“Du lịch mạo hiểm” đến 'vùng đất trên mây'

Cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Xín Mần thăm hỏi, tặng quà người già dịp Tết Mậu Tuất 2018.
Cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Xín Mần thăm hỏi, tặng quà người già dịp Tết Mậu Tuất 2018.
(PLO) - Nằm ở độ cao gần 2.000 mét so với mực nước biển, Xí Mần trở thành “vùng đất trên mây”. Gắn bó với mảnh đất biên cương nơi địa đầu Tổ quốc, những người lính biên phòng Đồn Biên phòng (BP) Xín Mần, Bộ đội Biên phòng (BĐBP) Hà Giang đã có nhiều việc làm tốt, tạo được ấn tượng sâu đậm trong lòng người dân vùng biên viễn.

Lên huyện nghèo nhì tỉnh Hà Giang

Huyện Xín Mần, Hà Giang nằm ở phía Tây Côn Lĩnh, nơi thượng nguồn của dòng sông Chảy, có rừng nguyên sinh Đèo Gió với diện tích trên 7.000 ha. Trong qui hoạch du lịch vùng Tây bắc mở rộng của Tổng cục Du lịch, cung đường Bắc Hà - Xín Mần được đánh giá xếp hạng là một trong những cung đường đẹp nhất Đông Nam Á. Thế nhưng, khi chiếc xe ì ạch bò qua vô số những đoạn dốc liên tục gấp khúc đi “lên mây”, với con đường chỉ vừa đủ một thân xe và bên đường là những vực thẳm sâu hút, mây mù giăng kín, chúng tôi có cảm giác đang tham gia chuyến du lịch “mạo hiểm”. Là một huyện nghèo thứ hai của tỉnh Hà Giang, huyện Xín Mần hầu như không có các hoạt động kinh doanh, sản xuất, hàng năm Nhà nước phải cấp thêm gạo để chống đói cho dân. 

Đồn BP Xín Mần nằm trên đỉnh của một ngọn núi ở độ cao 1.654m so với mực nước biển, bốn mặt là gió, quanh năm mây mù, ẩm ướt, xa xa là dãy Gia Long trơ trọi xám xịt trên nền trời, nằm cách cửa khẩu 5km. Tại đỉnh cao này cũng là nơi có cửa khẩu Xín Mần. Cột mốc số 5 cách trạm Kiểm soát biên phòng cửa khẩu Xín Mần không đầy trăm mét. Gần cửa khẩu có chợ cửa khẩu được cả hai nước Việt Nam - Trung Quốc xây dựng. Đây là khu chợ thông thương và giao lưu buôn bán giữa các dân tộc hai nước. Bên kia là đất Trung Quốc, có một lán chợ họp phiên vào thứ Sáu và Chủ nhật. Phiên chợ bên phía Việt Nam họp gần bản vào thứ Ba và thứ Bảy. Xã Xín Mần có 9 dân tộc cùng chung sống, gồm: Kinh, Mông, Nùng, Tày, La Chí, Phù Lá, Dao, Hoa - Hán và Cao Lan.  Nơi đây còn có cổng thành đá từ thời nhà Thanh ghi lại dấu ấn lịch sử về biên giới hai nước Việt - Trung. 

Tình “cha - con” trên đỉnh núi Xín Mần

Trên đỉnh núi nơi địa đầu Tổ quốc Hà Giang, Đại uý Phạm Trần Duy - nhân viên Đội vận động quần chúng Đồn BP Xín Mần vừa làm nhiệm vụ của người chiến sỹ nơi biên cương, vừa đảm trách vị trí Phó Bí thư Đảng uỷ xã Xín Mần. Đặc biệt, anh còn trực tiếp chăm sóc, kèm cặp hai em nhỏ là Vàng Củi Vu và Vàng Củi Bình trong chương trình “Nâng bước em tới trường”.

Trung tá Trần Văn Thiện - Đồn trưởng Đồn BP Xín Mần cho biết: “Cháu Vàng Củi Vu (hiện đang học lớp 8) được đơn vị nhận về nuôi từ tháng 8/2015. Vu mồ côi cha từ nhỏ, khi cháu 4 tuổi, mẹ bỏ đi Trung Quốc lấy chồng, Vu về ở với ông ngoại. Hoàn cảnh gia đình ông ngoại cháu quá khó khăn, nên học tới lớp 5 thì Vu bỏ học. Khi anh em trong Đội Vận động quần chúng báo cáo về trường hợp của Vu, cấp ủy, chỉ huy đơn vị đã họp thống nhất chủ trương rồi cử người xuống địa bàn làm các thủ tục và đón cháu về làm con nuôi. Nhiệm vụ đưa đón và chăm sóc cháu được giao cho Đại úy Phạm Trần Duy”. 

