Du lịch cộng đồng: Lo ngại đánh đổi bản sắc bằng… tiền mặt

Du lịch cộng đồng là xu hướng nổi bật vài năm qua
Du lịch cộng đồng là xu hướng nổi bật vài năm qua
(PLO) - Trong du lịch cộng đồng, khi nhiều du khách yêu cầu những dịch vụ bên ngoài văn hóa bản địa như karaoke, đồ ăn Tây…, thì nhiều người dân địa phương cũng không ngần ngại bổ sung, đáp ứng ngay nhằm làm hài lòng khách, kiếm thêm lợi nhuận. Nhưng vô hình chung, những hành động tự phát này góp phần làm phai mờ bản sắc văn hóa vùng miền, làm “biến chất” du lịch cộng đồng.

Khó giữ chân du khách

Tham quan nhiều mô hình du lịch cộng đồng ở Việt Nam, không khó để bắt gặp những nét văn hóa lai căng, pha tạp. Ở Sa Pa (Lào Cai) ngày nay đầy rẫy những nhà hàng, quán cà phê kiểu Âu để phù hợp với thị hiếu của khách du lịch quốc tế.

Địa phương này cũng đã biến đổi nhiều nét văn hóa bản địa để kinh doanh những sản phẩm ở miền xuôi. Ví dụ, tại Bản Hồ, những nghề được ưa chuộng ở đây lại là kinh doanh nước giải khát, khuân vác hành lý… cho khách nước ngoài bởi nghề truyền thống như làm đồ thủ công ít lợi nhuận, nay ít hộ bám nghề.

Như Bản Vàng Pheo (Lai Châu) nổi tiếng với nghề dệt thổ cẩm của người dân tộc Thái trắng, lại được trời phú cho cảnh quan đẹp, cùng với văn hóa nhà sàn độc đáo, ẩm thực đa dạng. Song khi đưa vào du lịch, du khách không khỏi thất vọng khi thấy hầu hết các nhà sàn chỉ bố trí sơ sài, sản phẩm từ nghề truyền thống còn quá đơn giản, vẫn chưa thấy những nét đặc trưng… như lời quảng cáo.

Tình trạng chung ở nhiều địa phương, là các khách sạn, homestay, nhà hàng trong cùng một khu vực, phục vụ cùng một loại dịch vụ, đồ ăn, thức uống nhưng giá mỗi nơi mỗi khác, phục vụ mỗi nhà một kiểu, thiếu sự đồng nhất. 

Làm cách nào để biến du lịch cộng đồng từ sinh kế trở thành một nghề bền vững đối với cộng đồng địa phương, đem giá trị tới các bên liên quan là vấn đề cốt lõi được đưa ra mổ xẻ trong tọa đàm “Tăng cường sự tham gia có hiệu quả của cộng đồng địa phương trong phát triển du lịch cộng đồng ở Việt Nam”, trong khuôn khổ Diễn đàn mô phỏng nghị viện trẻ (Việt Nam Youth Parliament) vừa qua.

Tại đây, nhiều chuyên gia nhận định, việc kinh doanh “ăn xổi” sẽ tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại địa phương, chỉ mang đến những lợi ích “nhãn tiền” cho người dân nhưng không đem lại những giá trị du lịch bền vững về lâu dài.

Người dân chưa ý thức được cách làm du lịch, cũng chưa có chuyên môn nghiệp vụ để “giữ chân” du khách. Bởi vậy, mới có người ví von rằng, du lịch cộng đồng Việt Nam vẫn còn lộn xộn giống như “một rổ khoai tây, đổ ra là lăn lóc mỗi nơi một củ”, để mô tả thực tế ngày càng mất kiểm soát, thiếu định hướng trong loại hình du lịch này. 

Là xu hướng nổi bật trong nhiều năm qua, nhưng các mô hình du lịch cộng đồng vẫn chủ yếu diễn ra manh mún, nhỏ lẻ, chất lượng phục vụ thấp. Điều này kéo theo hệ lụy nhiều du khách “một đi không trở lại”, nguồn lợi du lịch không những không được khai thác hết mà nền văn hóa bản địa còn đứng trước nguy cơ mai một, lai tạp nội ngoại.

Bài toán giữ gìn bản sắc 

Diễn giả Nguyễn Quang Trung – Phó viện trưởng Viện nghiên cứu Văn hóa – Nghệ thuật Việt Nam cho biết, mỗi tỉnh thành đều có một nét riêng biệt để khai thác và phát triển những mô hình du lịch cộng đồng khác nhau.

