Du khách say đắm ngắm nhìn nghệ nhân trình diễn tinh hoa làng mộc 500 tuổi

(PLVN) - Hàng nghìn du khách trong và ngoài nước say đắm ngắm nhìn các nghệ nhân làng mộc Kim Bồng (TP Hội An, tỉnh Quảng Nam) “hô biến” những gốc tre, khúc gỗ vô tri thành những tác phẩm nghệ thuật độc đáo.
Du khách say đắm ngắm nhìn nghệ nhân trình diễn tinh hoa làng mộc 500 tuổi ảnh 1

Ngày 2/2 (12 tháng Giêng Âm lịch), người dân làng mộc Kim Bồng (xã Cẩm Kim, TP Hội An) tổ chức giỗ tổ làng nghề. Lễ hội thu hút hàng nghìn người dân và du khách đến tham quan, theo dõi việc trổ tài điêu khắc của các nghệ nhân.

Du khách say đắm ngắm nhìn nghệ nhân trình diễn tinh hoa làng mộc 500 tuổi ảnh 2

Sau phần lễ tế Tiền hiền Kim Bồng được tổ chức ở đình Đình Tiền Hiền thì phần hội cũng chính thức bắt đầu tại Trung tâm làng nghề - nằm bên mép sông Thu Bồn.

Du khách say đắm ngắm nhìn nghệ nhân trình diễn tinh hoa làng mộc 500 tuổi ảnh 3

Đông đảo người dân và du khách đã tận mắt chứng kiến những nghệ nhân của làng trổ tài những tinh hoa của nghề mộc.

Du khách say đắm ngắm nhìn nghệ nhân trình diễn tinh hoa làng mộc 500 tuổi ảnh 4

Nghệ nhân Phan Xuân Nguyên (SN 1977), một trong những người làm mộc có tiếng ở làng mộc Kim Bồng cho hay: “Lễ giỗ Tổ nghề mộc là một trong những lễ hội truyền thống của làng nhằm tôn vinh và nhớ ơn các bậc tiền nhân đã có công khai phá, sáng lập ra nghề mộc. Đây còn là dịp để dân làng Kim Bồng phô diễn hết tinh hoa nghề mộc của làng, qua đó quảng bá sản phẩm đến du khách trong và ngoài nước”, anh Nguyên nói.

Du khách say đắm ngắm nhìn nghệ nhân trình diễn tinh hoa làng mộc 500 tuổi ảnh 5

Có tay nghề hơn 30 năm, nghệ nhân Huỳnh Phương Đỏ (SN 1973) cho hay: “Tôi bắt đầu chuyển sang điêu khắc trên gốc tre khoảng 20 năm gần đây.Tôi nhặt nhạnh những gốc tre ở quanh làng, sau đó mang đi ngâm trong bùn 9 tháng cho mềm rồi phơi 10 nắng để không còn mùi hôi, tre chắc hơn, dễ chạm khắc”.

Du khách say đắm ngắm nhìn nghệ nhân trình diễn tinh hoa làng mộc 500 tuổi ảnh 6

Tại làng mộc Kim Bồng, không chỉ có việc điêu khắc trên gỗ, tre, các nghệ nhân còn thực hiện việc đan thuyền, thúng và nhiều vật dụng sinh hoạt như rổ.

Du khách say đắm ngắm nhìn nghệ nhân trình diễn tinh hoa làng mộc 500 tuổi ảnh 7

Ngoài việc làm mộc, dân làng Kim Bồng giờ cũng được chính quyền địa phương quan tâm đầu tư phát triển loại hình du lịch cộng đồng, du lịch nông nghiệp, du lịch làng nghề như: trải nghiệm làng nghề Mộc và các nghề khác như làm chiếu, tráng bánh, lồng đèn, đan thúng, nấu rượu; thưởng thức ẩm thực đặc trưng như cao lầu, mì Quảng.

Du khách say đắm ngắm nhìn nghệ nhân trình diễn tinh hoa làng mộc 500 tuổi ảnh 8

Du khách nước ngoài mê mẩn trước kỹ thuật đẽo tượng gỗ của nghệ nhân làng mộc Kim Bồng và dùng điện thoại để ghi lại hình ảnh này.

Du khách say đắm ngắm nhìn nghệ nhân trình diễn tinh hoa làng mộc 500 tuổi ảnh 9

Nhiều trò chơi dân gian được tổ chức tại ngày hội.

