Dự luật PPP sẽ có cơ chế bảo lãnh thu hút nhà đầu tư

Dự án Dầu Giây - Phan Thiết
Dự án Dầu Giây - Phan Thiết
(PLVN) - Theo Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) Nguyễn Đức Trung, Dự luật Đầu tư theo đối tác công tư (Luật PPP) sẽ đưa ra các cơ chế bảo lãnh như cơ chế chuyển đổi ngoại tệ, cơ chế chia sẻ rủi ro... Đây là các cơ chế đột phá, cần thiết để thu hút nhà đầu tư (NĐT) tham gia dự án theo hình thức PPP…

Nóng Dự án Dầu Giây - Phan Thiết ...

Tại phiên họp thẩm tra dự án Luật PPP của Ủy ban Kinh tế Quốc hội ngày 29/8, nguyên Thứ trưởng Bộ KH&ĐT, ông Đặng Huy Đông đã thẳng thắn cho rằng dự án thí điểm theo hình thức PPP Dầu Giây - Phan Thiết đã không thành công, khiến chính sách loay hoay suốt 10 năm qua.

Theo ông Đông, trong Dự án này, Chính phủ vay vốn của nhà tài trợ, bảo lãnh để đưa cho một DN tư nhân là Bitexco đầu tư dự án. Và hậu quả của bước đi đầu tiên sai lệch đó là người ta đổ xô làm PPP bằng các nhận thức khác nhau kiểu “thầy bói xem voi”, để rồi ra thứ BOT lộn xộn, lổn nhổn như hiện nay. 

Vấn đề này lại được làm nóng tại buổi họp báo của Chính phủ chiều 4/9. Tại cuộc họp này, Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Đức Trung cho biết dự án Dầu Giây - Phan Thiết thực hiện thí điểm theo hình thức PPP có tổng mức đầu tư khoảng 750 triệu USD, có hai đơn vị tham gia, trong đó có Bitexco.

Trong 750 triệu USD thì Nhà nước hỗ trợ 250 triệu USD từ vốn vay Ngân hàng Thế giới, Bitexco bố trí khoảng 300 triệu USD. Tuy nhiên dự án này đã không thành công, tháng 3/2018 đã chấm dứt thí điểm dự án.

Cũng theo Thứ trưởng Nguyễn Đức Trung, sau khi dừng thí điểm, Dự án Dầu Giây - Phan Thiết đã được đưa vào dự án thành phần của cao tốc Bắc - Nam với tổng mức đầu tư khoảng 14.000 tỷ đồng, Nhà nước tham gia khoảng 2.500 tỷ đồng…

Bài học khi xây dựng dự luật PPP

Thông tin về dự án Luật PPP, Thứ trưởng Nguyễn Đức Trung cho biết, Dự luật này được xây dựng trên cơ sở kế thừa quy định là các nghị định đang có (trước đây là Nghị định 108/2009/ND-CP, sau đó là Nghị định 15/2015/NĐ-CP, Nghị định 63/2018/NĐ-CP). Đây là khung khổ pháp lý thực hiện dự án PPP suốt thời gian qua. Thứ trưởng cũng cho biết, đến nay đã đã thực hiện được 336 dự án PPP, trong đó có 140 dự án BOT.

“Mặc dù còn những vấn đề tồn tại nhưng các dự án PPP trong thời gian qua đã góp phần hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng phục vụ cho sự phát triển của đất nước cũng như nhu cầu cuộc sống của nhân dân. Tuy nhiên để hoàn thiện khung pháp lý, Chính phủ nhận thấy hiện khung pháp lý chỉ dừng ở các nghị định nên chưa đảm bảo khung pháp lý cao nhất để điều chỉnh các hoạt động PPP…”- Đại diện Bộ KH&ĐT lý giải sự cần thiết xây dựng Luật PPP.