Từ ngày nhận Vu về Đồn, cán bộ, chiến sĩ luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi cho cháu sinh hoạt, học tập. Đơn vị sắp xếp Vu ở cùng Đại úy Phạm Trần Duy để anh tiện kèm cặp, bảo ban. Lâu dần tình cảm như cha con nên hai người xưng hô với nhau là “bố - con”. Hàng tháng, cán bộ trong đơn vị góp tiền mỗi người một ngày lương để mua tặng quần áo, sách vở và đóng học phí cho Vu. Nhận được sự yêu thương chăm sóc của anh Duy, Vu không còn ít nói và rụt rè như ban đầu, suốt ngày quấn quít với “bố”, học hành cũng ngày càng tiến bộ.

Giúp dân xóa đói, giảm nghèo trên cao nguyên đá

Thiếu tá Bàn Văn Trọng - Phó Đồn trưởng Đồn BP Xín Mần cho biết: Với nhiệm vụ quản lý và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hơn 31km đường biên và 50 cột mốc thuộc 4 xã biên giới gồm: Pà Vầy Sủ, Chí Cà, Nàn Xỉn và Xín Mần. Năm 2017, Đồn đã phối hợp với lực lượng dân quân 4 xã giáp biên tổ chức 41 buổi tuần tra biên giới, kiểm soát địa bàn, kịp thời phát hiện và xử lý các vụ việc xảy ra đúng pháp luật. Hàng tuần, cán bộ, chiến sĩ Đồn thực hiện tốt công tác biên phòng, phối hợp chặt chẽ với các lực lượng nắm chắc tình hình nội, ngoại biên. Các lực lượng bám, nắm địa bàn, kịp thời phối hợp với chính quyền địa phương kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ người và phương tiện ra, vào khu vực biên giới. Thực hiện tốt công tác đối ngoại theo sự chỉ đạo của cấp trên, đảm bảo an ninh biên giới, hữu nghị, hợp tác song phương đối với cư dân hai bên biên giới”. 

Ngoài nhiệm vụ bảo vệ vững chắc chủ quyền biên giới, Đồn còn tích cực tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương các xã giáp biên phát triển kinh tế - xã hội. Đảng ủy, Ban Chỉ huy Đồn tiếp tục chỉ đạo số cán bộ tăng cường làm Phó Bí thư tại 4 xã biên giới và 13 đồng chí đảng viên dự sinh hoạt tại các Chi bộ thôn biên giới phát huy tốt vai trò, trách nhiệm và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Bên cạnh đó, phát huy tốt vai trò lực lượng nòng cốt trong việc củng cố nền biên phòng toàn dân vững mạnh tham gia phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, giúp nhân dân xây dựng nông thôn mới và từng bước xóa đói, giảm nghèo.

Ngoài ra, Đồn còn tham gia cứu hộ, cứu nạn, giúp đỡ người dân khi bão lũ xảy ra. Xã Pà Vầy Sủ là xã cuối của huyện Xín Mần. Đây là khu vực ngã ba sông, ranh giới phân chia giữa Lào Cai, Hà Giang và Trung Quốc. Pà Vầy Sủ là xã biên giới đặc biệt khó khăn, với đa phần dân số là đồng bào dân tộc thiểu số; địa hình phức tạp, đi lại khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo còn cao…

Do ảnh hưởng của bão số 1, mưa lớn kéo dài từ chiều tối 28 đến sáng 29/7/2016 tạo thành lũ cục bộ, gây ngập lụt toàn bộ khu vực Chợ biên giới Mốc 172 thôn Ma Lỳ Sán, xã Pà Vầy Sủ. Lũ đã cuốn trôi toàn bộ các gian hàng của 11 hộ sản xuất, kinh doanh tại chợ, có 1 nhà dân bị sập và bị cuốn trôi hoàn toàn. Mưa lũ cũng phá hủy toàn bộ tường bao xung quanh chợ với chiều dài 150m, cuốn trôi một dãy nhà kho và làm nhiều tuyến đường bị sạt lở, gây ách tắc giao thông, đặc biệt là tuyến đường thị trấn Cốc Pài, trung tâm xã Pà Vầy Sủ với khối lượng đất đá khoảng 50m3. Ngoài các hộ kinh doanh trong xã Pà Vầy Sủ, lũ cũng gây thiệt hại cho 9 hộ kinh doanh người Trung Quốc.

Từ khi xảy ra mưa lớn, Đồn BP Xín Mần đã cử 6 cán bộ, chiến sĩ của Tổ công tác Pà Vầy Sủ, cùng dân quân, công an tại chỗ giúp bà con vận chuyển, vớt tài sản và giữ gìn an ninh trật tự, sẵn sàng cứu hộ. Chiều ngày 29/7, sau khi lũ rút, Tổ công tác Pà Vầy Sủ (Đồn BP Xín Mần) đã tổ chức thu dọn, vệ sinh khu vực giúp nhân dân trong xã.

