Du lịch Đà Nẵng đã “thay đổi định mệnh” như thế nào?

Cầu Vàng - biểu tượng của du lịch Đà Nẵng. Ảnh Sun Group
Cầu Vàng - biểu tượng của du lịch Đà Nẵng. Ảnh Sun Group
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Từ nơi chỉ là điểm trung chuyển, chốn dừng chân tạm thời, bằng cách đầu tư bài bản cho sản phẩm du lịch, Đà Nẵng đã thay đổi “định mệnh”, khẳng định vị thế thánh địa du lịch không chỉ của Việt Nam, mà còn vươn tầm quốc tế.

Bước ngoặt

Đà Nẵng nằm giữa ba di sản văn hoá thế giới: Cố đô Huế, phố cổ Hội An, thánh địa Mỹ Sơn. Chính vị trí này đã từng biến Đà Nẵng cách đây gần 20 năm thành “nơi trung chuyển” đưa du khách đến các điểm du lịch, còn thành phố sông Hàn - chỉ là “chốn dừng chân tạm thời”.

Thống kê nửa đầu năm 2007, Đà Nẵng đón khoảng 577.400 lượt khách, số ngày lưu trú chỉ 1,67 ngày với khách quốc tế, 1,62 ngày với khách nội địa. Chi tiêu bình quân 470.000 đồng/khách nội địa/ngày, khách quốc tế là 50 USD/người/ngày. Lý do của những con số “èo uột” này chính là sự nghèo nàn về sản phẩm du lịch.

Không chấp nhận mãi làm “điểm trung chuyển”, trong khi sở hữu tài nguyên thiên nhiên không đâu có với đủ sông - núi - biển - rừng, giao thông thuận lợi cả không – thủy – bộ, Đà Nẵng đã trải thảm đỏ thu hút nhà đầu tư, quyết tâm làm cuộc “cách mạng” về sản phẩm du lịch. Năm 2007, đáp lại khát vọng cháy bỏng đó, đã có những nhà đầu tư tâm huyết chung lưng đấu cật, dốc sức đưa Đà Nẵng lên bản đồ du lịch. Đó cũng là thời điểm đánh dấu sự xuất hiện của Sun Group với dự án lớn bậc nhất miền Trung bấy giờ: Bà Nà Hills.

Đỉnh núi mây ngàn khi ấy vốn đã là một điểm du lịch, song những cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú cũ kỹ tại đây chỉ đón khách mỗi ba tháng hè, cứ hết mùa là phải dỡ chăn đệm, tivi, tủ lạnh xuống núi, đường sá đi lại khó khăn… Chỉ đến 25/3/2009 - khi tuyến cáp treo đầu tiên được đưa vào vận hành, với công suất phục vụ 1.500 khách/giờ, Bà Nà mới thực sự “thức giấc”.

Khu du lịch Sun World Ba Na Hills. Ảnh Sun Group

Khu du lịch Sun World Ba Na Hills. Ảnh Sun Group

Sau hơn 16 năm, Sun World Ba Na Hills đã trở thành khu du lịch đẳng cấp tầm cỡ thế giới “Điểm du lịch biểu tượng hàng đầu thế giới 2021” (do WTA vinh danh). Làng Pháp với các lâu đài cổ kính như "Paris thu nhỏ"; Khu vực vườn Le Jardin d’Amour với 10 vườn hoa rực rỡ quanh năm; Khu vui chơi giải trí trong nhà Fantasy Park rộng 21.000m2; Hầm rượu cổ Debay 100 năm tuổi từ thời Pháp thuộc còn được lưu giữ tới ngày nay; "Khách sạn lãng mạn nhất thế giới" Mercure Danang French Village Bana Hills; Lâu đài Mặt trăng hay Quảng trường Nhật thực quy mô; hàng chục nhà hàng đẳng cấp; các show trình diễn nghệ thuật mỗi ngày, lễ hội quanh năm... Đặc biệt, sự xuất hiện của Cầu Vàng năm 2018 góp phần đưa Đà Nẵng trở thành điểm phải đến của du khách toàn cầu.

Bà Nà Hills đã đặt dấu mốc cho cuộc trỗi dậy khẳng định vị thế mới cho Đà thành, đưa vai trò “điểm trung chuyển” lùi xa vào dĩ vãng…

Sản phẩm du lịch đẳng cấp & cú “lội ngược dòng” ngoạn mục

Sau khi khởi công tuyến cáp treo đầu tiên lên đỉnh Bà Nà, những cuộc “khởi công” đầu tư lớn liên tiếp diễn ra, với mục tiêu duy nhất: nhanh chóng bổ sung cho Đà Nẵng những sản phẩm du lịch chất lượng, đẳng cấp, khác biệt để… đón “định mệnh” mới.