Du khách say đắm ngắm nhìn nghệ nhân trình diễn tinh hoa làng mộc 500 tuổi ảnh 10

Một bạn nhỏ du khách nước ngoài trải nghiệm trò chơi ô ăn quan.

Du khách say đắm ngắm nhìn nghệ nhân trình diễn tinh hoa làng mộc 500 tuổi ảnh 11

Nghề mộc Kim Bồng được hình thành từ thế kỷ 15 do những cư dân từ đồng bằng Bắc Bộ và vùng Thanh Nghệ Tĩnh mang vào trong quá trình khai khẩn vùng đất mới Kim Bồng.

Du khách say đắm ngắm nhìn nghệ nhân trình diễn tinh hoa làng mộc 500 tuổi ảnh 12

Trải qua hơn 500 năm hình thành và phát triển, Kim Bồng đã trở thành điểm tham quan và cung cấp những sản phẩm mỹ nghệ gỗ cho du khách.

Tin cùng chuyên mục

Phim tài liệu “Những đứa trẻ trong sương” đoạt nhiều giải thưởng quốc tế danh giá.

Phim tài liệu: Lối đi hấp dẫn cho điện ảnh Việt

(PLVN) -  Những năm qua, mặc dù có không ít phim tài liệu Việt đoạt những giải thưởng danh giá quốc tế, một số phim tài liệu đã chinh phục đông đảo khán giả trong nước bởi sự chân thật và cách làm mới mẻ, nhưng nhìn chung phim tài liệu vẫn là một “địa hạt” rất mới mẻ chưa được khai thác và còn gặp nhiều khó khăn.

Đọc thêm

Bánh Việt và nguồn cảm hứng từ hoa sen của TAKYfood

Bánh Việt và nguồn cảm hứng từ hoa sen của TAKYfood
(PLVN) - Vẻ đẹp của bông hoa sen, sự tinh tế của những món bánh Việt trong “Quốc Túy Quý Sen” đã thể hiện sự đa dạng của ẩm thực Việt Nam, góp phần đưa văn hóa bánh Việt hòa vào bản đồ ẩm thực thế giới.

Mang văn hóa đọc đến vùng cao biên giới Quảng Bình

Lan tỏa ý tưởng văn hóa đọc về địa bàn vùng cao biên giới Quảng Bình.
(PLVN) - Hội cựu sinh viên khoá D31- Học viện ANND, Hội phụ nữ, Phòng Công tác Đảng và Công tác chính trị, Công an tỉnh phối hợp Thư viện tỉnh vừa tổ chức chương trình “Sách đến với các xã vùng biên” tại xã Thượng Hóa, huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình.

“Ngáo quyền lực” trên mạng xã hội

 Vlogger đăng tải quá trình phẫu thuật thẩm mỹ lên mạng xã hội.
(PLVN) -  Một số chủ nhân của các kênh mạng xã hội nổi tiếng, view cao đã có tâm lý “ngáo quyền lực”, từ đó gây ra những hành vi phản cảm, góp phần làm nhiễu loạn môi trường mạng.

Chạy theo “sống ảo” khiến vô cảm gia tăng

Chạy theo “sống ảo” khiến vô cảm gia tăng
(PLVN) -  “Trào lưu” chụp ảnh “tự sướng”, livestream trong đám tang nghệ sĩ nổi tiếng khiến một số người sẵn sàng chen lấn, vỗ tay, reo hò, thậm chí đạp đổ đồ lễ của gia chủ hoặc giẫm đạp lên những ngôi mộ khác. Sự vô cảm dường như gia tăng khi một số người chạy theo mục đích “câu view”, kiếm tiền, thỏa mãn sự hiếu kỳ.

“Chèo 48h”- lan tỏa tình yêu nghệ thuật chèo

Chèo 48h và các em nhỏ tại đình Hào Nam. (ảnh Nguyễn Hằng)
(PLVN) -  Lo ngại các nghệ thuật văn hóa truyền thống bị mai một, “Chèo 48h” đã đưa các bạn trẻ đến với một loại hình văn hóa dân tộc đặc sắc thông qua các hoạt động tương tác hấp dẫn, mới lạ, hòa hợp giữa dân gian và hiện đại. Sau 8 năm hoạt động, “Chèo 48h” đã gặt hái nhiều thành công.

