Du lịch về những miền di sản- làm sao để giữ gìn giá trị không gian thiêng?

Bảo tồn di sản các dân tộc thiểu số, phát triển du lịch miền núi phía Bắc. (Ảnh minh họa)
Bảo tồn di sản các dân tộc thiểu số, phát triển du lịch miền núi phía Bắc. (Ảnh minh họa)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - TS. Trần Hữu Sơn, Viện Nghiên cứu Ứng dụng Văn hóa và Du lịch cho biết, hiện nay, ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, các loại hình du lịch phát triển khá mạnh. Du lịch tác động mạnh mẽ đến phát triển kinh tế nhưng đồng thời cũng gây ảnh hưởng tiêu cực đến vấn đề bảo tồn, phát huy di sản văn hóa.

Qua miền di sản...

Theo TS. Trần Hữu Sơn, hiện nay, hành khách hành hương thường căn cứ vào tuyến du lịch để phân loại, tên các tuyến du lịch tâm linh như du lịch tâm linh dọc theo sông Hồng, theo sông Lô, về Nam Định… Một cách phân loại khác trong du lịch tâm linh là dựa theo thời điểm tổ chức các sự kiện du lịch tâm linh để phân loại như du lịch tâm linh theo mùa xuân (hành hương mùa xuân), mùa thu… Du lịch tâm linh theo tính đại trà, theo kiểu hành hương về các vùng đất thiêng (du lịch lễ hội đền Hùng, đền Bà Chúa kho…).

Các địa điểm thiêng đó thực chất là những địa điểm di sản, bao gồm các đền, miếu, chùa, nhà thờ, núi thiêng và hang động thiêng kỳ vĩ… Đồng thời, các tuyến đường hành hương cũng trở thành tài nguyên di sản dựa trên vai trò lịch sử của chúng đối với thực hành hành hương. Ngay các hình thức thờ cúng, các nghi thức tôn giáo, các lễ hội thực hiện tại các địa điểm được tôn kính, linh thiêng cũng trở thành một phần của di sản văn hóa phi vật thể.

Như vậy, du lịch di sản bao gồm nhiều loại hình khác nhau nhưng đều liên quan đến di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể. Du lịch di sản không chỉ có chức năng khám phá, nâng cao hiểu biết mà còn giáo dục truyền thống của quê hương, đất nước với du khách. Chức năng này đóng vai trò rất quan trọng trong việc hình thành lòng yêu nước, kính trọng truyền thống của cha ông.

Thực tế, hầu hết các tỉnh miền núi vùng dân tộc thiểu số trong các cuộc kháng chiến của dân tộc đều trở thành những khu căn cứ địa quan trọng. Ở vùng này có các di tích quốc gia được phân bố rộng khắp như ATK Định Hóa – Thái Nguyên và ATK Sơn Dương – Tuyên Quang, đặc biệt là khu di tích Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Bên cạnh các di tích lịch sử, vùng dân tộc thiểu số - địa bàn cư trú của 53 dân tộc anh em chính là địa bàn giàu giá trị di sản văn hóa.

Theo chia sẻ của TS Trần Hữu Sơn, đồng bào các dân tộc thiểu số sinh sống ở nhiều cảnh quan sinh thái khác nhau, đã tạo nên sự độc đáo trong du lịch. Sự độc đáo đó càng được tô đậm khi mỗi một dân tộc còn lưu giữ một bản sắc văn hóa tộc người riêng biệt. Vì vậy, văn hóa vùng đồng bào dân tộc thiểu số thực sự là cơ sở, nền tảng để tạo ra sự hấp dẫn, sự đặc sắc trong các sản phẩm du lịch. Đó là sản phẩm du lịch mang dấu ấn người Hmông, người Dao, người Xá Phó, người Tày trên đỉnh núi Sa Pa.

