Du lịch mạo hiểm: Đời và phim

Cung đường Tà Năng - Phan Dũng đẹp nhưng đầy nguy hiểm.
Cung đường Tà Năng - Phan Dũng đẹp nhưng đầy nguy hiểm.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Vài năm trở lại đây, du lịch mạo hiểm phát triển mạnh mẽ tại nước ta, thu hút rất nhiều bạn trẻ trải nghiệm. Bởi đây là loại hình khơi gợi được nhiều sự hứng thú, đam mê đối với các tín đồ du lịch. Nhưng song hành với những cảm giác mạnh mà du lịch mạo hiểm đem lại, người tham gia sẽ phải đối mặt với nhiều nguy hiểm, rủi ro.

Thế mạnh du lịch Việt

Du lịch mạo hiểm vốn là loại hình du lịch được ưa chuộng trên thế giới và có tốc độ phát triển rất nhanh, bởi nó mang lại lợi nhuận rất lớn cho những người làm du lịch và cho cả điểm du lịch đó. Nhiều chuyên gia du lịch nhận định, Việt Nam là một trong những quốc gia có tiềm năng để phát triển du lịch mạo hiểm với địa hình 3/4 đồi núi với nhiều đỉnh núi cao có độ dốc lớn, hệ thống hang động độc đáo, mạng lưới sông suối dày đặc và nhiều bãi biển đẹp.

Nhờ việc khai thác và tận dụng lợi thế địa hình, du lịch mạo hiểm ở nước ta đã có thể phát triển đa dạng với nhiều loại hình khác nhau như đi bộ (trekking), leo núi (hiking), đua ô tô, mô tô, xe đạp, lặn biển, bè mảng, đua thuyền, lướt ván, nhảy dù, dù lượn, khinh khí cầu… Mỗi loại hình đều mang lại cảm giác trải nghiệm độc đáo, khác lạ thu hút khách du lịch.

Thực tế, nhiều năm qua du lịch mạo hiểm đang trở thành dòng sản phẩm du lịch chiến lược mang tính “độc, lạ”, được nhiều đơn vị du lịch khai thác. Điển hình như những tỉnh, thành phố có địa hình đồi núi như Hà Giang, Sa Pa, Cao Bằng, Mộc Châu, Sơn La,... đã đẩy mạnh khai thác các tour du lịch mạo hiểm.

Trong đó vùng Đông - Tây Bắc có rất nhiều sản phẩm được khai thác, như: Chinh phục đỉnh Fansipan (tỉnh Lào Cai), Bạch Mộc Lương Tử (tỉnh Lai Châu), đỉnh núi Tây Côn Lĩnh (tỉnh Hà Giang), Thác Bản Giốc (tỉnh Cao Bằng), khám phá hang động ở Vườn Quốc gia Ba Bể (tỉnh Bắc Kạn).

Ở khu vực miền Trung địa hình sông nước, du lịch mạo hiểm nổi bật với các sản phẩm khám phá hang động ở tỉnh Quảng Bình, lặn biển tại Cù Lao Chàm (Hội An), trekking Bạch Mã (Huế), Cano dù bay (Đà Nẵng),… Đến nay, các tour du lịch với nhiều hoạt động mang tính chất mạo hiểm đã được đưa vào khai thác và có xu hướng tăng lên do nhu cầu khách du lịch về các hoạt động trải nghiệm thử thách ngày càng tăng.

Bạn H.Anh (SN 1998, Hà Nội), chia sẻ về cảm xúc lần đầu chinh phục đỉnh Putaleng - nóc nhà thứ hai của Đông Dương: “Đó là một cảm giác lâng lâng khó tả khi mình được bước chân lên đến đỉnh Putaleng. Sự kỳ vĩ của non cao đã khiến mình bị mê hoặc. Từ đó trong lòng mình luôn không nguôi ngọn lửa khám phá tìm đến các vùng đất mới, con người mới qua các chuyến du lịch mạo hiểm và nhận lại những cảm xúc khó quên”.

Có thể nói, những chuyến đi du lịch mạo hiểm đang là một xu hướng du lịch mới của nhiều bạn trẻ trong thời gian gần đây. Với những bạn trẻ yêu thiên nhiên, ham khám phá, thích thử thách bản thân thì du lịch mạo hiểm là lựa chọn mà các bạn luôn tìm đến. Bởi với họ, các tour du lịch mạo hiểm không chỉ giúp người tham gia được hòa mình cùng thiên nhiên mà còn có thể cảm nhận được cảm xúc vượt qua giới hạn của chính bản thân mình.

