Dự kiến đến 0 giờ ngày 4/3 dỡ bỏ phong tỏa xã Sơn Lôi

Ảnh: VGP/Quang Hiếu
Ảnh: VGP/Quang Hiếu
(PLVN) - Chiều nay, 2/3, chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ để nghe báo cáo tình hình và các biện pháp phòng chống dịch COVID-19, Thủ tướng đề nghị thảo luận biện pháp mạnh mẽ hơn để nếu có sự chần chừ nào, chủ quan, thỏa mãn nào thì đều được ngặn chặn; không để cách ly bị quá tải.

Không để cách ly bị quá tải.

Phát biểu khai mạc cuộc họp, Thủ tướng cho rằng, việc 17 ngày qua, nước ta chưa có ca nhiễm mới là một tin vui. Tuy nhiên, dịch đang diễn biến phức tạp, lây lan 67 quốc gia và vùng lãnh thổ, ở nhiều nước, dịch có tốc độ lây lan cao, tử vong nhanh.

Nước ta có tiến bộ đáng mừng trong phòng chống dịch nhưng còn tiềm ẩn nguy cơ bùng phát trở lại. Do đó, Thủ tướng nêu rõ, cần tiếp tục hành động với tinh thần khẩn cấp và kiên quyết.

Tinh thần lớn là không được lơ là, không để sợ hãi ảnh hưởng đến tâm lý người dân, xã hội nhưng thái độ không được chần chừ hoặc thỏa mãn mà phải quyết liệt, đặc biệt không được chủ quan.

“Cuộc họp này sẽ thảo luận biện pháp mạnh mẽ hơn để nếu có sự chần chừ nào, chủ quan, thỏa mãn nào thì đều được ngặn chặn”, Thủ tướng nói.

Chúng ta có thể phải tiếp tục hy sinh một số lợi ích kinh tế để bảo vệ sức khỏe nhân dân, bảo vệ thương hiệu Việt Nam, một đất nước an toàn trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn ra khắp các châu lục.

Thủ tướng đề nghị các đại biểu thảo luận, cho ý kiến về những biện pháp cụ thể để làm sao tiếp tục cách ly hiệu quả, không bị phá vỡ, quá tải do số người đông.

Đại diện Ban chỉ đạo quốc gia về phòng chống dịch COVID-19, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho biết, về các biện pháp ngăn chặn dịch từ Hàn Quốc, đối với người có hộ khẩu thường trú tại Hà Nội hoặc TP Hồ Chí Minh sẽ tiến hành phỏng vấn tại chỗ, đồng thời liên hệ chính quyền cơ sở và gia đình để cùng xác minh các thông tin đã khai báo, tổ chức cách ly tại cộng đồng đối với các trường hợp không phải cách ly y tế bắt buộc. Đối với người có hộ khẩu thường trú tại các địa phương khác sẽ giữ lại tiếp tục cách ly tập trung theo quy định.

Ban Chỉ đạo thống nhất mức cảnh báo đối với Hàn Quốc, Iran, Italy là quốc gia nằm trong vùng dịch; khuyến cáo người dân hạn chế đi đến các quốc gia này và thực hiện cách ly người nhập cảnh từ các quốc gia này 14 ngày theo quy định.

Ban chỉ đạo giao Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long làm Chủ tịch Hội đồng đánh giá, so sánh hiệu quả của khẩu trang kháng khuẩn do Tập đoàn Dệt may Việt Nam sản xuất với khẩu trang y tế để có khuyến cáo sử dụng phù hợp với các đối tượng.

Phải có chiến thuật thay đổi khi tình hình thay đổi

Trước đó, buổi sáng, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp do virus SARS-CoV-2 gây ra (dịch COVID-19) chủ trì cuộc họp triển khai các biện pháp phòng, chống dịch trong giai đoạn hiện nay.

