Dự thảo Luật HTX (sửa dổi): Phải là mô hình của người nông dân

Dự thảo Luật HTX (sửa dổi): Phải là mô hình của người nông dân
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Theo các chuyên gia, mô hình của hợp tác xã Việt Nam phải là mô hình của người nông dân vì vậy dự thảo Luật Hợp tác xã cần tập trung tạo ra mô hình thực sự phát huy trí tuệ tập thể người nông dân hơn là những quy định đóng khung cứng nhắc.

Ngày 30/5/2023 tại Hà Nội đã diễn ra chương trình công bố nghiên cứu “Một số vấn đề kinh tế cần cân nhắc trong dự thảo Luật Hợp tác xã” do Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và chiến lược Việt Nam (VESS) phối hợp với Học viện Nông nghiệp Việt Nam (VNUA), Cục kinh tế hợp tác và phát triển nông thôn, Bộ nông nghiệp phát triển nông thôn (DCRD) tổ chức.

Tại chương trình, PGS.TS Nguyễn Đức Thành - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chiến lược Việt Nam (VESS) cho biết, Luật Hợp tác xã (HTX) hiện hành được Quốc hội khóa XIII thông qua vào kỳ họp thứ 4 năm 2012 và bắt đầu có hiệu lực từ 1/7/2013 cho đến nay đã đi vào cuộc sống được gần 10 năm.

Bên cạnh phát huy hiệu quả thì việc Luật HTX đã bộc lộ nhiều hạn chế, cho thấy khu vực này vẫn chưa phát triển đúng tiềm năng đáp ứng nhu cầu chính đáng của người lao động cũng như loại hình kinh doanh - sản xuất phù hợp với phương thức hợp tác bình đẳng này. Bên cạnh đó còn xuất hiện nhiều cá nhân, tổ chức đã lợi dụng chính sách ưu đãi của nhà nước đối với loại hình HTX, núp bóng HTX để trục lợi.

PGS.TS Nguyễn Đức Thành - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chiến lược Việt Nam (VESS) phát biểu tại chương trình. ảnh 1

PGS.TS Nguyễn Đức Thành - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chiến lược Việt Nam (VESS) phát biểu tại chương trình.

Theo PGS.TS Nguyễn Đức Thành, bản chất HTX ra đời là phục vụ thành viên, chứ không phải kinh doanh nên phải có đối tượng để phục vụ. Một điều vướng trong Luật HTX 2012 là quy định phần lớn dịch vụ phải phục vụ thành viên nhưng lại quên rằng khi HTX thành lập phải đăng ký dịch vụ phục vụ thành viên nên sẽ gây khó khăn cho HTX khi hoạt động.

Về vấn đề giao dịch nội bộ, trong Luật HTX năm 2012 có quy định về tỷ lệ giao dịch với các thành viên, giao dịch ngoài thành viên. Nhưng trong quá trình hoạt động của HTX cho thấy, Luật HTX năm 2012 chưa làm rõ được giao dịch nào được xem là giao dịch nội bộ, giao dịch nào không phải là giao dịch nội bộ, trên cơ sở đó khó thiết kế các chính sách khuyến khích, hỗ trợ phù hợp cho HTX. Hiện, giao dịch như thế nào là nội bộ vẫn đang chờ Chính phủ hướng dẫn, quy định trong Dự thảo Luật HTX (sửa đổi).

“So với Nhật Bản, Đức, các HTX Việt Nam không hoặc ít tiếp cận được tín dụng vì Việt Nam không có thị trường tín dụng cho riêng khu vực này. Và hiện trong dự thảo Luật HTX (sửa đổi) cũng chưa quy định cụ thể về tín dụng cho riêng HTX.

Nếu doanh nghiệp sống được là nhờ đối vốn thì HTX phát triển được là nhờ đối nhân. Chính điều này khiến HTX rất khó tiếp cận vốn theo kiểu truyền thống (quy định có tài sản thế chấp).Vì vậy cần có hệ thống ngân hàng cho riêng HTX. Hệ thống ngân hàng có thể cho HTX, thành viên HTX vay những khoản nhỏ, trả trong thời gian ngắn. Nếu không có riêng hệ thống ngân hàng cho HTX thì mãi mãi HTX không tiếp cận được vốn. Trong khi HTX các nước như Nhật Bản, NewZeland…tiếp cận vốn thuận lợi nhờ họ có hệ thống ngân hàng cho riêng HTX”, PGS TS Nguyễn Đức Thành nói.