Năm 2017, Đà Nẵng được chọn là nơi tổ chức APEC và InterContinental Danang Sun Peninsula Resort chính là khu nghỉ dưỡng vinh dự được đón những nguyên thủ quốc gia tại APEC - sự kiện quan trọng, tầm cỡ bậc nhất thế giới.

Được xây dựng không lâu sau Bà Nà Hills, InterContinental Danang tiếp tục thiết lập đỉnh cao mới cho du lịch Đà Nẵng với 4 lần nhận giải “Khu nghỉ dưỡng sang trọng bậc nhất thế giới” của WTA cùng vô số giải thưởng quốc tế khác, khiến thế giới “ngả mũ bái phục” trước “kỳ quan” nghỉ dưỡng trên bán đảo Sơn Trà. Kỳ tích đó được tạo nên bởi “cái bắt tay” giữa nhà phát triển Sun Group và kiến trúc sư lừng danh Bill Bensley.

Khu nghỉ dưỡng InterContinental Danang Sun Peninsula Resort. Ảnh Sun Group

Khu nghỉ dưỡng InterContinental Danang Sun Peninsula Resort. Ảnh Sun Group

Tỷ lệ tăng trưởng khách và sự đầu tư hạ tầng du lịch trong 1 thập kỷ qua đã minh chứng Đà Nẵng trở thành “thánh địa du lịch”. Giai đoạn 2008-2018, cơ sở lưu trú tại Đà Nẵng tăng 5,4 lần, đặc biệt số lượng phòng 3-5 sao tăng tới gần 22 lần. Đôi bờ sông Hàn lung linh và xa hoa với hàng loạt khách sạn hạng sang như Novotel Danang Premier Han River…; cùng sự hiện diện của những thương hiệu lừng danh thế giới: Hilton, Accor, Marriott, Sheraton…; Bãi biển Mỹ Khê lộng lẫy với những resort 4-5 sao, như Premier Village Da Nang Resort - “Khu nghỉ dưỡng biệt thự dành cho gia đình hàng đầu thế giới. Gần 30 tập đoàn khách sạn hàng đầu thế giới đã có mặt trên tuyến đường “tỷ đô” Võ Nguyên Giáp nối Đà Nẵng với Hội An…

Về vui chơi, bên cạnh “vũ trụ giải trí Sun World Ba Na Hills, Đà Nẵng còn sở hữu Công viên Châu Á đẳng cấp, mới đây Công viên APEC cũng đã được đầu tư với quy mô lớn kề bên sông Hàn. Năm 2022, tập đoàn hàng đầu Hàn Quốc Lotte đã khai trương cửa hàng miễn thuế quy mô tại Đà Nẵng, bổ sung điểm mua sắm cao cấp cho người dân và du khách. Chưa kể, về hạ tầng đô thị nhằm thu hút tầng lớp cư dân mới, người nước ngoài đến an cư, thành phố tới đây cũng sẽ đón sự hiện diện của những tổ hợp đô thị chất lượng cao tại khu vực ven sông Hàn hay Nam Hòa Xuân…

Đà Nẵng sẽ sớm có thêm những đô thị chất lượng cao. Ảnh phối cảnh minh họa Sun Group

Đà Nẵng sẽ sớm có thêm những đô thị chất lượng cao. Ảnh phối cảnh minh họa Sun Group

Để đa dạng sản phẩm du lịch, địa phương còn thết đãi khách chuỗi lễ hội tưng bừng quanh năm, với thương hiệu Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng, các sự kiện hấp dẫn như đại nhạc hội, carnival đường phố, chuỗi lễ hội độc đáo, đa sắc màu tại Bà Nà Hills, Công viên châu Á, Lễ hội Du lịch Golf Đà Nẵng... Năm 2022, vượt qua 8 điểm đến hàng đầu, Đà Nẵng được vinh danh "Điểm đến sự kiện và lễ hội hàng đầu châu Á". Đây là lần thứ hai thành phố nhận giải thưởng danh giá này.