Năm 2019, thống kê sơ bộ qua các tỉnh vùng Trung du miền núi phía Bắc đã có khoảng 170 điểm du lịch cộng đồng. Các điểm du lịch cộng đồng đón được đông khách chủ yếu dựa vào di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của các tộc người, điển hình như du lịch cộng đồng người Thái ở Bản Mển, xã Thanh Nưa, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên và Bản Áng, xã Đông Sang, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La; du lịch cộng đồng người Hà Nhì ở xã Y Tí, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai; du lịch cộng đồng người Mường ở Bản Lác, xã Chiềng Châu, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình; du lịch cộng đồng người Hmông ở bản Cát Cát, xã San Sả Hồ, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai; du lịch cộng đồng người Dao ở bản Nậm Đăm, xã Quản Bạ, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang …

Hiện các làng bản đều tích cực xây dựng mô hình nông thôn mới, đường giao thông đổ bê tông về đến từng nhà, từng ngõ xóm. Nhưng ở các điểm du lịch cộng đồng, đồng bào các dân tộc lại sáng tạo các loại hình vận chuyển du khách mới. Khi khách đến đầu làng được đi bằng xe trâu hoặc cưỡi ngựa đến nhà lưu trú thăm quan các điểm di tích trong làng.

Ở một số làng du lịch cộng đồng ở Sa Pa, người dân đi qua suối bằng cầu mây, thậm chí có nơi còn tổ chức cho nam nữ thanh niên du khách đi cà kheo thăm quan cánh đồng. Dịch vụ ẩm thực thực sự trở thành một lĩnh vực có nhiều sáng tạo phát huy di sản ẩm thực truyền thống.

Đến làng người Hmông, người Thái, người Dao, người Mường … du khách còn được thưởng thức các món ẩm thực đặc trưng của từng tộc người. Không chỉ được thưởng thức mà du khách còn được tham gia trải nghiệm, làm bếp với các món nấu thắng cố, mèn mén của người Hmông, ủ men rượu của người Tày, người Hà Nhì, thổi xôi bảy màu của người Nùng…

Không gian thiêng có còn nguyên giá trị?

TS Trần Hữu Sơn nhấn mạnh, không chỉ thỏa mãn với việc ngủ trên những căn nhà truyền thống, một số điểm du lịch có sáng kiến tổ chức ngủ lều, ngủ trên cây,… Nghi lễ nhảy lửa của người Pà Thẻn, người Dao muốn trở thành sản phẩm du lịch cũng phải được sân khấu hóa, cắt gọt phần nghi lễ, bỏ không gian thiêng, tách phần nhảy lửa khỏi tổng thể tín ngưỡng mà chỉ còn tiết mục văn nghệ nhỏ lẻ là diễn xướng nhảy lửa.

Như vậy, quá trình “hàng hóa hóa”, “thương mại hóa” di sản đã quy định sự “sản xuất”, biến di sản thành các sản phẩm du lịch. Quá trình này diễn ra không theo mùa vụ, chu kỳ hoạt động của di sản mà chủ yếu đáp ứng nhu cầu của du khách. Vì thế, các trích đoạn lễ cưới được diễn ra thường xuyên, quanh năm ngày tháng, trích đoạn lễ hội té nước không chỉ diễn ra trong ngày Tết người Lào, người Lự mà thường xuyên tổ chức quanh năm.

Quy trình “hàng hóa hóa” làm vừa lòng du khách, đáp ứng nhu cầu giải trí của du khách đã dẫn đến sự biến dạng của di sản. Có di sản tín ngưỡng mất hẳn không gian thiêng, trở thành trò biểu diễn đơn thuần (tương tự nghi lễ hầu đồng diễn ra ở Phố Cổ Hà Nội mà không phải thực hành ở các đền, phủ), không gian thiêng đã mất, thời gian thiêng không còn thì di sản cũng bị giải thiêng, không còn vai trò của di sản.

Theo ông Sơn, một số điểm du lịch có giá trị về tâm linh, giá trị về nghệ thuật trở thành quá tải khi lượng khách đến đông. Các lễ hội của thôn bản xưa chỉ đón khách ở thôn bản hoặc một số khách không nhiều của cả vùng.