Thông qua nghiên cứu về dự thảo Luật HTX 2023, PGS.TS Nguyễn Đức Thành đánh giá, dự thảo Luật HTX 2023 đã tăng tính linh hoạt của khu vực HTX như việc gia nhập thị trường thuận tiện hơn, được ưu đãi chính sách rõ ràng hơn, đặc biệt chính sách thuế, cơ chế tổ chức và hoạt động chi tiết hơn…Tuy nhiên, cần phòng tránh, ngăn chặn khuynh hướng lợi dụng chính sách ưu đãi cho khu vực kinh tế tập thể HTX để trục lợi.

Bên cạnh đó, cần chú ý tới khuynh hướng phân phối theo vốn tránh làm lu mờ bản chất của HTX. Việc kiểm toán định kỳ, thực hành dân chủ trong các tổ chức thuộc khu vực kinh tế tập thể cần được tôn trọng và phát huy, tránh sự kiểm soát hoặc áp đặt từ nhà nước.

Ông Lê Đức Thịnh, Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (DCRD). ảnh 2

Ông Lê Đức Thịnh, Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (DCRD).

Chia sẻ quan điểm về vấn đề này, ông Lê Đức Thịnh, Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (DCRD) cho rằng, HTX (hoặc kinh tế tập thể) đã luôn tồn tại trong nền kinh tế hiện đại, với những ưu điểm của nó. Không nhất thiết đó phải là một chỉ dấu của Chủ nghĩa xã hội, mà đơn giản, đó là một loại hình ưu việt trong một số hoàn cảnh (điều kiện, lĩnh vực, quy mô, mong đợi cá nhân...). Hợp tác xã chỉ có thể vận hành hiệu quả về kinh tế - xã hội khi các xã viên đạt tới một trình độ văn hóa dân chủ cao, các quy chế về công khai - minh bạch được thực hành phổ biến và đầy đủ.

Theo Cục trưởng Lê Đức Thịnh, mục tiêu lớn khi sửa Luật HTX là phát huy trí tuệ tập thể. Vì vậy, việc duy trì và luật hóa loại hình HTX cần dựa trên đặc tính của mô hình này, như một sự phát triển tự nhiên, hữu cơ trong nền kinh tế nói chung, không nên gò ép về vai trò xã hội, không kỳ vọng quá mức, không quản lý quá mức (đánh mất sự bình đẳng).

GS.TS Trần Đức Viên, Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Đào tạo, Học viện Nông nghiệp Việt Nam nhấn mạnh, mô hình của HTX Việt Nam phải là mô hình của người nông dân. Do đó, những quy định của Luật HTX nên là những hướng dẫn người nông dân hơn là quy định cứng đóng khung.

“Bản chất của HTX hoạt động không chỉ vì giá trị kinh tế mà hướng đến an sinh, xã hội. Muốn HTX hoạt động hiệu quả, các quy định pháp luật liên quan đến HTX phải phù hợp với văn hóa và tâm lý người Việt. Người dân hiện bị quản lý bởi nhiều yếu tố như pháp luật, luật lệ, luật tục…”, GS. Trần Đức Viên chia sẻ.

GS.TS Trần Đức Viên cũng cho rằng, Luật HTX sửa đổi cần tập trung vào vốn và lao động. Ngoài ra, Luật HTX sửa đổi cũng cần thúc đẩy tính cạnh tranh giữa HTX này với HTX khác, giữa lao động này với lao động khác để tạo động lực cho người nông dân phát triển.

Tin cùng chuyên mục

Trang trại sử dụng hệ thống điện mặt trời củaVinamilk. (Nguồn: Vinamilk).

Giảm “dấu chân carbon” trong nông nghiệp

(PLVN) -Nông nghiệp là một trong những lĩnh vực chịu ảnh hưởng trực tiếp và nặng nề nhất từ biến đổi khí hậu, đồng thời cũng là ngành gây phát thải khí nhà kính khổng lồ, làm gia tăng sự nóng lên toàn cầu. Thực tế này đòi hỏi cần có những mô hình giảm phát thải, phát triển bền vững trong ngành nông nghiệp.

Đọc thêm

Vietnam Digital Finance 2023: 'Dữ liệu số - Nền tảng phát triển tài chính số bền vững'

Phiên toàn thể VDF-2023.
(PLVN) - Ngày 21/9, Cục Tin học và Thống kê Tài chính và Viện Chiến lược và Chính sách tài chính (Bộ Tài chính) đồng tổ chức Hội thảo - Triển lãm về tài chính số trong quản lý Ngân sách Nhà nước năm 2023 (Vietnam Digital Finance 2023) (VDF-2023) với chủ đề “Dữ liệu số - Nền tảng phát triển tài chính số bền vững”.