Dự kiến đến 0 giờ ngày 4/3 dỡ bỏ phong tỏa xã Sơn Lôi

Từ ngày 13/2 đến nay, Việt Nam không ghi nhận ca nhiễm mới. Xã Sơn Lôi, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc đã cách ly được 20 ngày và dự kiến đến 0 giờ ngày 4/3 dỡ bỏ phong tỏa.

Đồng thời, từ 0 giờ ngày 3/3, Việt Nam sẽ tạm dừng miễn thị thực đơn phương cho công dân Italia.

Ban Chỉ đạo nhận định, đến thời điểm hiện nay, Việt Nam vẫn đang kiểm soát tốt tình hình; thực hiện kịp thời, chủ động công tác phòng, chống dịch. 

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh: “Đây mới là thắng chiến dịch mở màn, chưa thắng cả cuộc chiến. Do đó, không được lơi lỏng một phút nào. Tình hình thực tế đã thay đổi, chúng ta phải có chiến thuật thay đổi”.

Thay vì tập trung ngăn chặn, phát hiện chủ yếu từ nguồn dịch Trung Quốc như trước đây, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết, đến nay, nguồn dịch đã xuất hiện ở nhiều nơi khác nhau như Hàn Quốc, Iran, Italia và hơn 60 quốc gia và vùng lãnh thổ khác trên thế giới.

Trong khi đó, Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới không thể "bế quan tỏa cảng", do đó, ngày càng khó phát hiện nguồn dịch bệnh. Nhiều nước trên thế giới đã tính đến phương án ngăn chặn lây truyền trong cộng đồng.

“Phải lường trước mọi tình huống, có những bước đi thiết thực, không chủ quan, luôn sẵn sàng ứng phó khi xuất hiện ca nhiễm mới. Bởi vì, rất có thể, chỉ một lát nữa, ngày mai hoặc ngày kia sẽ có một thậm chí nhiều ca nhiễm.

Dù xác định hay không xác định được nguồn nhiễm, phải nhanh chóng cách ly, điều trị kịp thời, khoanh vùng triệt để, tránh lây lan rộng ra cộng đồng. Công tác phòng, chống dịch bệnh không được lơi lỏng; tiếp tục kiên trì, kiên định với các nguyên tắc chống dịch”, Phó Thủ tướng đề nghị.

Liên quan đến tình hình người Việt Nam trở về từ Hàn Quốc, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đề nghị thực hiện nghiêm cách ly tập trung; sau khi có đầy đủ bằng chứng khẳng định không tiếp xúc, cư trú hoặc đi qua hai vùng dịch của Hàn Quốc (Daegu và khu Bắc Gyeongsang), những công dân này được đưa về cách ly tại cộng đồng, nơi làm việc hoặc nơi cư trú.

Nhấn mạnh vai trò quan trọng của cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc trong công tác phòng, chống dịch tại các địa phương, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đề nghị các cơ quan chức năng xác minh thông tin với các gia đình có người thân trở về từ vùng dịch; đôn đốc, giám sát, đảm bảo thực hiện nghiêm chỉnh các quy định cách ly.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nêu rõ: "Chúng ta kiên quyết với những đối tượng chưa nhận thức đúng, khai báo không trung thực. Để đề phòng rủi ro lây nhiễm trong cộng đồng, người dân không chỉ thực hiện nghiêm các quy định phòng, chống dịch cho bản thân, gia đình, nơi ở, mà còn tham gia công tác phát hiện người có nguy cơ lây nhiễm; thông báo cho các cơ quan Y tế và chính quyền địa phương".

Đối với người Hàn Quốc nhập cảnh vào Việt Nam, Phó Thủ tướng yêu cầu các cơ quan chức năng chủ động điều phối các địa điểm đến của các chuyến bay tới từ Hàn Quốc. Trong thời gian tới, những chuyến bay từ Hàn Quốc đến Việt Nam chủ yếu phục vụ công dân Việt Nam trở về nước.