Có thể nói, đầu tư cho sản phẩm du lịch là “nước cờ” chiến lược mang đến “định mệnh mới” cho Đà thành. Từ năm 2009 đến 2018, lượng khách đến TP tăng trưởng tới 463%. Năm 2019 (trước đại dịch), Đà Nẵng đón 8,6 triệu lượt khách, trong đó khách quốc tế đạt 3,5 triệu lượt. Năm 2022, Đà Nẵng xếp hạng cao nhất theo đánh giá của Bộ Chỉ số năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch cấp tỉnh Việt Nam.

Ngay trong những tháng đầu năm 2023, du lịch Đà Nẵng cũng đã cho thấy những tín hiệu phục hồi tích cực. Tại giai đoạn khởi đầu mùa hè cao điểm, với sự trở lại của Lễ hội Pháo hoa quốc tế Đà Nẵng – DIFF 2023; ngành du lịch thành phố đã có những ngày “bận rộn” khi số chuyến bay đến địa phương có thời điểm ước đạt 150 chuyến/ngày (tăng gấp 1,5 lần giai đoạn trước đó).

Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng - DIFF 2023 . Ảnh Sun Group

Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng - DIFF 2023 . Ảnh Sun Group

Cũng theo thống kê, lượng khách lưu trú trong bốn đêm thi pháo hoa đạt gần 240.000. Trong đó, khách quốc tế đạt gần 83.000 người, khách nội địa là gần 158.000 người. Công suất buồng phòng khách sạn toàn TP đạt khoảng 70%. Theo dự báo, Đà Nẵng sẽ đón hơn 63.000 du khách lưu trú trong đêm chung kết Lễ hội pháo hoa quốc tế 2023. Giai đoạn nửa cuối năm, khi hàng loạt lễ hội, sự kiện tiếp tục “đổ bộ” Đà thành, những con số này còn hứa hẹn sẽ còn tăng trưởng, đánh dấu màn tái xuất của một điểm đến hàng đầu Việt Nam.

Bộ sưu tập sản phẩm đẳng cấp, độc đáo đã giúp du lịch Đà Nẵng “đổi ngôi” ngoạn mục. Song công cuộc đầu tư, làm mới, nâng tầm sản phẩm du lịch, đa dạng trải nghiệm cho du khách của Đà Nẵng chắc chắn sẽ vẫn cần tiếp tục được coi là “át chủ bài” trong nhiều giai đoạn phát triển tiếp theo.

Đọc thêm

Sôi động mùa du lịch cuối năm

Tuần lễ Du lịch TP HCM lần thứ 4 năm 2024 diễn ra sôi nổi với đa dạng hoạt động vui chơi, giải trí, ẩm thực, tạo sức hút người dân và du khách. (Ảnh: DNTT)
(PLVN) - Chỉ còn vài tuần nữa sẽ kết thúc năm 2024, đây là thời điểm mùa du lịch, lễ hội chuẩn bị bắt đầu. Ngành du lịch các tỉnh, địa phương đang chuẩn bị hàng loạt các sự kiện, hoạt động hấp dẫn thu hút du khách trong kỳ nghỉ Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán sắp tới.

“Du lịch nông thôn thu hẹp khoảng cách về thu nhập và thụ hưởng”

“Du lịch nông thôn thu hẹp khoảng cách về thu nhập và thụ hưởng”
(PLVN) - Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL Hồ An Phong cho rằng, du lịch nông thôn không chỉ thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn mà còn bảo tồn các giá trị cảnh quan, sinh thái, môi trường, bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp góp phần thu hẹp khoảng cách về thu nhập và thụ hưởng giữa người dân nông thôn và đô thị.

Cần có tour du lịch thân thiện dành cho người khuyết tật

 Những người khuyết tật mong có nhiều điểm du lịch tiếp cận thân thiện để họ dễ dàng đi du lịch, trải nghiệm. (Ảnh: Hải Vân)
(PLVN) - Việt Nam đang tích cực phấn đấu trở thành một trong những điểm đến du lịch thân thiện hàng đầu thế giới. Để thực hiện được mục tiêu này, ngành du lịch Việt khó thể bỏ sót một số lượng lớn du khách tiềm năng là người khuyết tật (NKT) và cả người cao tuổi cần hỗ trợ.