An toàn luôn là yếu tố hàng đầu.

An toàn luôn là yếu tố hàng đầu.

Rủi ro rình rập từ du lịch mạo hiểm

Mặc dù có nhiều tiềm năng và lợi thế, song loại hình du lịch mạo hiểm tại Việt Nam vẫn còn nhiều bất cập. Bên cạnh những hình ảnh đẹp như phim với cảnh thơ mộng của thung lũng sương giăng, kỳ vĩ của non cao, huyền bí của vực sâu,... thì còn đó là những rủi ro rình rập mà đôi khi chính du khách không thể lường trước được. Và đời thì vốn chẳng giống như phim…

Còn nhớ, vào tháng 6/2017, cả cộng đồng phượt thủ Việt Nam và thế giới đều bàng hoàng trước tin du khách người Anh - Aiden Shaw Webb (SN 1993) thiệt mạng vì một mình leo núi Phan Xi Păng thuộc rừng quốc gia Hoàng Liên. Tai nạn đáng tiếc của anh xảy ra khi anh xuất phát vào rạng sáng 3/6 đi leo núi từ thôn Sín Chải, leo dọc tuyến dây cáp của cáp treo Fansipan với một ít lương thực, đèn pin và sạc điện thoại.

Lisa Shaw Webb (bạn gái Aiden) đã thông báo về việc mất tích của Aiden khi bị cắt liên lạc và biết anh bị thương ở tay, chân. Ngay sau khi nhận được tin, lãnh đạo tỉnh Lào Cai và huyện Sa Pa đã tổ chức lực lượng cứu hộ, tìm kiếm với hàng trăm người khoanh vùng tìm kiếm nạn nhân. Tuy nhiên, do địa bàn hiểm trở, đường đi lại khó khăn nên việc tìm kiếm không thuận lợi. Đến khoảng 13h ngày 9/6, lực lượng chức năng đã tìm thấy thi thể du khách người Anh ở vực sâu gần trụ cáp treo số T4.

Đến tháng 5/2018, sự việc đau lòng tương tự lại xảy ra với phượt thủ Thi An Kiện (SN 1994, TP HCM) được phát hiện tử vong trên đường chinh phục cung đường “đẹp nhất Việt Nam” Tà Năng - Phan Dũng (giáp ranh hai tỉnh Lâm Đồng - Bình Thuận). Vào ngày 11/5, anh Thi An Kiện tham gia chuyến du lịch đi bộ leo núi (trekking) với nhóm 7 người trên cung đường này, đến trưa ngày 12/5, anh Kiện bị lạc khỏi nhóm trước một ngã ba nhỏ.

Sau 8 ngày tìm kiếm, thi thể nạn nhân được tìm thấy vào khoảng 17h30 ngày 20/5, do hai nhóm phượt thủ là các thanh niên tình nguyện và bạn bè anh tìm thấy sau nhiều ngày nỗ lực tìm kiếm. Được biết, đường vào hiện trường – vị trí nơi phát hiện thi thể nạn nhân tử nạn vô cùng gian lao, hiểm trở, vách núi dựng đứng, những người leo núi chuyên nghiệp cũng chưa từng tiếp cận khu vực này.

Chính những vụ tai nạn thương tâm đó đã gióng lên hồi chuông báo động về quản lý, đảm bảo an toàn trong khai thác du lịch mạo hiểm – loại hình đang phát triển nhanh chóng ở nước ta. Du lịch mạo hiểm là loại hình du lịch đặc thù, tiềm ẩn nhiều rủi ro cho nên cần đặt yếu tố an toàn lên hàng đầu. Nhưng dường như du lịch mạo hiểm ở Việt Nam vẫn chưa thực sự an toàn bởi chính ý thức của những người tham gia.

Du lịch mạo hiểm vượt thác Datanla.

Du lịch mạo hiểm vượt thác Datanla.

Sự thật là đa số các bạn trẻ Việt thường chọn đi du lịch theo hình thức tự túc. Chọn đi thành nhóm mà không chọn đi tour hay thuê hướng dẫn viên người địa phương đồng hành. Hay có những người “bạo gan” tự tin đi một mình với mong muốn cảm giác chinh phục sẽ tăng lên gấp bội.