Nhưng hiện nay, các di sản này không tính đến sức chứa của điểm du lịch, phát triển quá nóng dẫn đến luồng khách hành hương ồ ạt đổ về một điểm du lịch có không gian hẹp. Các du khách không tuân theo chuẩn mực, quy tắc ứng xử của thôn làng đối với các vật thiêng. Họ tranh cướp vật thiêng dẫn đến lễ hội không tổ chức được.

Một số lễ hội chưa chuẩn bị sẵn sàng (hoặc không dự báo được lượng khách tăng đột biến quá lớn) dẫn đến tình trạng quá tải, hệ thống dịch vụ bị phá vỡ hoặc không đáp ứng nổi nhu cầu của du khách. Lễ hội tổ chức chưa đến đỉnh điểm đã “vỡ hội”.

Sự quá tải của các điểm du lịch tâm linh còn gây ra nhiều hậu quả về môi trường, về nếp sống văn hóa đối với cư dân bản địa. Nghiêm trọng hơn, một số quần thể di tích tâm linh đã xảy ra hiện tượng làm chùa giả, tượng giả… và chỉ có hòm công đức là thật...

Chưa kể, trong phát triển du lịch cộng đồng, du lịch tâm linh, du lịch về nguồn, du lịch trải nghiệm,… vấn đề quan trọng hàng đầu là phải đề cao vai trò của chủ nhân di sản, nhưng hiện nay ở các làng bản, đồng bào dân tộc thiểu số giàu tài nguyên du lịch nhưng là người dân nghèo, lại thiếu vốn để kinh doanh du lịch.

Các doanh nghiệp đã đổ xô đến các điểm giàu tài nguyên chỉ đầu tư một ít cho dịch vụ, cơ sở hạ tầng. Họ thu nguồn vốn rất lớn nhưng người dân – chủ nhân của di sản chỉ được hưởng lợi với tỷ lệ rất thấp.

“Điển hình như làng Cát Cát, xã San Sả Hồ, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai, mỗi năm họ lập trạm kiểm soát bán vé thu khoảng hơn 10 tỷ đồng, nhưng số tiền người dân được hưởng lợi chỉ có vài trăm triệu, sản xuất các sản phẩm du lịch. Sự chia sẻ lợi ích không công bằng giữa doanh nghiệp và cộng đồng ở nhiều điểm du lịch diễn ra thường xuyên gây mâu thuẫn giữa người dân và các đối tác” - TS Trần Hữu Sơn chia sẻ.

Do đó, để bảo tồn di sản văn hóa, ông Sơn nhấn mạnh, phải xác định bảo tồn di sản là nguyên tắc hàng đầu, không hi sinh di sản để phát triển du lịch bằng mọi giá, trong đó phải chú trọng “tích hợp một cách cẩn thận du lịch vào văn hóa địa phương chứ không phải tích hợp văn hóa vào du lịch”. Đặc biệt chú ý đến vòng đời, “tuổi thọ” của điểm và khu du lịch, chống sự quá tải trong việc đón khách.

Theo đó, TS. Trần Hữu Sơn đề xuất, trước mắt, cần bổ sung và sửa đổi Luật Di sản văn hóa, Luật Du lịch, trong đó bổ sung các điều, khoản về vai trò của cộng đồng với bảo tồn di sản, vai trò và quyền lợi của cộng đồng trong phát triển du lịch. Nêu rõ các điều, khoản về sự hài hòa giữa bảo tồn di sản văn hóa với phát triển du lịch…

Ông Sơn nhấn mạnh: “Sản phẩm du lịch phải mang được cái hồn của văn hóa dân gian, có nhiều yếu tố đặc sắc, đặc thù cho từng tộc người, từng vùng miền khác nhau (đặc sắc về không gian, thời gian, tộc người, lịch sử…); Sản phẩm mang tính đặc sắc, đặc thù mới khắc phục tình trạng sản phẩm du lịch na ná giống nhau hiện nay; Sản phẩm du lịch văn hóa dân tộc thiểu số kiên quyết chống hàng giả, hàng “nhái”; Các chương trình văn nghệ, các nghi lễ trình diễn, các sinh hoạt văn hóa của các dân tộc thiểu số phải tôn trọng tính khách quan, chân thực của bản sắc tộc người. Đồng thời, tuyệt đối không làm giả các sinh hoạt văn hóa truyền thống nhằm mục đích thu hút khách”…