Nói riêng về ẩm thực, Hà Giang nổi tiếng món thắng cố, hay Hội An vang danh cao lầu, mì quảng; vì thế “đừng thay thắng cố bằng mỳ Ý”, bởi du khách muốn trải nghiệm, chứ không phải những điều quá quen thuộc ở quốc gia của họ.

Người cung cấp dịch vụ phải nắm rõ văn hóa vùng miền và tích cực áp dụng vào kinh doanh, để hướng dẫn du khách “nhập gia tùy tục” trong quá trình tìm hiểu thưởng thức văn hóa vùng miền, văn hóa dân tộc.  

Theo diễn giả Nguyễn Thị Lệ Quyên – Quỹ Văn hóa Hà Nội, cộng đồng là những người tạo ra hệ sinh thái du lịch và tiếp tục giữ gìn hồn cốt và nét đẹp của văn hóa làng xã, cảnh quan tự nhiên; nhưng thực trạng du lịch cộng đồng lộn xộn ở nhiều địa phương dẫn tới nét văn hóa dân tộc đặc sắc đã phần nào mai một, không còn hấp dẫn du khách.

“Người H’mông đã không còn mặc trang phục truyền thống do chính tay họ dệt. Đất nông nghiệp ở các địa phương bị bán đi hoặc sử dụng xây nhà homestay, vậy du khách đến còn trải nghiệm gì nữa?” – bà Quyên chia sẻ.

Khi làm du lịch, cộng đồng có thể vì lợi nhuận mà dễ đánh mất bản sắc văn hóa. Vì thế, để khắc phục, cần có sự quan tâm đúng mực của các cấp chính quyền, có lộ trình nâng cao nhận thức tới người dân, mới đảm bảo tính bền vững của các mô hình du lịch cộng đồng.

Các chuyên gia cũng đồng quan điểm, bên cạnh việc xây dựng cơ chế, chính sách phù hợp, còn phải đi sâu vào nghiên cứu đặc trưng văn hóa vùng miền, tìm ra sự kết nối hòa hợp giữa người dân, doanh nghiệp du lịch và chính quyền các cấp.

Tóm lại, nếu không có một cơ chế hợp lý để đảm bảo quyền lợi của người làm du lịch, cũng như biện pháp giáo dục, nâng cao nhận thức cơ bản của cộng đồng thì loại hình du lịch này khó có thể phát triển bền vững về lâu dài.

Hiện tại, Sở Du lịch Hà Nội đã xây dựng kế hoạch tổ chức lớp bồi dưỡng kiến thức du lịch cộng đồng trong năm 2019. Nối tiếp chương trình đào tạo từ năm 2018, Sở Du lịch Hà Nội sẽ tiếp tục phối hợp với chính quyền địa phương đẩy mạnh phổ biến kiến thức du lịch cộng đồng tại các huyện, thị xã đang được khuyến khích phát triển loại hình du lịch này như Ba Vì, Thường Tín, Đông Anh, Sóc Sơn, Quốc Oai, Thanh Oai, Phú Xuyên… 

Đọc thêm

Những lưu ý việc đổi tiền mới lì xì đầu năm

Luật sư Long cho biết, hành vi đổi tiền hưởng chênh lệch và trao đổi tiền trên mạng internet thì đều vi phạm pháp luật.
(PLVN) - Đa phần, tiền được lựa chọn để lì xì vào dịp Tết đến xuân về là tiền mới và lẻ với ngụ ý “Đầu năm nhận tiền lẻ, cuối năm tiền dư”. Tuy nhiên, có một lưu ý rất quan trọng là tiền không phải là hàng hóa nên sẽ không được mua bán, thu, đổi để hưởng chênh lệch. Nếu các cá nhân, tổ chức thu, đổi nhằm hưởng chênh lệch để chiếm lợi thì được xác định là hành vi vi phạm quy định về thu, đổi tiền.

'Sốt' dịch vụ đổi tiền lì xì Tết, 'chợ đen' sôi động với đủ loại tiền lạ

Bất chấp quy định, dịch vụ đổi tiền mới vẫn "nóng" trước thềm Tết Nguyên đán 2025.
(PLVN) - Cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhu cầu đổi tiền mới để lì xì tăng cao, khiến các dịch vụ đổi tiền “chợ đen” trở nên sôi động. Tuy nhiên, dịch vụ này tiềm ẩn không ít rủi ro, từ việc mất phí “cắt cổ” đến nguy cơ bị lừa đảo, nhận phải tiền giả. Người dân cần tỉnh táo để tránh “tiền mất tật mang” trước thềm năm mới.

