Du lịch online cùng hướng dẫn viên bản địa

Hướng đi mới tạo sinh kế cho người dân.
Hướng đi mới tạo sinh kế cho người dân.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Xu hướng du lịch online đã phát triển mạnh mẽ từ sau đại dịch. Từ nhu cầu đó, nhiều hướng dẫn viên chuyển hướng làm du lịch online, đặc biệt là các hướng dẫn viên bản địa đã có thêm một nền tảng mới quảng bá cho sản phẩm du lịch quê hương.

Làm du lịch “thông minh”

Vũ Thị Ngọc Hướng hay được cộng đồng du lịch biết đến với tên gọi Hướng Giáy Sa Pa là một trong những hướng dẫn viên bản địa nổi tiếng trong việc làm du lịch online gần đây. Chỉ với một chiếc điện thoại thông minh và một tay cầm chống rung nhỏ gọn, mỗi ngày, cô hướng dẫn viên du lịch Ngọc Hướng có thể dẫn hàng chục, hàng trăm du khách tham quan Sa Pa, trải nghiệm âm thanh cuộc sống, những khung cảnh nên thơ, điểm đến hấp dẫn, khám phá bản làng... hay thưởng thức những món ăn dân tộc đặc sản của địa phương… Mong ước của Hướng là có thể mang đến cho mọi người một cái nhìn thực sự mới mẻ và lôi cuốn về mảnh đất Sa Pa quê mình.

Vũ Thị Ngọc Hướng sinh ra và lớn lên ở thôn Tả Van Giáy 2, xã Tả Van - một xã còn nhiều khó khăn cách thị xã Sa Pa (tỉnh Lào Cai) khoảng 9km. Tốt nghiệp đại học nhưng thay vì ở lại Hà Nội với nhiều cơ hội việc làm tốt, Hướng lại chọn về quê để thực hiện ước mơ là lưu giữ, bảo tồn nét đẹp văn hóa dân tộc Giáy quê mình: Do từ nhỏ đã được học, lắng nghe mọi người kể cho những câu chuyện cổ của người dân tộc Giáy, em được truyền cảm hứng về việc gìn giữ và bảo tồn văn hóa của dân tộc mình. Hướng nhận thấy có rất nhiều người đi du lịch Sa Pa nhưng chỉ biết Trung tâm thị trấn Sa Pa đang bị đô thị hóa chứ chưa biết rằng Sa Pa còn rất nhiều bản làng, còn nhiều nơi lưu giữ những giá trị văn hóa cực kỳ tốt đẹp, nguyên sơ.

Hướng mong muốn mình có thể làm được điều gì đó, vừa gìn giữ được văn hóa, vừa giúp cho cộng đồng của mình có nguồn thu nhập từ việc bảo tồn văn hóa. Vậy nên em quyết định trở về quê hương và làm công việc liên quan đến văn hóa, đúng với sở thích của mình. Nó cũng không bị lệch đi định hướng mà em học ban đầu, đó là định hướng nghiên cứu và phát triển - vẫn là liên quan đến phát triển nhưng mà mình làm ở góc độ khác thôi…

Những ngày đầu bỡ ngỡ, khó khăn không biết bao nhiêu mà kể. Các video do một mình Hướng thực hiện từ khâu kịch bản đến quay, dựng… Sau này, khi đã có kinh nghiệm hơn, Hướng kêu gọi nhiều người dân tộc Giáy cùng tham gia đóng góp, xây dựng kênh "Hướng Giáy Sapa" ngày càng phát triển. Hướng còn lập đội nhóm những người trẻ ở Sa Pa làm du lịch trải nghiệm trên facebook có tên “Du lịch trải nghiệm Sa Pa”, dành cho các du khách có thể phản hồi và xem những video mà nhóm đăng tải lên.

“Tour online bọn em sẽ tổ chức 1 buổi/1 tuần theo tour lịch trình có sẵn, trung bình có 10 - 15 khách, có 80% du khách thấy hứng thú với tour đó, họ sẽ lựa chọn đi tour thực tế khi có cơ hội lên Sa Pa. Du khách xem video của bọn em thường cảm thấy rất bất ngờ khi nhìn thấy được 1 Sa Pa rất khác về cả phong cảnh và văn hóa. Thông qua video, lượng tương tác của mọi người khá nhiều, ủng hộ, cổ vũ cho bọn em làm những hoạt động tiếp theo…” - Ngọc Hướng chia sẻ.