Đọc thêm

Chủ tịch Quốc hội: Hải Phòng tiếp tục có chính sách, cơ chế đặc thù để phát triển kinh tế - xã hội bước vào kỷ nguyên mới

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn trao Nghị quyết của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị TP Hải Phòng
(PLVN) - Chiều 18/12, tại Cung Văn hóa lao động hữu nghị Việt Tiệp - Hải Phòng, Uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị công bố Nghị quyết của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị TP Hải Phòng và Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của TP Hải Phòng giai đoạn 2023-2025.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Tuổi trẻ Việt Nam sẽ không ngừng vươn lên tự chủ tự cường, tự hào dân tộc

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu trong phiên Đại Hội trọng thể. (Ảnh: Như Ý).
(PLVN) -  Sáng 18/12, tại Hà Nội, đã diễn ra phiên trọng thể Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam lần thứ 9. Đại hội là sự kiện chính trị lớn của tuổi trẻ, ngày hội đoàn kết rộng rãi các tầng lớp thanh niên Việt Nam yêu nước, đánh dấu bước phát triển mới của tổ chức Hội và phong trào thanh niên.

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình chủ trì Hội nghị toàn quốc về tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình chủ trì Hội nghị toàn quốc về tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp
Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025 là cuộc tổng điều tra quy mô lớn, được thực hiện trên phạm vi cả nước đối với tất cả các đơn vị điều tra và quá trình điều tra sẽ ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin trong tất cả các công đoạn, từ công tác chuẩn bị, thu thập thông tin, xử lý số liệu và công bố kết quả nhằm nâng cao chất lượng thông tin thống kê, rút ngắn quá trình xử lý thông tin và công bố kết quả.

Thủ tướng dự hội nghị toàn quốc tổng kết năm 2024 của ngành văn hóa, thể thao và du lịch

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 của ngành văn hóa, thể thao và du lịch - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Sáng 18/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 của ngành văn hóa, thể thao và du lịch với chủ đề: "Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc - Động lực phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới – Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam".

Chế độ chính sách khi sắp xếp, tinh gọn bộ máy: Bảo đảm công bằng, nhân văn, hài hòa và tương quan hợp lý

Chế độ chính sách khi sắp xếp, tinh gọn bộ máy: Bảo đảm công bằng, nhân văn, hài hòa và tương quan hợp lý
(PLVN) - Chiều 17/12/2024, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25 tháng 10 năm 2017 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” chủ trì Phiên họp lần thứ tư của Ban Chỉ đạo.

Phấn đấu đến năm 2030, 70% người dân trưởng thành sử dụng dịch vụ công trực tuyến

Người dân thao tác sử dụng dịch vụ công trực tuyến. (Ảnh minh họa: baochinhphu.vn)
(PLVN) - Đề án “Tuyên truyền, phổ biến, nâng cao chất lượng về cung cấp và sử dụng hiệu quả dịch vụ công trực tuyến đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” đặt ra các mục tiêu cụ thể đến năm 2030, trong đó mục tiêu quan trọng nhất là 70% người dân trưởng thành sử dụng dịch vụ công trực tuyến.

Giảm 5 bộ và 5 cơ quan trực thuộc Chính phủ, cơ bản bỏ tổng cục và tương đương

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà. Ảnh tư liệu: Dương Giang/TTXVN
Liên quan đến sắp xếp, tinh gọn bộ máy của Chính phủ, sáng 17/12, trao đổi với phóng viên TTXVN, Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, theo phương án hợp nhất, sáp nhập một số bộ, cơ quan, dự kiến bộ máy Chính phủ còn 13 bộ, 4 cơ quan ngang bộ, giảm 5 bộ và 5 cơ quan trực thuộc Chính phủ; giảm 12/13 tổng cục và tổ chức tương đương tổng cục thuộc bộ, cơ quan ngang bộ.

Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Hội nghị Quân ủy Trung ương

Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Hội nghị Quân ủy Trung ương
Chiều 16/12, tại Hà Nội, Quân ủy Trung ương đã tổ chức Hội nghị lần thứ mười hai, nhiệm kỳ 2020 - 2025, nhằm kiểm điểm, đánh giá kết quả lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng năm 2024 và quyết nghị những chủ trương, giải pháp lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ năm 2025.

Quân đội nhân dân Việt Nam sẽ tiếp tục lập nên những chiến công xuất sắc

Chủ tịch nước Lương Cường phát biểu chỉ đạo tại Hội thảo. (Ảnh trong bài: Tuấn Huy)
(PLVN) - Cuối tuần qua, tại Hà Nội, Bộ Quốc phòng đã chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Công an và tỉnh Cao Bằng tổ chức Hội thảo khoa học cấp quốc gia với chủ đề “Quân đội nhân dân Việt Nam - Truyền thống hào hùng, sự nghiệp vẻ vang, lực lượng nòng cốt xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh”.