Cụ thể hóa Kết luận 65 của Bộ Chính trị, Quốc hội Khóa 14 đã ban hành Nghị quyết số 88/2019/QH14 của Quốc hội về phê duyệt Đề án tổng thể phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030; Nghị quyết số 120/2020/QH14 của Quốc hội về phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2030; Ngày 14/10/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1719/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2030, giai đoạn 1: 2021-2025.

Trong đó, dành riêng Dự án 6: Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch.

Với mục tiêu: Khôi phục, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống, bồi dưỡng, đào tạo cán bộ văn hóa; hỗ trợ cơ sở vật chất, trang thiết bị văn hóa cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi để nâng cao mức thụ hưởng về văn hóa cho đồng bào các dân tộc gắn với phát triển du lịch cộng đồng, trong đó ưu tiên các dân tộc thiểu số rất ít người.

Ông Đinh Xuân Thắng - Phó Vụ trưởng Vụ tuyên truyền - Ủy ban Dân tộc miền núi

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Hấp dẫn Ngày văn hóa Hàn Quốc tại Đà Lạt

Hấp dẫn Ngày văn hóa Hàn Quốc tại Đà Lạt
(PLVN) - Ngày văn hóa Hàn Quốc tại Đà Lạt năm 2024 diễn ra ngày 13/12 tại Quảng trường Lâm Viên (TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng) với nhiều chương trình hấp dẫn như trải nghiệm làm kim chi, mặc hanbok, làm diều thủ công Hàn Quốc, đêm ca nhạc do nhóm B-boy Hàn Quốc SDG Crew, nhóm nhạc nữ Hàn Quốc Queen biểu diễn…

Bảo vệ quyền trẻ em theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam

Bảo vệ quyền trẻ em theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam
(PLVN) - Với mong muốn cung cấp thêm nguồn tài liệu cho những nhà chuyên môn, những người làm công tác nghiên cứu, giảng dạy, sinh viên, học viên và bạn đọc quan tâm đến vấn đề, Nhà xuất bản Tư pháp xuất bản cuốn “Bảo vệ quyền trẻ em theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam” của TS Nguyễn Thị Hạnh.

Sôi động mùa du lịch cuối năm

Tuần lễ Du lịch TP HCM lần thứ 4 năm 2024 diễn ra sôi nổi với đa dạng hoạt động vui chơi, giải trí, ẩm thực, tạo sức hút người dân và du khách. (Ảnh: DNTT)
(PLVN) - Chỉ còn vài tuần nữa sẽ kết thúc năm 2024, đây là thời điểm mùa du lịch, lễ hội chuẩn bị bắt đầu. Ngành du lịch các tỉnh, địa phương đang chuẩn bị hàng loạt các sự kiện, hoạt động hấp dẫn thu hút du khách trong kỳ nghỉ Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán sắp tới.

Tạo đột phá để phát triển các ngành công nghiệp văn hóa

Hai đêm concert của chương trình “Anh trai say hi” và “Anh trai vượt ngàn chông gai” tại TP HCM thu hút hàng chục nghìn khán giả. (Ảnh: BTC)
(PLVN) - 2024 là năm ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực trong phát triển công nghiệp văn hóa của Việt Nam. Lễ hội thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024, concert của các chương trình “Anh trai vượt ngàn chông gai”, “Anh trai say hi”, chương trình Jazz quốc tế 2024… đã tạo được hiệu ứng tích cực, góp phần thúc đẩy phát triển công nghiệp văn hóa.