Không chỉ Hướng, rất nhiều hướng dẫn viên bản địa cũng đã tìm được nền tảng mới để phát triển công việc của mình. Anh Hồ Trọng Tiến vốn là hướng dẫn viên chuyên thị trường Nhật Bản của Công ty du lịch Tân Đông Dương (TP HCM). Từ sau dịch bệnh COVID-19 khiến công việc của anh Tiến bị xáo trộn, các đoàn khách Nhật Bản hay các chuyến bay đưa du khách Việt Nam đến với "xứ sở mặt trời mọc" cũng ít dần. Tuy vậy, nhờ giữ liên lạc với công ty du lịch tại Nhật Bản, anh biết rằng nhu cầu du lịch trực tuyến của người Nhật Bản vẫn rất lớn.

“Người Nhật Bản rất thích các điểm đến Việt Nam, nhất là những vùng đất xa xôi, hoang sơ ít được đặt chân đến như Hà Giang. Chính vì vậy, tôi cùng với công ty ở Nhật Bản tổ chức tour du lịch trực tuyến để phục vụ khách Nhật. Mỗi tour kéo dài từ 60 - 90 phút, trung bình có khoảng 15 - 20 khách”.

Anh Hồ Trọng Tiến cho biết, công ty du lịch tại Nhật Bản là đầu mối để lập tour và sắp xếp người tham gia, còn anh có nhiệm vụ xây dựng các nội dung mới lạ để giới thiệu cho du khách. Nhiều khách hàng gửi yêu cầu nên anh Tiến phải đi tìm địa điểm để đáp ứng. Đến nay anh đã thực hiện tour du lịch trực tuyến ở một số địa phương, nhiều nhất là Hà Giang và Tuyên Quang.

Thời gian đầu anh Tiến đi làm tour trực tuyến khá vất vả, đôi khi thù lao nhận về không bù đắp được chi phí đi lại, ăn ở tốn kém. “Tour trực tuyến tưởng là nhàn nhưng vất vả hơn tour bình thường. Một chương trình thực tế có thể đi cả ngày, khách vừa xem vừa nghỉ ngơi; còn trực tuyến thì tất cả nội dung, hình ảnh, cả không gian bao la chỉ gói gọn trong hơn 1 giờ. Thời gian nghỉ rất ngắn, chỉ vài chục giây tới 2-3 phút nên nhiều khi tôi phải chạy thật nhanh hoặc đi xe máy giữa các địa điểm để kịp thời gian”.

“Tour bình thường có thể tùy cơ ứng biến hoặc để khách tự do tham quan. Nhưng tour trực tuyến phải rất chỉn chu, trong thời lượng cố định nên phải chuẩn bị nội dung và công bố trước cho khách. Đôi khi vào vùng núi hoặc trong hang mất kết nối internet thì phải chuẩn bị trước đoạn video để “phát nguội” cho đỡ trống chương trình” - anh Tiến chia sẻ.

Dù có nhiều khó khăn, làm du lịch online vẫn là hướng phát triển mới được nhiều hướng dẫn viên phát triển cho đến hiện tại.

Phát triển cộng đồng

Để quảng bá hình ảnh về đất nước và con người Việt Nam, ngoài việc quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng, chính những hướng dẫn viên là những vị “đại sứ” trực tiếp làm công tác quảng bá hiệu quả và thiết thực nhất.

Vũ Thị Ngọc Hướng nổi tiếng trong cộng đồng du lịch online.

Vũ Thị Ngọc Hướng nổi tiếng trong cộng đồng du lịch online.

Những giá trị truyền thống, những nghệ nhân dân gian, làng nghề, những nhân chứng sống ngày càng hiếm. Nếu không có một chiến lược giữ gìn và truyền nghề, đến một lúc nào đó lớp trẻ chỉ biết đến văn hóa, lịch sử qua sách vở. Trải nghiệm đời sống cùng người dân địa phương là xu hướng du lịch đang được du khách ưa thích. Trong xu thế đó, đội ngũ hướng dẫn viên du lịch bản địa làm tour online sẽ làm cho loại hình du lịch này thêm hấp dẫn, đem lại hiệu quả cao hơn.

Các hướng dẫn viên cũng là những người bản địa tham gia trực tiếp vào hoạt động du lịch, được hưởng lợi ích kinh tế - xã hội từ hoạt động du lịch. Đồng thời có trách nhiệm bảo vệ tài nguyên, môi trường, bản sắc văn hóa dân tộc và phát huy, quảng bá đến du khách.

Anh Hồ Trọng Tiến chia sẻ “muốn tiếp tục là “sứ giả văn hóa” truyền bá cảnh đẹp, văn hóa, truyền thống đất nước tới khách Nhật Bản, để sau này, mọi người đã biết về Việt Nam thì sẽ sang nhiều hơn”. Còn với Vũ Thị Ngọc Hướng, cô cho biết sẽ gắn bó lâu dài với quê hương, trước mắt là tour trực tuyến và sau này sẽ làm du lịch cộng đồng để thúc đẩy phát triển bền vững tại Sa Pa.