Tăng trưởng tín dụng mới đạt 5,56%

Tăng trưởng tín dụng mới đạt 5,56%
(PLVN) - Thông tin mới nhất từ Ngân hàng nhà nước (NHNN) cho biết, đến ngày 15/9/2023, tín dụng toàn nền kinh tế đạt gần 12,6 triệu tỷ đồng, tăng 5,56%, trong khi định hướng tăng trưởng tín dụng cả năm 2023 khoảng 14-15%...

Tăng tốc hai dự án cao tốc kết nối Lạng Sơn - Cao Bằng

Phối cảnh một nút giao tại cao tốc Chi Lăng - Hữu Nghị. (Ảnh: UBND tỉnh Lạng Sơn).
(PLVN) - Mặc dù hai dự án cao tốc Chi Lăng - Hữu Nghị và Đồng Đăng - Trà Lĩnh đã có phương án đầu tư từ lâu nhưng đến nay vẫn chưa được triển khai thi công ngoài hiện trường do vấn đề thủ tục. Hai tỉnh Lạng Sơn và Cao Bằng đang nỗ lực tăng tốc hai dự án này để có thể sớm khởi công…

Đầu tư logistics để phát triển sản phẩm vùng đồng bào dân tộc

Cần quan tâm đến logistics để sản phẩm vùng dân tộc thiểu số lan tỏa hơn. (Ảnh: PV)
(PLVN) -Theo Bộ Công Thương, những năm gần đây, các hoạt động hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (ĐBDTTS&MN) đã góp phần hình thành chuỗi cung ứng, kích thích sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế và phát triển sản xuất, tiêu thụ cho sản phẩm vùng ĐBDTTS&MN.

Nguy cơ rửa tiền thông qua tiền mã hóa

Ảnh minh họa
(PLVN) - Mặc dù đang là lĩnh vực chưa có quy định pháp lý rõ ràng nhưng ước tính khối lượng giao dịch thực tế tiền mã hóa của Việt Nam đứng thứ 15 thế giới và mức độ chấp nhận tiền mã hóa đứng đầu thế giới. Bên cạnh chức năng thanh toán, không loại trừ có cả hành vi rửa tiền thông qua giao dịch loại tiền này.

Đã chi trả hơn 4 tỷ đồng bảo hiểm trong vụ cháy chung cư mini tại Hà Nội

ảnh internet
(PLVN) - Theo thống kê đến ngày 19/9/2023, 10 doanh nghiệp (DN) bảo hiểm có khách hàng tham gia bảo hiểm bị thiệt hại về người trong vụ cháy chung cư mini tại phố Khương Hạ, TP Hà Nội với s ố tiền chi trả bảo hiểm ước khoảng 10,3 tỷ đồng. Hiện các DN bảo hiểm đã thực hiện chi trả 4,38 tỷ đồng, các trường hợp khác đang làm các thủ tục.

Shark Tank Việt Nam mùa 6 trở lại - cánh cửa cơ hội của các startup

Shark Tank Việt Nam mùa 6 trở lại - cánh cửa cơ hội của các startup
(PLVN) - Với mong muốn cùng với các startup (khởi nghiệp) xoay chuyển tình thế, tìm “cửa sáng” trong thời điểm nhiều thách thức, Shark Tank Việt Nam trở lại với mùa 6, tiếp tục giúp các mô hình kinh doanh độc đáo, sáng tạo thâm nhập thị trường bứt phá tăng trưởng thông qua màn thuyết trình gọi vốn từ các shark.

Tiếp tục hoàn thiện chính sách phát triển khu vực kinh tế hợp tác

Quang cảnh Hội thảo sáng 19/9.
(PLVN) - Luật Hợp tác xã (HTX) số 17/2023/QH15 có hiệu lực thi hành từ 1/7/2024, trong đó Bộ KH&ĐT được giao chủ trì xây dựng 3 trong số 4 văn bản hướng dẫn thi hành Luật. Theo Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Đỗ Thành Trung, việc hoàn thiện chính sách phát triển khu vực kinh tế tập thể (KTTT), HTX chính là yếu tố quan trọng góp phần thúc đẩy khu vực kinh tế này phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới…

Nhiệm vụ giải ngân

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Giải ngân đầu tư công là quá trình chuyển giao và sử dụng các nguồn vốn đầu tư công từ nguồn tài chính đã được phê duyệt sang các dự án và công trình cụ thể. Giải ngân đầu tư công có vai trò rất quan trọng trong thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội (các dự án công trình như cầu đường, nhà máy điện, trường học, bệnh viện… tạo ra việc làm, tăng sản xuất và cải thiện hạ tầng, góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội); tạo ra động lực cho đầu tư tư nhân tham gia vào các dự án hạ tầng và cơ sở vật chất công cộng…