Thứ trưởng Nguyễn Đức Trung cũng cho rằng các dự án PPP hiện nay chưa có sức hấp dẫn để thu hút các NĐT nước ngoài nên trong dự luật PPP có đưa ra các cơ chế bảo lãnh như bảo lãnh việc chuyển đổi ngoại tệ, bảo lãnh cơ chế chia sẻ rủi ro….

“Đây là cơ chế thực sự cần thiết để thu hút được các NĐT thực hiện các dự án PPP vì bản chất của dự án PPP là dự án có tính chất đầu tư công nhưng do chúng ta chưa có nguồn lực nên kêu gọi các NĐT tư nhân thực hiện và trong tất cả các dự án Chính phủ đều tham gia để đảm bảo khả năng thực hiện dự án hiệu quả…”, Thứ trưởng khẳng định.

Được biết, theo Dự luật trình Ủy ban Kinh tế Quốc hội thẩm tra ngày 29/8 vừa qua, dự án Luật này đã được bổ sung các nội dung về hình thức huy động vốn thứ cấp cho các dự án PPP. Cụ thể, DN dự án được phát hành trái phiếu để huy động vốn thực hiện dự án PPP sau khi hoàn thành xây dựng công trình (đối với dự án có cấu phần xây dựng) hoặc sau khi chuyển sang giai đoạn vận hành (đối với dự án không có cấu phần xây dựng).

Nhằm hạn chế rủi ro cho NĐT dự án PPP, dự thảo Luật đã đưa vào quy định: Chính phủ quyết định việc cấp bảo đảm cân đối ngoại tệ cho từng dự án. Hạn mức bảo đảm cân đối ngoại tệ là 30% doanh thu của dự án bằng VNĐ. 

Đối với các dự án PPP do Quốc hội, Thủ tướng quyết định chủ trương đầu tư, dù đã thực hiện đầy đủ các biện pháp nhưng chưa đảm bảo được mức doanh thu cần thiết để duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh của dự án, Chính phủ cam kết chia sẻ với NĐT, DN dự án không quá 50% phần hụt thu giữa doanh thu thực tế và doanh thu cam kết tại hợp đồng…

Tin cùng chuyên mục

Đấu thầu vàng chỉ là giải pháp tình thế!

Đấu thầu vàng chỉ là giải pháp tình thế!

(PLVN) - Phiên đấu thầu vàng miếng đầu tiên sau 11 năm dự kiến tổ chức vào sáng hôm qua (22/4) đã bị hủy. Dự kiến 9h sáng nay (23/4), Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sẽ mở lại phiên đấu thầu.Theo các chuyên gia, đấu thầu vàng chỉ là giải pháp tình thế.

Đọc thêm

Đề xuất chuyển ngang giá khí sang giá điện

Các nhà máy điện khí sẽ được bán giá điện ngang với giá khí
(PLVN) -  Đó là một nội dung quan trọng trong dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định về cơ chế phát triển các dự án điện sử dụng khí thiên nhiên và LNG, đang được Bộ Công Thương lấy ý kiến công khai.

Dự báo lạc quan về thị trường tài chính

Thị trường tài chính Việt Nam năm 2024 được đánh giá sẽ tích cực hơn. (Toàn cảnh Hội thảo - Ảnh: BIDV).
(PLVN) - Thị trường tài chính Việt Nam năm 2024 được đánh giá sẽ tích cực hơn do cơ cấu cung ứng vốn của nền kinh tế trong năm 2024 và các năm tiếp theo được kỳ vọng chuyển dịch theo hướng tích cực hơn.

Mở lại phiên đấu thầu vàng miếng sau 11 năm

Phó Thống đốc thường trực NHNN Đào Minh Tú chủ trì họp báo. (Ảnh: NHNN).
(PLVN) - Sau 11 năm, kể từ phiên đấu thầu vàng miếng lần đầu tiên vào ngày 28/3/2013, vào ngày 22/4 tới đây Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sẽ chính thức mở lại phiên đấu thầu vàng miếng. Đây là động thái nhằm tăng cung cho thị trường trong bối cảnh giá vàng đang trong xu hướng tăng.

