Du lịch mở cửa trở lại: Đừng để ứng xử phản cảm làm ảnh hưởng

Chủ quán ăn ở Đà Lạt bị tố “chửi” du khách (hình trái) và khách sạn bị tố có “nhân viên” cầm dao đuổi khách (hình phải).
Chủ quán ăn ở Đà Lạt bị tố “chửi” du khách (hình trái) và khách sạn bị tố có “nhân viên” cầm dao đuổi khách (hình phải).
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Nhiều ứng xử “xấu xí” của cả người làm du lịch và du khách đã ít nhiều ảnh hưởng đến hình ảnh đẹp của nền du lịch nước nhà khi mở cửa trở lại.

Điểm đến “xấu xí”

Kể từ khi được mở cửa hoàn toàn, không khí du lịch trên cả 3 miền đều sôi động trở lại nhờ lượng lớn du khách, đặc biệt trong 3 ngày nghỉ lễ Giỗ Tổ. Đáng tiếc, trong bối cảnh du lịch nước nhà đang hồi phục, thực tế cho thấy đã phát sinh nhiều bất cập liên quan đến hành vi ứng xử “xấu xí” của cả những người làm du lịch và du khách.

Trong dịp nghỉ lễ vừa qua, nhiều du khách trên cả nước đã ghi nhận tình trạng tăng giá dịch vụ tự phát, cố gắng “moi” tiền của du khách. Chị Vũ Thị Linh (27 tuổi), du khách Hà Nội đến TP Hồ Chí Minh du lịch trong dịp Giỗ Tổ đã chia sẻ về trải nghiệm không mấy hài lòng với các dịch vụ taxi ở điểm đến.

“Ngày lễ ở TP Hồ Chí Minh rất khó gọi Grab, tôi chờ đến 15-20 phút nhưng không thấy tài xế nào nhận xe, mặc dù đang vội. Vì vậy, tôi chuyển sang đi bằng taxi. Tuy nhiên, tôi nhận thấy giá cả taxi không hợp lý, không chỉ đắt hơn ngày thường mà cùng một con đường chiều đi và chiều về giá cả lại chênh nhau rất nhiều. Sau khi hỏi bạn, tôi mới biết, tại đây nhiều tài xế phân biệt du khách nói tiếng vùng miền và cố tình đi đường dài hơn để “moi” thêm tiền của du khách”, chị Linh chia sẻ.

Chưa kể, một số tài xế còn cố tình vòi vĩnh tiền tip, như giá trên đồng hồ một kiểu nhưng họ lại đọc giá chênh lên 10.000-20.000 để khách phải trả thêm, hoặc không chịu trả lại tiền thừa cho khách, chị Linh cho biết thêm. Ứng xử này không khỏi khiến du khách như chị Linh thất vọng khi đến đây.

Một vụ việc đáng chú ý khác đang gây xôn xao dư luận từ một nhóm khách Hà Nội tố bị nhân viên khách sạn tại thị trấn Mộc Châu cầm dao đuổi đánh. Vụ việc được du khách chia sẻ trên mạng xã hội: nhóm khách đã đặt cọc 50% số tiền tại khách sạn trên đường Nguyễn Lương Bằng, thị trấn Mộc Châu. Tuy nhiên khi “check-in”, nhân viên cho biết phòng của họ đặt đã có người ở và chuyển họ sang phòng khác.

Sau khi nhận phòng, du khách phản ánh vệ sinh phòng mới kém chất lượng và yêu cầu lấy lại phòng đã đặt. Bên khách sạn không đồng ý, hai bên xảy ra tranh cãi. Sau đó, một người đàn ông được cho là đã vào bếp lấy dao rượt đuổi nhóm khách này. Trong nhóm khách còn có cả trẻ em. Sau khi chia sẻ trên mạng xã hội, vụ việc đã nhận được hàng nghìn tương tác và chia sẻ. Cơ quan chức năng cũng đã nhận được thông tin và vào cuộc làm rõ, bước đầu xác định người đàn ông này là chồng của nhân viên lễ tân tại khách sạn trên.

Trong thời điểm đông khách, khó thể tránh khỏi việc xảy ra nhiều sai sót, tuy nhiên chỉ vì không kiềm chế được cảm xúc, du khách và người làm du lịch rất dễ xảy ra cãi vã, thậm chí ẩu đả. Trước đó, một vụ việc cũng gây xôn xao dư luận vào khoảng cuối tháng 3 là một quán ăn trên đường Tăng Bạt Hổ, TP Đà Lạt bị một đoàn khách từ TP Hồ Chí Minh tố nhân viên chửi bới du khách, chủ quán thái độ kém. Sau đó, UBND TP Đà Lạt đã vào cuộc kiểm tra và phát hiện nhiều sai phạm khác của quán ăn này.