Đọc thêm

Hấp dẫn Ngày văn hóa Hàn Quốc tại Đà Lạt

Hấp dẫn Ngày văn hóa Hàn Quốc tại Đà Lạt
(PLVN) - Ngày văn hóa Hàn Quốc tại Đà Lạt năm 2024 diễn ra ngày 13/12 tại Quảng trường Lâm Viên (TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng) với nhiều chương trình hấp dẫn như trải nghiệm làm kim chi, mặc hanbok, làm diều thủ công Hàn Quốc, đêm ca nhạc do nhóm B-boy Hàn Quốc SDG Crew, nhóm nhạc nữ Hàn Quốc Queen biểu diễn…

Sôi động mùa du lịch cuối năm

Tuần lễ Du lịch TP HCM lần thứ 4 năm 2024 diễn ra sôi nổi với đa dạng hoạt động vui chơi, giải trí, ẩm thực, tạo sức hút người dân và du khách. (Ảnh: DNTT)
(PLVN) - Chỉ còn vài tuần nữa sẽ kết thúc năm 2024, đây là thời điểm mùa du lịch, lễ hội chuẩn bị bắt đầu. Ngành du lịch các tỉnh, địa phương đang chuẩn bị hàng loạt các sự kiện, hoạt động hấp dẫn thu hút du khách trong kỳ nghỉ Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán sắp tới.

“Du lịch nông thôn thu hẹp khoảng cách về thu nhập và thụ hưởng”

“Du lịch nông thôn thu hẹp khoảng cách về thu nhập và thụ hưởng”
(PLVN) - Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL Hồ An Phong cho rằng, du lịch nông thôn không chỉ thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn mà còn bảo tồn các giá trị cảnh quan, sinh thái, môi trường, bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp góp phần thu hẹp khoảng cách về thu nhập và thụ hưởng giữa người dân nông thôn và đô thị.

Cần có tour du lịch thân thiện dành cho người khuyết tật

 Những người khuyết tật mong có nhiều điểm du lịch tiếp cận thân thiện để họ dễ dàng đi du lịch, trải nghiệm. (Ảnh: Hải Vân)
(PLVN) - Việt Nam đang tích cực phấn đấu trở thành một trong những điểm đến du lịch thân thiện hàng đầu thế giới. Để thực hiện được mục tiêu này, ngành du lịch Việt khó thể bỏ sót một số lượng lớn du khách tiềm năng là người khuyết tật (NKT) và cả người cao tuổi cần hỗ trợ.

Đà Lạt mộng mơ qua ống kính nhiếp ảnh gia

Đà Lạt mộng mơ qua ống kính nhiếp ảnh gia
(PLVN) - 50 tác phẩm ảnh đặc sắc từ các góc máy được đầu tư bài bản, tư duy sáng tạo của các nhiếp ảnh gia, nghệ sĩ yêu mến Đà Lạt vô bờ bến tại triển lãm ảnh nghệ thuật “Những sắc màu thành phố ngàn hoa” đã làm nổi bật lên vẻ đẹp thiên nhiên, di sản, con người Đà Lạt trong cuộc sống đời thường, mang đến cho người xem những cung bậc cảm xúc thú vị.

Nông thôn - “mỏ vàng” du lịch Việt

Du khách hồ hởi khi được trải nghiệm làm nông dân trong tour du lịch nông nghiệp. (Ảnh: B.C)
(PLVN) - Với hơn 60% người dân sống ở nông thôn, việc phát triển du lịch nông thôn không chỉ tạo việc làm, nâng cao thu nhập, bảo đảm đời sống của bà con nông dân mà còn là phương thức gìn giữ, bảo vệ thiên nhiên, truyền thống văn hóa, bản sắc dân tộc của các vùng nông thôn Việt Nam.

Thành phố Huế thúc đẩy du lịch văn hóa với mạng lưới trạm tương tác thông minh

Du khách trải nghiệm trạm tương tác thông minh khi vào tham quan Điện Kiến Trung (Đại nội Huế).
(PLVN) - Huế đang ứng dụng công nghệ mới nhất vào công tác bảo tồn và phát huy các giá trị di sản trong phát triển du lịch, nổi bật là xây dựng thí điểm mạng lưới các trạm tương tác thông minh -TapQuest kết nối với nhau để tạo thành một bản đồ văn hóa và di sản, mang lại trải nghiệm độc đáo cho du khách.

Hoa, cây cảnh Đà Lạt 'khoe sắc'

Hoa, cây cảnh Đà Lạt 'khoe sắc'
(PLVN) - Sáng nay, 5/12, UBND TP Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) khai mạc “Trưng bày triển lãm hoa, cây cảnh quốc tế” và “Không gian hoa đường phố”.