VinFast lập kỷ lục bàn giao hơn 20.000 ô tô điện trong tháng 12/2024, lũy kế cả năm hơn 87.000 xe

VinFast lập kỷ lục bàn giao hơn 20.000 ô tô điện trong tháng 12/2024, lũy kế cả năm hơn 87.000 xe
(PLVN) - VinFast công bố đã bàn giao hơn 20.000 xe trong tháng 12/2024 tại thị trường Việt Nam, đạt doanh số chưa từng có trong lịch sử thị trường ô tô nội địa, đưa tổng lượng ô tô đã bàn giao của cả năm chỉ riêng tại Việt Nam lên hơn 87.000 xe. Với kỷ lục vượt trội, VinFast chính thức vượt mục tiêu doanh số đã đề ra, củng cố vững chắc vị thế hãng xe số 1 Việt Nam.

Thị trường đồ uống, bánh kẹo vẫn trầm lắng…

Các mặt hàng đồ uống được bày ở các vị trí dễ thấy nhất. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Những mặt hàng được người tiêu dùng mua sắm nhiều nhất cho Tết Nguyên đán gồm thực phẩm, đồ uống, thời trang và sản phẩm chăm sóc sắc đẹp, trong đó thị trường đồ uống, bánh kẹo ngày càng đa dạng, đáp ứng đông đảo nhu cầu của người dùng.

Ford Việt Nam đạt kỷ lục bán hàng cả năm cao nhất trong lịch sử

Ford Ranger đạt kỷ lục 12 năm liên tiếp dẫn đầu phân khúc bán tải tại thị trường Việt Nam
(PLVN) -  Năm 2024, Ford Việt Nam đạt kỷ lục bán hàng cả năm cao nhất trong lịch sử với 42,175 xe bán ra trong một năm, tăng 10% so với năm 2023. Trong đó các dòng xe Ranger, Everest và Territory cũng lần lượt đạt kỷ lục bán hàng trong năm, Transit chứng kiến sự tăng trưởng tích cực với việc ra mắt phiên bản hoàn toàn mới.

Bứt phá trong chuyển đổi số ở Quảng Ninh

Công an Quảng Ninh tặng điện thoại thông minh và hỗ trợ Nhân dân cài đặt ứng dụng VNeID.
(PLVN) - Tỉnh Quảng Ninh đã đặt ra quyết tâm sẽ trở thành mô hình mẫu về chuyển đổi số toàn diện cấp tỉnh trên cả 3 trục chính là Chính quyền số, Kinh tế số và Xã hội số. Theo đó, năm 2024, các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ cụ thể về chuyển đổi số đều được tỉnh Quảng Ninh quyết tâm, quyết liệt thực hiện và thu về những kết quả khả quan.

Xe bay đầu tiên trên thế giới ra mắt toàn cầu

Xe bay đầu tiên trên thế giới ra mắt toàn cầu (Ảnh: XPENG AEROHT)
(PLVN) - XPENG AEROHT, công ty hàng đầu Châu Á về ô tô bay, đã gây tiếng vang tại CES 2025 với màn ra mắt quốc tế của "Land Aircraft Carrier" - chiếc xe bay lai đầu tiên trên thế giới có thể được sản xuất hàng loạt. Với hơn 3.000 đơn đặt hàng, sản phẩm này hứa hẹn sẽ cách mạng hóa ngành giao thông trong tương lai gần.

Long An: Tăng cường kết nối thương mại Việt Nam và Ba Lan

Long An: Tăng cường kết nối thương mại Việt Nam và Ba Lan
(PLVN) -  Ngày 9/1, tại Khu dân cư Nam Long Waterpoint, Bến Lức, Long An đã diễn ra Chương trình xúc tiến thương mại xuân 2025 quy tụ hơn 200 doanh nghiệp thuộc các tỉnh, thành phía Nam nhằm kết nối, tìm kiếm cơ hội đầu tư, kinh doanh giữa các doanh nghiệp tại thị trường Ba Lan.

Chính phủ Anh kỳ vọng sử dụng taxi bay vào năm 2028,

Xe điện bay hình đĩa bay với tốc độ hơn 400km/giờ (Ảnh: Daily Mail)
(PLVN) - Lấy cảm hứng từ những bản vẽ của Leonardo Da Vinci, chiếc xe bay điện Invo Moon không chỉ mang thiết kế hình đĩa bay độc đáo mà còn sở hữu khả năng bay tự động, yên tĩnh và hiệu quả. Với tốc độ lên tới 250 dặm/giờ (hơn 400km/giờ) và tầm nhìn toàn cảnh 360 độ, đây có thể là bước đột phá cho ngành giao thông đô thị trong tương lai.