Bên cạnh nộp phạt hành chính, chủ quán còn phải viết giấy cam kết ứng xử văn minh, xin lỗi khách vì lời lẽ, hành động không tế nhị. Để chấn chỉnh những hành vi “xấu xí” của người làm du lịch, TP Đà Lạt đã phải ban hành ngay Bộ quy tắc ứng xử văn minh, thanh lịch, trong đó nhấn mạnh người bán hàng, kinh doanh dịch vụ nhà hàng, ăn uống không được chửi bới, lăng mạ; không phân biệt đối xử với khách hàng; nhằm gìn giữ hình ảnh Đà Lạt văn minh, lịch sự với phương châm “vui lòng khách đến, vừa lòng khách đi”.

Du khách “xấu xí”

Bên cạnh những hành vi “xấu xí” của người làm du lịch, nhiều du khách cũng có ảnh hưởng tiêu cực đến điểm đến. Đơn cử, những ngày đầu tháng 4, dư luận phản ứng mạnh mẽ vụ một nữ du khách nước ngoài mặc áo dài nhưng không mặc quần, khoe nội y phản cảm khi đi thả đèn hoa đăng trên thuyền tại TP Hội An. Sau đó, vị du khách này đã chia sẻ bức ảnh trên mạng xã hội, fanpage của cô có hơn 660.000 người theo dõi và Instagram có hơn 17 triệu người theo dõi. Với độ lan tỏa nhanh chóng, bức ảnh nhận được nhiều phản ứng tiêu cực từ người xem, chủ yếu là người Việt Nam.

Về quan điểm của cơ quan chức năng địa phương, hành vi này không được khuyến khích bởi không chỉ ảnh hưởng đến hình ảnh của phố cổ Hội An, mà còn tổn thương tới hình ảnh chiếc áo dài – một trang phục truyền thống của người Việt đang trong quá trình hoàn thiện hồ sơ để trình UNESCO công nhận là di sản thế giới. Tuy nhiên, sau khi sự việc diễn ra, du khách này đã rời khỏi Hội An nên không thể làm việc. Bên cạnh đó, Chủ tịch UBND TP Hội An cho biết, địa phương có quy định về cấm ăn mặc hở hang khi đến tham quan các di tích nhưng vị khách này lại ăn mặc phản cảm ở trên thuyền nên hiện không có căn cứ để xử lý.

Đây không phải lần đầu tiên việc ăn mặc phản cảm của du khách tại Hội An lại trở thành tâm điểm dư luận. Những biện pháp hiện tại mới dừng ở nhắc nhở, giải thích, chưa có biện pháp chế tài, nên dư luận không khỏi lo ngại, nhiều trường hợp như vậy sẽ còn lặp lại trong tương lai. Dù vậy, việc xử phạt, chế tài khách du lịch là điều không mong muốn với bất kỳ quốc gia nào.

Có thể thấy, “băng” đang dần tan, khách du lịch quay trở lại khiến ngành du lịch khắp nơi trở nên nhộn nhịp, đông đúc. Tuy nhiên, những ứng xử “xấu xí” của một bộ phận người làm du lịch và du khách đã gây phản cảm với cộng đồng, ảnh hưởng tới hình tượng thân thiện, văn minh của ngành du lịch nước nhà.

Tin cùng chuyên mục

Nhân dân Sài Gòn diễu hành mừng thành phố được giải phóng (ngày 15/5/1975). (Ảnh tư liệu)

Quảng bá hình ảnh Việt Nam qua nghệ thuật nhiếp ảnh

(PLVN) - Thông qua nghệ thuật nhiếp ảnh, nhiều hình ảnh vẻ đẹp của đất nước và con người Việt Nam, sự phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh quốc phòng đã được giới thiệu với Nhân dân thế giới, được lưu giữ thành tư liệu lịch sử phản ảnh các dấu mốc quan trọng của lịch sử phát triển đất nước.

Đọc thêm

Kon Tum sắp tổ chức Tuần Văn hoá - Du lịch và Lễ hội cồng chiêng

Sở VHTTDL tỉnh Kon Tum tổ chức họp báo công bố kế hoạch tổ chức Tuần Văn hoá - Du lịch và Liên hoan cồng chiêng năm 2024.
(PLVN) -  Dự kiến Tuần Văn hoá – Du lịch và Lễ hội cồng chiêng năm 2024 tại tỉnh Kon Tum sẽ diễn ra từ ngày 11 đến ngày 14/12. Địa điểm, tổ chức sẽ là TP. Kon Tum và một số huyện như; Sa Thầy, Đăk Tô, Kon Plông, Tumơrông với nhiều chương trình văn hoá, lễ hội độc đáo, hấp dẫn…

Hơn 300 doanh nghiệp Quảng Ninh tung gói kích cầu mùa du lịch cuối năm 2024

Một góc TP Hạ Long, Quảng Ninh điểm đến thân thiện và an toàn.
(PLVN) -  Ngày 20/11, Sở Du lịch Quảng Ninh phối hợp với Hiệp hội Du lịch tỉnh và Tập đoàn Sun Group tổ chức lễ công bố chương trình kích cầu du lịch “Quảng Ninh - Điểm đến bốn mùa”. Chương trình nhằm tăng sức hút du khách dịp cuối năm 2024. Thu hút h ơn 300 doanh nghiệp từ các lĩnh vực khách sạn, nhà hàng, điểm tham quan, và du thuyền đã tham gia .