Bằng cách kiểm soát thị thực, những công dân Hàn Quốc vào theo hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ, hộ chiếu phổ thông (có công việc cần thiết, quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, giữ gìn quan hệ hai nước) xem xét nhập cảnh vào Việt Nam kèm theo những điều kiện đảm bảo.

Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng tiếp tục đẩy mạnh việc tăng cường tập huấn và ứng dụng công nghệ thông tin cho các cơ sở y tế từ cấp xã, kết nối với các chuyên gia Trung ương; qua đó hướng dẫn cụ thể, chi tiết những việc cần làm, phải làm khi phát hiện người có biểu hiện nhiễm bệnh; từ đó phân tuyến điều trị phù hợp. “Đây là bước chuyển trạng thái cần thiết trong thời gian tới” - Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Liên quan đến tín hiệu khả quan trong công nghiên cứu các test thử, Phó Thủ tướng đề nghị Bộ Y tế, Bộ Khoa học và Công nghệ khẩn trương làm việc trên tinh thần “tính bằng giờ” để sớm có các kít thử; đồng thời sớm đưa vào sản xuất nhằm mở rộng diện xét nghiệm.

Hiện Việt Nam có hơn 10.000 người đang được cách ly. Việc có các test thử sớm đảm bảo người được cách ly và cộng đồng yên tâm hơn trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp.

Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho biết, tính từ 13/2 đến nay, Việt Nam không ghi nhận trường hợp mắc. Đã loại trừ 1.593 trường hợp nghi ngờ, hiện đang theo dõi, cách ly 115 trường hợp nghi ngờ khác.

Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly) là 10.089 người, trong đó có 156 người cách ly tập trung tại bênh viện, 4.810 người cách ly tập trung tại cơ sở khác và 5.123 người cách ly tại nhà, nơi lưu trú.

Trên thế giới, ghi nhận 89.068 trường hợp mắc, 3.046 tử vong tại 67 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó các quốc gia có nhiều người mắc nhất gồm Trung Quốc, Hàn Quốc, Italy, Nhật Bản, Iran.

Tin cùng chuyên mục

Đoàn kiểm tra 1477 của Ban Bí thư làm việc với Ban Cán sự Đảng Bộ Ngoại giao. (Ảnh: TTXVN)

Công tác xây dựng Đảng tại Bộ Ngoại giao đạt nhiều kết quả quan trọng

(PLVN) - Đoàn kiểm tra số 1477 của Ban Bí thư do Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng làm Trưởng đoàn vừa làm việc với Ban Cán sự Đảng Bộ Ngoại giao về kết quả lãnh đạo, chỉ đạo quán triệt, tổ chức thực hiện Kết luận số 21 của Ban Chấp hành Trung ương liên quan đến xây dựng, chỉnh đốn Đảng.

Đọc thêm

Chuyển đổi số trong Quân đội gắn với an toàn thông tin

Hội nghị triển khai nhiệm vụ về CĐS và thực hiện Đề án Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ CĐS quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06) trong Bộ Quốc phòng năm 2024. (Ảnh: mod.gov.vn)
(PLVN) - Chuyển đổi số trong Quân đội nhân dân Việt Nam không chỉ là một xu thế tất yếu trong thời đại Cách mạng công nghiệp 4.0 mà còn là nhiệm vụ chiến lược, góp phần nâng cao sức mạnh chiến đấu, bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Với sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, Quân đội đã và đang triển khai đồng bộ các chính sách, giải pháp nhằm xây dựng lực lượng “Cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại”, đáp ứng yêu cầu quốc phòng trong kỷ nguyên số.