Nhưng du lịch mạo hiểm không phải chỉ cần dũng cảm và ưa thích phiêu lưu là đủ, mà còn cần cả những kiến thức, kỹ năng riêng biệt dành cho từng loại hình mà mình tham gia. Đôi khi có những nhóm dù đã có kinh nghiệm hàng chục năm nhưng khi gặp sự cố tại nơi núi rừng vẫn không thể đảm bảo an toàn.

Đồng thời dưới sự kiểm soát không chặt chẽ, vẫn còn những công ty, cơ sở, hướng dẫn viên du lịch mạo hiểm hoạt động không phép và chưa chú trọng về an toàn, dẫn đến một số tai nạn đáng tiếc cho du khách. Để tiết kiệm chi phí, những người kinh doanh dịch vụ du lịch kiểu này không cung cấp đầy đủ thông tin hành trình, đảm bảo an toàn cho khách, dẫn đến việc du khách vì chủ quan, tự tin nên gặp rủi ro, bất trắc khó lường.

Vào cuối tháng 9/2018, nam du khách người Hàn Quốc tên là Jang Won Seok (1995) khi tham gia trò đu dây vượt thác tại Khu du lịch Datanla đã bị tai nạn và tử vong. Trước đó, vào tháng 2/2016 cũng tại thác Datanla đã xảy ra vụ tai nạn khiến 3 du khách nước ngoài thiệt mạng khi tham gia du lịch mạo hiểm.

Sau vụ việc, ngành du lịch tỉnh Lâm Đồng đã vào cuộc chấn chỉnh lại hoạt động du lịch mạo hiểm trên địa bàn. Nhưng chưa đầy năm sau, cũng tại Lâm Đồng, vi phạm nghiêm trọng không kém lại tiếp tục xảy ra khiến một du khách Ba Lan và một hướng dẫn viên người Việt Nam cùng tử nạn trong tour mạo hiểm tại khu du lịch thác Hang Cọp (Đà Lạt).

Được biết, công ty tổ chức tour không có giấy phép tiếp nhận, hướng dẫn khách quốc tế, không có giấy phép kinh doanh du lịch mạo hiểm, hướng dẫn viên không có thẻ hướng dẫn. Thời điểm đó thác Hang Cọp đang trong thời gian ngừng hoạt động, không đón du khách nhưng tour du lịch trái phép vẫn được tổ chức. Từ đó, ta thấy được hoạt động khai thác du lịch mạo hiểm tại một số nơi vẫn còn nhiều bất cập, bất chấp quy định của pháp luật.

Có thể thấy rằng, từ du lịch mạo hiểm trên không, du lịch mạo hiểm trên bộ cho đến du lịch mạo hiểm dưới nước, loại hình nào cũng luôn có rủi ro rình rập. Nếu may mắn, nhiều người chỉ bị thương nhẹ, hồi phục nhanh nhưng cũng có nhiều người bị thương nặng, di chứng suốt đời, thậm chí mất mạng vì du lịch mạo hiểm.

Vì vậy, những du khách cần luôn tỉnh táo, đừng đặt cược tính mạng của chính mình vào du lịch mạo hiểm. Đặc biệt, khi bạn chưa sẵn sàng, chưa được rèn luyện nhiều về sức khỏe cùng những trải nghiệm thật sự. Hãy luôn chú ý đến yếu tố an toàn đầu tiên, lựa chọn cho mình người bạn đồng hành là những đơn vị tổ chức có đủ thẩm quyền, kinh nghiệm để có những trải nghiệm đẹp và đáng nhớ sau mỗi chuyến đi.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Hơn 300 doanh nghiệp Quảng Ninh tung gói kích cầu mùa du lịch cuối năm 2024

Một góc TP Hạ Long, Quảng Ninh điểm đến thân thiện và an toàn.
(PLVN) -  Ngày 20/11, Sở Du lịch Quảng Ninh phối hợp với Hiệp hội Du lịch tỉnh và Tập đoàn Sun Group tổ chức lễ công bố chương trình kích cầu du lịch “Quảng Ninh - Điểm đến bốn mùa”. Chương trình nhằm tăng sức hút du khách dịp cuối năm 2024. Thu hút h ơn 300 doanh nghiệp từ các lĩnh vực khách sạn, nhà hàng, điểm tham quan, và du thuyền đã tham gia .

