Du học sinh Trung Quốc đối mặt làn sóng khó chịu khi về nước tránh dịch Covid-19

Du học sinh Trung Quốc đối mặt làn sóng khó chịu khi về nước tránh dịch Covid-19
(PLVN) - Các sinh viên Trung Quốc bay từ nước ngoài về quê nhà để tránh dịch Covid-19 đang đối mặt với sự tiếp đón "băng giá" từ một bộ phận người dân nước này. Họ bị coi là những người giàu có, hư hỏng và có khả năng truyền nhiễm bệnh cao...

Số lượng các trường hợp nhiễm virus được báo cáo chính thức tại Trung Quốc đã giảm đáng kể trong tháng qua, nhưng nước này hiện vẫn đang thực hiện các bước quyết liệt để ngăn chặn một làn sóng lây nhiễm thứ hai là những công dân trở về từ nước ngoài.

Hầu hết các chuyến bay quốc tế bị hủy bỏ và gần như tất cả người nước ngoài bị cấm nhập cảnh nên đại đa số người trở về là công dân Trung Quốc, bao gồm nhiều sinh viên.

Sự trở về của họ không thực sự được chào đón ở quê nhà. Trên mạng xã hội Trung Quốc có luồng ý kiến cho rằng học sinh, sinh viên du học về thời điểm này có thể gây nguy hiểm cho người trong nước.

Nhiều đường phố Trung Quốc vắng vẻ khi dịch Covid - 19 bùng phát.

Nhiều đường phố Trung Quốc vắng vẻ khi dịch Covid - 19 bùng phát.

Hestia Zhang, đang học thạc sĩ tại Đại học Yale (Mỹ) chia sẻ: "Ngay lúc này, dư luận Trung Quốc rất không thân thiện với những sinh viên đi học ở nước ngoài như tôi. Hành trình về nhà cũng rất nhiều rủi ro". Nữ du học sinh đã quyết định tự cách ly trong khuôn viên Đại học Yale, mặc dù Mỹ hiện chiếm gần một phần tư số ca nhiễm nCoV trên toàn cầu.

Trong khi đó, Cathy - người đã bay về Trung Quốc vào sáng 31/3, chấp nhận thực tế rằng cô có thể đối mặt định kiến xã hội. Sử dụng tên tiếng Anh để che giấu danh tính, cô cho biết "không có lựa chọn nào khác ngoài việc chịu đựng".

Gần một nửa trong số 800 trường hợp nhiễm virus từ bên ngoài của Trung Quốc là sinh viên trở về từ nước ngoài. Trước đó, một video được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội về một du học sinh cố gắng trốn khỏi nơi cách ly ở thành phố Thanh Đảo đã khiến người dân Trung Quốc phẫn nộ.

Bắc Kinh đã thuê một chuyến bay vào thứ Hai, 30/3, để giải cứu khoảng 200 sinh viên nước ngoài bị mắc kẹt ở Ethiopia

 Bắc Kinh đã thuê một chuyến bay vào thứ Hai, 30/3, để giải cứu khoảng 200 sinh viên nước ngoài bị mắc kẹt ở Ethiopia

Tuy nhiên, cũng có những ý kiến bày tỏ thông cảm, khi nhiều sinh viên ở nước ngoài quyên góp vật tư y tế trong giai đoạn đầu dịch bùng phát.

Đọc thêm

Nghề giáo bốn phương

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)
(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.