Khách tây thích thú trải nghiệm nhiều hoạt động du lịch ở Ninh Bình

 Nhóm 17 nữ du khách người Mỹ vừa có một buổi trải nghiệm đầy hào hứng tại cánh đồng xã Sơn Hà, huyện Nho Quan, Ninh Bình.
(PLVN) - Những năm gần đây, du lịch Ninh Bình đặc biệt để lại ấn tượng tốt đẹp đối với du khách từ nhiều nước trên thế giới tới tham quan, trải nghiệm. Để phát triển và thu hút khách hơn nữa, gần đây Ninh Bình đã cho triển khai các các tour dân dã khác như: tour cưỡi trâu, cấy lúa hay tour thêu thủ công truyền thống, bắt cá bằng nơm…

Mù Cang Chải, không lỡ hẹn mùa lúa vàng

Làng Văn hóa du lịch cộng đồng Khim Nọi - Thị trấn Mù Cang Chải. (Ảnh trong bài: PV)
(PLVN) - Hàng năm vào dịp tháng 10, bước vào mùa lúa vàng, du khách thập phương rủ nhau về trẩy hội. Năm 2024, cơn bão số 3 (Yagi) đi qua khiến thiên đường ruộng bậc thang Mù Cang Chải có một mùa vàng đáng nhớ.

Cẩn trọng với những “bí kíp” du lịch mạo hiểm qua mạng

Du lịch mạo hiểm hấp dẫn, nhưng cũng đi kèm rất nhiều rủi ro. (Ảnh minh họa. Nguồn: Trekking Camping)
(PLVN) - Nghiên cứu mới nhất của nền tảng du lịch Klook chỉ ra rằng, năm 2024, mạng xã hội chính là công cụ thiết yếu để chia sẻ trải nghiệm, thúc đẩy yếu tố lan tỏa và nhu cầu du lịch. Cụ thể, hơn 80% khách du lịch châu Á - Thái Bình Dương và đến 91% du khách Việt Nam đã đặt các dịch vụ du lịch dựa trên các đề xuất và đánh giá từ người sáng tạo nội dung, trong đó định dạng phổ biến nhất với người Việt Nam là video (63%) vì có sức hút trực quan mạnh mẽ.

Bản Cát Cát Sa Pa bức tranh văn hóa đa sắc màu vùng Tây Bắc

Bản Cát Cát Sa Pa bức tranh văn hóa đa sắc màu vùng Tây Bắc
(PLVN) -  Bản Cát Cát là một bản làng cổ của người Mông nằm trong thung lũng Mường Hoa, cách trung tâm thị trấn Sapa khoảng 2km. Nơi đây được mệnh danh là viên ngọc quý của du lịch Sapa bởi những nét đẹp hoang sơ, mộc mạc nhưng không kém phần độc đáo.

Rộn ràng những lễ hội hoa thu hút du khách

Các mùa Festival hoa Đà Lạt thu hút hàng triệu du khách trong và ngoài nước. (Ảnh: Cường Bùi)
(PLVN) - Lễ hội Hoa tam giác mạch lần thứ X với chủ đề “Miền hoa thương nhớ” sẽ chính thức diễn ra từ ngày 9 - 21/11/2024 tại Quảng trường Thanh niên huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang.

Hấp dẫn Tuần lễ Hoa dã quỳ - núi lửa Chư Đang Ya năm 2024

Tuần lễ hoa dã quỳ- Núi lửa Chư Đang Ya hứa hẹn đem đến cho người dân, du khách trải nghiệm thú vị.
(PLVN) - Ngày 8/11, UBND tỉnh Gia Lai khai mạc Tuần lễ Hoa dã quỳ - Núi lửa Chư Đang Ya năm 2024 tại sân nhà Rông làng Ia Gri (xã Chư Đang Ya, huyện Chư Păh) với nhiều chương trình, hoạt động nghệ thuật hấp dẫn mang đậm bản sắc dân tộc Tây Nguyên.

Du lịch âm nhạc bùng nổ những tháng cuối năm

 Du lịch âm nhạc Việt Nam bùng nổ mạnh mẽ vào những tháng cuối năm. (Ảnh: GDCS)
(PLVN) - Thời gian vừa qua, du lịch âm nhạc đang trở thành một sản phẩm được đầu tư mạnh mẽ ở Việt Nam. Bằng những concert (sự kiện) hấp dẫn, độc đáo, du lịch âm nhạc đang có dấu hiệu bùng nổ vào những tháng cuối năm 2024, hứa hẹn là động lực để Việt Nam đưa du lịch âm nhạc vươn tầm quốc tế trong tương lai.