Đà Lạt mộng mơ qua ống kính nhiếp ảnh gia

Đà Lạt mộng mơ qua ống kính nhiếp ảnh gia
(PLVN) - 50 tác phẩm ảnh đặc sắc từ các góc máy được đầu tư bài bản, tư duy sáng tạo của các nhiếp ảnh gia, nghệ sĩ yêu mến Đà Lạt vô bờ bến tại triển lãm ảnh nghệ thuật “Những sắc màu thành phố ngàn hoa” đã làm nổi bật lên vẻ đẹp thiên nhiên, di sản, con người Đà Lạt trong cuộc sống đời thường, mang đến cho người xem những cung bậc cảm xúc thú vị.

Nông thôn - “mỏ vàng” du lịch Việt

Du khách hồ hởi khi được trải nghiệm làm nông dân trong tour du lịch nông nghiệp. (Ảnh: B.C)
(PLVN) - Với hơn 60% người dân sống ở nông thôn, việc phát triển du lịch nông thôn không chỉ tạo việc làm, nâng cao thu nhập, bảo đảm đời sống của bà con nông dân mà còn là phương thức gìn giữ, bảo vệ thiên nhiên, truyền thống văn hóa, bản sắc dân tộc của các vùng nông thôn Việt Nam.

Thành phố Huế thúc đẩy du lịch văn hóa với mạng lưới trạm tương tác thông minh

Du khách trải nghiệm trạm tương tác thông minh khi vào tham quan Điện Kiến Trung (Đại nội Huế).
(PLVN) - Huế đang ứng dụng công nghệ mới nhất vào công tác bảo tồn và phát huy các giá trị di sản trong phát triển du lịch, nổi bật là xây dựng thí điểm mạng lưới các trạm tương tác thông minh -TapQuest kết nối với nhau để tạo thành một bản đồ văn hóa và di sản, mang lại trải nghiệm độc đáo cho du khách.

Hoa, cây cảnh Đà Lạt 'khoe sắc'

Hoa, cây cảnh Đà Lạt 'khoe sắc'
(PLVN) - Sáng nay, 5/12, UBND TP Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) khai mạc “Trưng bày triển lãm hoa, cây cảnh quốc tế” và “Không gian hoa đường phố”.

Gìn giữ truyền thống, đưa ẩm thực Hà Nội vươn xa

Du khách nước ngoài thưởng thức ẩm thực Việt. (Ảnh: Vũ Cường)
(PLVN) - Ẩm thực Hà Nội từ xưa đến nay vốn nổi tiếng với sự phong phú, tinh tế, mang đậm hương sắc truyền thống của người Tràng An. Mặc dù có tiềm năng lớn về văn hóa ẩm thực, nhưng Hà Nội cần đầu tư quy mô, bài bản hơn nữa để phát huy thế mạnh này.

Du lịch biển Việt Nam 'về đích' sớm trong năm 2024

Du lịch biển Việt Nam có những bước phát triển vượt bậc trong năm 2024. (Ảnh minh họa: Hồ Tùng Phương)
(PLVN) - Cuối năm 2024, ngành du lịch biển Việt Nam nhận về nhiều tin vui. Hàng loạt các địa phương có thế mạnh về du lịch “về đích” sớm, hoàn thành mục tiêu năm 2024 với kết quả kinh doanh “bội thu”. Một số địa phương đã và đang lên kế hoạch khai thác các sản phẩm du lịch mới nhằm thu hút khách trong và ngoài nước.

Cà Mau: Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn

Cà Mau: Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn
(PLVN) - Là miền đất tận cùng ở cực Nam Tổ quốc, Cà Mau "xứ sở diệu kỳ" được mệnh danh là nơi đất biết nở, rừng biết đi và biển biết sinh sôi, Cà Mau đã và đang có rất nhiều dự án để tập trung xây dựng, phát huy và khai thác tốt lợi thế, tiềm năng du lịch của địa phương, nhằm thu hút du khách trong và ngoài nước.

Quảng Ninh sức hút mạnh mẽ mùa du lịch tàu biển

Tàu Viking Orion cập Cảng tàu khách quốc tế Hạ Long ngày 21/10/2024, đưa vị khách quốc tế thứ 3 triệu đến với Quảng Ninh.
(PLVN) -  Tỉnh Quảng Ninh hiện là địa phương đầu tiên và duy nhất ở Việt Nam có Cảng tàu khách quốc tế Hạ Long là cảng tàu khách chuyên biệt dành cho du lịch, có thể đón cùng lúc nhiều tàu biển quốc tế quy mô lớn. Nhờ vậy, Quảng Ninh đang có sức hút mạnh mẽ từ thị trường du lịch đặc biệt này.