Đặc sắc Lễ hội Chùa Bà - Cảng thị Nước Mặn

Chùa Bà tọa lạc tại thôn An Hòa (ảnh: Dũng Nhân).
(PLVN) - “Tháng giêng xem hội chùa Ông/ Mà lòng nhấc nhổm chờ mong hội Bà/ Ai đi buôn bán nơi xa/ Lo về kịp hội quê nhà thường niên”. Hội Bà chính là Lễ hội Chùa Bà - Cảng thị Nước Mặn lưu truyền từ thuở cảng thị Nước Mặn còn phồn vinh đến giờ.

Bài 3: Gìn giữ, bảo tồn và phát huy di sản văn hóa: Sứ mệnh của toàn dân tộc

Bài 3: Gìn giữ, bảo tồn và phát huy di sản văn hóa: Sứ mệnh của toàn dân tộc
(PLVN) -  Công cuộc gìn giữ, bảo tồn và phát huy di sản không chỉ là sứ mệnh của Nhà nước mà là của toàn dân. Nhà nước và nhân dân cũng tham gia bảo vệ, phát triển các giá trị quý báu của văn hóa dân tộc, điều này đã được thể hiện rõ trong Đề cương về văn hóa năm 1943 và Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2030 của Đảng và Nhà nước ta.

Khi ballet kết hợp với dân gian Việt

Sự độc đáo của vở vũ kịch Đông Hồ khi truyền thống hội hoạ dân gian kết hợp cùng nghệ thuật cổ điển và đương đại của thế giới.(ảnh Nhà hát Vũ kịch Việt Nam).
(PLVN) - Những năm gần đây, Nhà hát Nhạc Vũ Kịch Việt Nam luôn nỗ lực đưa nghệ thuật hàn lâm nói chung và ballet nói riêng đến gần hơn với công chúng Việt, qua sự kết hợp nghệ thuật hội họa truyền thống hay sự kết nối giữa truyền thuyết dân gian Việt Nam với nghệ thuật ballet cổ điển thế giới.

Phát triển thương hiệu du lịch Việt qua điện ảnh

Trường quay phim tại Ninh Bình đã trở thành điểm đến hút khách du lịch.
(PLVN) - Việt Nam có thiên nhiên phong phú, bối cảnh đẹp và đa dạng là chất liệu tuyệt vời cho ngành điện ảnh trong và ngoài nước. Mặt khác, nền điện ảnh đầy triển vọng cũng được xem là một kênh quảng bá du lịch hữu hiệu. Dù vậy, việc khai thác mối liên kết giữa du lịch và điện ảnh vẫn còn là tiềm năng bỏ ngỏ.

Bài 2: Thú chơi cổ vật và góc nhìn từ pháp luật

Giám đốc Sở VH-TT TP HCM tặng hoa các nhà sưu tầm Đông Nhựt, Việt Hùng, Nguyễn Thị Tuyết, Chí Thanh. (Ảnh: Bảo tàng Lịch sử TP HCM)
(PLVN) -  Ngày 30/1/2023, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký Quyết định công nhận 27 bảo vật quốc gia (đợt 11, năm 2022). Điều đáng nói, trong đó có nhiều hiện vật, nhóm hiện vật đang được lưu giữ tại các bộ sưu tập tư nhân. Điều này cho thấy việc tư nhân sưu tập cổ vật vẫn là dòng chảy mạnh mẽ và rất cần hoàn thiện pháp luật trong công tác quản lý để tiếp tục phát triển.

Bài 1: Phát triển bảo tàng tư nhân - chuyện không của riêng ai

Bảo tàng Làng chài xưa có hướng đi phù hợp, thu hút lượng khách lớn đến tham quan hàng tuần.
(PLVN) -  LTS: Trong dòng chảy của công cuộc bảo tồn di sản văn hóa của cha ông, không thể thiếu sự đóng góp của nhiều cá nhân thông qua các hoạt động sưu tầm, lưu giữ cổ vật cũng như phát triển bảo tàng tư nhân. Tuy nhiên, cùng với tâm huyết vì tình yêu với di sản, họ cũng luôn mong muốn tình yêu ấy không bị mài mòn bởi gánh nặng cơm áo. Vì thế, ngoài nỗ lực tự thân thì sự hỗ trợ hợp lý của cơ quan quản lý Nhà nước, cũng như hàng lang pháp lý hanh thông là vấn đề vô cùng quan trọng.