“Du lịch nông thôn thu hẹp khoảng cách về thu nhập và thụ hưởng”

“Du lịch nông thôn thu hẹp khoảng cách về thu nhập và thụ hưởng”
(PLVN) - Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL Hồ An Phong cho rằng, du lịch nông thôn không chỉ thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn mà còn bảo tồn các giá trị cảnh quan, sinh thái, môi trường, bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp góp phần thu hẹp khoảng cách về thu nhập và thụ hưởng giữa người dân nông thôn và đô thị.

Giải Taekwondo Cảnh sát Châu Á mở rộng 2024 tại Việt Nam thành công tốt đẹp

Trao giải tại Lễ bế mạc.
(PLVN) - Ngày 9/12, Giải Taekwondo Cảnh sát châu Á mở rộng năm 2024 đã bế mạc sau 4 ngày diễn ra nhiều giải đấu sôi nổi. Giải Taekwondo Cảnh sát châu Á mở rộng năm 2024 do Bộ Công an đăng cai, Hiệp hội Thể thao CAND Việt Nam và Liên đoàn Taekwondo Cảnh sát thế giới phối hợp tổ chức, diễn ra từ ngày 6 - 9/12 tại Khu liên hợp thể thao tỉnh Quảng Ninh.

Trung tướng Phùng Khắc Đăng- những dòng hồi ức trân quý trong “Những điều còn lại”

Thượng tướng Đỗ Căn - nguyên Phó Chủ nhiệm Tổng Cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam (trái) tặng hoa chúc mừng Trung tướng Phùng Khắc Đăng tại lễ ra mắt sách.
(PLVN) - Trung tướng Phùng Khắc Đăng - nguyên Phó Chủ nhiệm Tổng cục chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam vừa cho ra mắt cuốn sách “Những điều còn lại”. Nổi bật trong cuốn sách là những ký ức sống động, trân quý về cuộc đời binh nghiệp, về đồng đội, về những chiến dịch, những trận đánh mà ông đã trải qua.

Kiên Giang tăng cường khai thác công nghiệp văn hóa

Những show diễn nghệ thuật mang đậm văn hóa dân gian đã ghi dấu ấn và khẳng định được thương hiệu riêng vốn có của vùng đất Phú Quốc.
(PLVN) - Kiên Giang đang tích cực khai thác các thế mạnh sẵn có để thu hút đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp trong các lĩnh vực công nghiệp văn hóa. Điều này không chỉ giúp phát triển kinh tế - xã hội địa phương mà còn tạo ra những sản phẩm và dịch vụ có giá trị nghệ thuật và xã hội cao.

40 đơn vị lữ hành Trung Quốc khảo sát du lịch Quảng Ninh

Đoàn tìm hiểu thông tin tại Khu du lịch hang động Vũng Đục (TP Cẩm Phả, Quảng Ninh).
(PLVN) - Trong 4 ngày, từ 6-9/12, Sở Du lịch Quảng Ninh chủ trì tổ chức đoàn famtrip gồm 40 đơn vị lữ hành, hiệp hội du lịch Trung Quốc đi khảo sát nhiều điểm du lịch nổi tiếng tại TP Móng Cái, Cẩm Phả, Hạ Long và huyện Vân Đồn, Bình Liêu, mục tiêu kết nối và mở rộng thị trường khách du lịch.

“Đơn giản mà nói”: Cách thiết kế một thông điệp hiệu quả, thu hút

“Đơn giản mà nói”: Cách thiết kế một thông điệp hiệu quả, thu hút
(PLVN) - Trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay, làm thế nào để lời nói của bạn không chỉ được lắng nghe mà còn đọng lại trong tâm trí người khác? Đâu là bí quyết để thông điệp của bạn trở nên nổi bật trước những đối thủ khác? Cuốn sách “Đơn giản mà nói” (tựa gốc: Simply Put) của tác giả Ben Guttmann sẽ giúp bạn khám phá sức mạnh của sự đơn giản và cách sử dụng nó để truyền tải thông điệp hiệu quả.