Khách tây thích thú trải nghiệm nhiều hoạt động du lịch ở Ninh Bình

 Nhóm 17 nữ du khách người Mỹ vừa có một buổi trải nghiệm đầy hào hứng tại cánh đồng xã Sơn Hà, huyện Nho Quan, Ninh Bình.
(PLVN) - Những năm gần đây, du lịch Ninh Bình đặc biệt để lại ấn tượng tốt đẹp đối với du khách từ nhiều nước trên thế giới tới tham quan, trải nghiệm. Để phát triển và thu hút khách hơn nữa, gần đây Ninh Bình đã cho triển khai các các tour dân dã khác như: tour cưỡi trâu, cấy lúa hay tour thêu thủ công truyền thống, bắt cá bằng nơm…

Mù Cang Chải, không lỡ hẹn mùa lúa vàng

Làng Văn hóa du lịch cộng đồng Khim Nọi - Thị trấn Mù Cang Chải. (Ảnh trong bài: PV)
(PLVN) - Hàng năm vào dịp tháng 10, bước vào mùa lúa vàng, du khách thập phương rủ nhau về trẩy hội. Năm 2024, cơn bão số 3 (Yagi) đi qua khiến thiên đường ruộng bậc thang Mù Cang Chải có một mùa vàng đáng nhớ.

Cẩn trọng với những “bí kíp” du lịch mạo hiểm qua mạng

Du lịch mạo hiểm hấp dẫn, nhưng cũng đi kèm rất nhiều rủi ro. (Ảnh minh họa. Nguồn: Trekking Camping)
(PLVN) - Nghiên cứu mới nhất của nền tảng du lịch Klook chỉ ra rằng, năm 2024, mạng xã hội chính là công cụ thiết yếu để chia sẻ trải nghiệm, thúc đẩy yếu tố lan tỏa và nhu cầu du lịch. Cụ thể, hơn 80% khách du lịch châu Á - Thái Bình Dương và đến 91% du khách Việt Nam đã đặt các dịch vụ du lịch dựa trên các đề xuất và đánh giá từ người sáng tạo nội dung, trong đó định dạng phổ biến nhất với người Việt Nam là video (63%) vì có sức hút trực quan mạnh mẽ.

Bản Cát Cát Sa Pa bức tranh văn hóa đa sắc màu vùng Tây Bắc

Bản Cát Cát Sa Pa bức tranh văn hóa đa sắc màu vùng Tây Bắc
(PLVN) -  Bản Cát Cát là một bản làng cổ của người Mông nằm trong thung lũng Mường Hoa, cách trung tâm thị trấn Sapa khoảng 2km. Nơi đây được mệnh danh là viên ngọc quý của du lịch Sapa bởi những nét đẹp hoang sơ, mộc mạc nhưng không kém phần độc đáo.

Rộn ràng những lễ hội hoa thu hút du khách

Các mùa Festival hoa Đà Lạt thu hút hàng triệu du khách trong và ngoài nước. (Ảnh: Cường Bùi)
(PLVN) - Lễ hội Hoa tam giác mạch lần thứ X với chủ đề “Miền hoa thương nhớ” sẽ chính thức diễn ra từ ngày 9 - 21/11/2024 tại Quảng trường Thanh niên huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang.

Hấp dẫn Tuần lễ Hoa dã quỳ - núi lửa Chư Đang Ya năm 2024

Tuần lễ hoa dã quỳ- Núi lửa Chư Đang Ya hứa hẹn đem đến cho người dân, du khách trải nghiệm thú vị.
(PLVN) - Ngày 8/11, UBND tỉnh Gia Lai khai mạc Tuần lễ Hoa dã quỳ - Núi lửa Chư Đang Ya năm 2024 tại sân nhà Rông làng Ia Gri (xã Chư Đang Ya, huyện Chư Păh) với nhiều chương trình, hoạt động nghệ thuật hấp dẫn mang đậm bản sắc dân tộc Tây Nguyên.

Du lịch âm nhạc bùng nổ những tháng cuối năm

 Du lịch âm nhạc Việt Nam bùng nổ mạnh mẽ vào những tháng cuối năm. (Ảnh: GDCS)
(PLVN) - Thời gian vừa qua, du lịch âm nhạc đang trở thành một sản phẩm được đầu tư mạnh mẽ ở Việt Nam. Bằng những concert (sự kiện) hấp dẫn, độc đáo, du lịch âm nhạc đang có dấu hiệu bùng nổ vào những tháng cuối năm 2024, hứa hẹn là động lực để Việt Nam đưa du lịch âm nhạc vươn tầm quốc tế trong tương lai.