Thấy gì sau động thái đăng ký mua cổ phiếu SHB của Phó Chủ tịch Đỗ Quang Vinh

Thấy gì sau động thái đăng ký mua cổ phiếu SHB của Phó Chủ tịch Đỗ Quang Vinh
(PLVN) - Ông Đỗ Quang Vinh, Phó Chủ tịch SHB sẽ bắt đầu mua hơn 100 triệu cổ phiếu SHB từ ngày 19/4. Nếu hoàn tất mua thành công, ông Vinh sẽ sở hữu tỷ lệ cổ phần SHB cao nhất trong HĐQT ngân hàng. Đó như một lời khẳng định về cam kết đồng hành, phát triển cùng những kỳ vọng lớn của vị Phó Chủ tịch 8x với tương lai SHB.

Tân Phó Tổng Giám đốc VEC là ai?

Chủ tịch và Tổng Giám đốc VEC chúc mừng tân Phó Tổng Giám đốc Đặng Hoài Nam.
(PLVN) - Tổng công ty Đầu tư Phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) vừa công bố quyết định bổ nhiệm ông Đặng Hoài Nam giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc tổng công ty này.

Thúc đẩy tổng cầu để tăng trưởng kinh tế

Các chuyên gia thảo luận tại Hội thảo. (Ảnh: NEU)
(PLVN) - Đóng vai trò quan trọng trong xác định mức độ hoạt động và việc làm trong nền kinh tế, theo các chuyên gia, cần khẩn trương có biện pháp củng cố các động lực tăng trưởng từ phía tổng cầu, tạo tiền đề phát triển kinh tế trong bối cảnh mới.

Cần cơ chế riêng để phát triển điện khí

2 Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 - 4 đã thi công được 85%. (Ảnh: PVPOWER)
(PLVN) - Kể từ khi Quy hoạch điện VIII được thông qua với công suất điện khí được đầu tư xây dựng mới lên đến 30.424MW, các chuyên gia kinh tế cũng như chuyên gia năng lượng cho rằng cần phải có cơ chế riêng để phát triển điện khí.

Hoàn thành xây dựng cơ chế riêng phát triển điện khí

Hoàn thành xây dựng cơ chế riêng phát triển điện khí
(PLVN) - Hàng loạt các vấn đề vướng mắc về phát triển các dự án điện khí đã được giải quyết thông qua dự thảo cơ chế phát triển điện khí, vừa được Bộ Công Thương hoàn thiện để báo cáo Chính phủ, trước khi lấy ý kiến rộng rãi. 

Quý I/2024, ngành Hải quan đạt kết quả tích cực

Phó Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ kết luận Hội nghị. (Ảnh: T Bình)
(PLVN) - Cùng với đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, hiện đại hóa hải quan nhằm tạo thuận lợi thương mại, thì trong quý 1/2024, ngành Hải quan đã thu ngân sách hơn 88 nghìn tỷ đồng, đạt 23,6% dự toán được giao; thực thu vào ngân sách hơn 71 tỷ đồng sau thanh tra, kiểm tra.

Hai nhà máy điện của PVN gặp khó

Công trường hai Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và Nhơn Trạch 4. (Ảnh: PV POWER)
(PLVN) - Dự án Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 4 do Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PV POWER), đơn vị thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) làm chủ đầu tư, đang gặp nhiều vướng mắc trong quá trình về đích.

Nhất định phải gỡ được 'thẻ vàng' IUU

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến phát biểu tại Hội nghị. (Ảnh: Thanh Thanh).
(PLVN) - Đó là yêu cầu được Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến nhấn mạnh khi chủ trì Hội nghị Kiểm ngư Việt Nam 10 năm đồng hành cùng ngư dân, thực thi pháp luật và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, chống khai thác IUU vì một ngành thủy sản xanh và phát triển bền vững diễn ra hôm qua (15/4).