Hành trình bảo vệ chủ quyền không gian mạng trước thách thức thời đại

Thừa ủy quyền của Chủ tịch nước, đồng chí Đại tá Vũ Hữu Hanh - PBTĐU, Tư lệnh Bộ Tư lệnh 86 trao Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Ba trao tặng Trung tâm 586. (Ảnh trong bài: Trung tâm 586)
(PLVN) - Không gian mạng là vùng “lãnh thổ đặc biệt” của quốc gia. Đấu tranh và bảo vệ chủ quyền không gian mạng là nhiệm vụ quan trọng thiết yếu, lâu dài của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân. Trong Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 8 (khóa IX) về “Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới”, Đảng ta nhận định rõ: Nguy cơ xảy ra chiến tranh mạng, mất an ninh thông tin ngày càng tăng và đặt ra mục tiêu phải chủ động phòng ngừa, ngăn chặn có hiệu quả chiến tranh mạng.

80 năm vẻ vang Quân đội nhân dân Việt Nam

Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 được nhân dân thế giới ngợi ca là “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. (Ảnh tư liệu: dangcongsan.vn)
(PLVN) - Ngày 22/12/1944, Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam chính thức ra đời, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong cuộc đấu tranh giành độc lập và bảo vệ Tổ quốc. Trải qua 80 năm xây dựng, chiến đấu, chiến thắng và trưởng thành, QĐND Việt Nam không chỉ ghi dấu ấn trong những chiến công vang dội, mà còn tiếp tục là lực lượng tiên phong trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.

Bảo vệ Tổ quốc là nhiệm vụ thiêng liêng!

Tổng Bí thư Tô Lâm trao tặng Huân chương Độc lập hạng Nhất cho Tổng Cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam ngày 12/12/2024. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)
(PLVN) - Thời gian qua, tình hình thế giới, khu vực diễn biến nhanh, phức tạp, khó dự báo. Tình hình càng phức tạp, nhiệm vụ quân sự, quốc phòng càng nặng nề, khó khăn càng nhiều hơn. Trong bối cảnh đó, Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam đã và đang hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ, góp phần quan trọng vào những thành tựu toàn diện của đất nước.

Diễn văn Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Diễn văn Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam
Sáng 20/12, tại Thủ đô Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Quân ủy Trung ương - Bộ Quốc phòng, trọng thể tổ chức Lễ kỷ niệm cấp quốc gia 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024). Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương, dự và đọc Diễn văn tại Lễ kỷ niệm.

Lãnh đạo Đảng và Nhà nước viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 80 năm Ngày QĐND Việt Nam

Lãnh đạo Đảng và Nhà nước viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 80 năm Ngày QĐND Việt Nam
Nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944- 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989- 22/12/2024), sáng 20/12/2024, tại Hà Nội, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Quân ủy Trung ương – Quốc Bộ Quốc phòng đến đặt vòng hoa và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Nâng cao nhận thức quốc tế về tình hình nhân quyền ở Việt Nam

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Phó Trưởng ban Ban Chỉ đạo Nhân quyền Chính phủ Đỗ Hùng Việt phát biểu chỉ đạo Hội thảo. Ảnh: BTC
(PLVN) - Ngày 19/12, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo Nhân quyền Chính phủ phối hợp với Báo Thế giới và Việt Nam tổ chức Hội thảo “Thông tin đối ngoại về quyền con người trong tình hình mới”. Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Phó Trưởng ban Ban Chỉ đạo Nhân quyền Chính phủ Đỗ Hùng Việt phát biểu chỉ đạo Hội thảo.

Thủ tướng chỉ đạo Bộ Công an 'vào cuộc' điều tra vụ cháy quán cà phê đường Phạm Văn Đồng

Hiện trường vụ cháy.

(PLVN) - Liên quan đến vụ cháy quán cà phê trên phố Phạm Văn Đồng (Hà Nội) khiến 11 người tử vong, Thủ tướng Phạm Minh Chính gửi lời thăm hỏi, chia buồn sâu sắc tới thân nhân, gia đình người bị nạn; đồng thời chỉ đạo các cơ sở khám chữa bệnh tạo điều kiện tốt nhất để cứu chữa người bị thương trong vụ cháy; khẩn trương điều tra và xử lý nghiêm đối tượng vi phạm.