Chiều 24/2, Cục trưởng Cục đào tạo với nước ngoài (Bộ GD-ĐT) Nguyễn Xuân Vang cho biết, Đề án Đào tạo cán bộ tại các cơ sở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước (Đề án 322) sẽ kết thúc vào năm 2014 kết thúc. Do đó, từ năm 2012 chỉ có thể tuyển sinh đối tượng đi học thạc sĩ, tiến sĩ.
Vẫn theo ông Vang, nếu Chính phủ tiếp tục rót ngân sách thì việc tuyển lưu học sinh (LHS) đi đào tạo ở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước vẫn diễn ra bình thường.
Hiện Đề án 322 đang thực thi giai đoạn 2 (từ 2006-2014). Ngân sách nhà nước cấp mỗi năm là 100 tỷ đồng.
Còn đến năm 2014 Đề án 322 kết thúc thì năm 2012, Bộ sẽ không tuyển sinh đào tạo ĐH nữa vì không đủ thời gian đào tạo.
Vẫn theo ông Vang, nếu Chính phủ tiếp tục rót ngân sách thì việc tuyển lưu học sinh (LHS) đi đào tạo ở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước vẫn diễn ra bình thường.
Hiện Đề án 322 đang thực thi giai đoạn 2 (từ 2006-2014). Ngân sách nhà nước cấp mỗi năm là 100 tỷ đồng.
Còn đến năm 2014 Đề án 322 kết thúc thì năm 2012, Bộ sẽ không tuyển sinh đào tạo ĐH nữa vì không đủ thời gian đào tạo.
Tìm hiểu thông tin du học. Ảnh: Lê Anh Dũng |
Khẳng định trên báo Lao Động, Cục trưởng Nguyễn Xuân Vang cho hay, vấn đề đặt ra ở đây không phải do thiếu chỉ tiêu hay kinh phí mà nguồn tuyển đang ngày càng bị hạn chế. Việc tuyển LHS theo Đề án 322 gặp nhiều khó khăn vì có nhiều yêu cầu khắt khe đối với đối tượng dự tuyển đi học phải có ít nhất 5 năm công tác, trong đó 3 năm xuất sắc hay ứng viên phải đạt trình độ 500 điểm TOEFL trên giấy. Điều này thực sự là khó khăn, nhất là đối với các ứng viên ngoại tỉnh. Do đó, ông đề xuất Chính phủ và Bộ nên xem xét, có thể hạ bớt mức điểm TOEFL và kéo dài thời gian học ngoại ngữ để tạo thuận lợi hơn cho các ứng viên dự tuyển từ các tỉnh thành ít có điều kiện về ngoại ngữ Ông đưa ra một thực tế để Chính phủ xem xét có những điều chỉnh hợp lí, cụ thể là các LHS đi học bằng ngân sách nhà nước phải ký hợp đồng, cam kết với cơ quan sẽ quay trở lại làm việc sau khi tốt nghiệp. Tuy nhiên, theo dự thảo quản lý LHS của Bộ GD-ĐT, các LHS này được quyền ở lại nước bạn học tập, nghiên cứu thêm 3 năm rồi mới bắt buộc phải về nước. Chính vì thế, nhiều LHS sau 3 năm ở lại thêm, khi quay về nước, vì chế độ lương bổng còn nhiều hạn chế nên đã xin chuyển công tác. Do đó, nếu Chính phủ không có những điều chỉnh hợp lý thì với mức lương 3-4 triệu/tháng như hiện nay, các cơ quan, trường học sẽ rất khó giữ được người tài - ông Vang nói. Đề án 322 tuyển sinh để đào tạo hầu hết các ngành cần thiết theo các nhóm ngành: Khoa học kỹ thuật, công nghệ; Khoa học tự nhiên; Khoa học xã hội - nhân văn; Nông, lâm, thuỷ sản; Kinh tế quản lý; Y - dược, thể dục thể thao; Văn hoá nghệ thuật. Nhà nước chi cho lưu học sinh các khoản: học phí, phí ghi danh, đăng ký; Bảo hiểm y tế; Vé máy bay đi và về. Sinh hoạt phí với mức: Hoa Kỳ, Anh, Canada, Nhật Bản: 1.000 USD/ tháng; Châu Âu: Tây Âu, Bắc Âu: 740 EUR/ tháng; tại Austraylia, New Zealand: 860 USD/tháng; Trung Quốc: 350 USD/ tháng; Nga, Thái Lan và các nước Đông Âu: 400 USD/ tháng. Bình quân mỗi năm có 750 LHS được cử đi học. Năm 2009 có 1.129 LHS được cử đi học, trong đó có 509 tiến sĩ. Năm 2010 có 1.975 LHS, trong đó có 760 tiến sĩ Đến nay, Bộ GD-ĐT đang quản lý 4.813 LHS tại 47 nước trên thế giới.
Theo Vietnamnet