sử dụng con dấu màu xanh, trong khi đó thường tôi chỉ thấy con dấu màu đỏ. Xin hỏi, việc doanh nghiệp dùng con dấu màu xanh như vậy có đúng với quy định của pháp luật không?