Dự địa tăng trưởng vẫn trông vào cải cách

Quang cảnh hội thảo
Quang cảnh hội thảo
(PLO) - Đưa ra dự báo tăng trưởng GDP năm 2018 khoảng 6,58%, thấp hơn mục tiêu Quốc hội đề ra, các chuyên gia của Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế TW (CIEM) cho rằng nếu tiếp tục cải cách, khả năng tăng trưởng có thể cao hơn con số đó…

Vấn đề được đưa ra tại hội thảo “Kinh tế Việt Nam 2017 và triển vọng 2018: Vững bước cải cách” do CIEM phối hợp với Chương trình Australia hỗ trợ cải cách kinh tế Việt Nam tổ chức sáng qua, 25/1.

Tăng trưởng 2017 từ đâu?

Theo ông Nguyễn Anh Dương, Trưởng ban Ban Chính sách Kinh tế vĩ mô (CIEM) năm 2017 được đánh giá là năm tương đối thành công của kinh tế Việt Nam, tăng trưởng kinh tế năm 2017 đạt 6,81%, cao hơn mức mục tiêu được đặt ra từ đầu năm; trong đó, khu vực công nghiệp - xây dựng đạt tốc độ tăng trưởng nhanh nhất với 7,85%; khu vực nông - lâm nghiệp và thủy sản thể hiện sức bật tốt hơn với mức tăng 2,9%.

Khu vực dịch vụ tăng trưởng ổn định đạt 7,4%. Chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm 2017 đạt 3,53%, thấp hơn mục tiêu kế hoạch đề ra là 4%. Tín dụng tăng trưởng đạt 18,17% và có sự ổn định. Thu hút FDI năm 2017 của Việt Nam đạt gần 36 tỷ USD... 

Phân tích nguyên nhân tăng trưởng của năm 2017, theo CIEM, mức tăng trưởng này không dựa nhiều vào các yếu tố mang tính “lượng” bởi phân ngành khai khoáng giảm 7,1%, trong khi tăng trưởng tín dụng không vượt so với các năm trước, đầu tư của khu vực nhà nước cũng không tăng đột biến…

Vậy tăng trưởng năm 2017 từ đâu?

Nguyên nhân đầu tiên được đề cập đến là cải cách thể chế kinh tế. Theo bà Nguyễn Minh Thảo, Trưởng ban Môi trường kinh doanh (MTKD) và năng lực cạnh tranh (CIEM), công cuộc cải cách này không phải chỉ từ đầu năm 2017 , nhưng năm 2017 được xem là một năm hành động quyết liệt, không chỉ từ Chính phủ (ban hành nhiều Nghị quyết chỉ đạo về cải thiện MTKD và các chương trình hành động) mà còn có sự vào cuộc mạnh mẽ hơn của các Bộ, ngành về cải thiện các chỉ số MTKD, các địa phương cũng chú trọng hơn tới các giải pháp về cải thiện MTKD. Kết quả là MTKD, năng lực cạnh tranh đã được cải thiện nhiều nhất trong thập niên qua.

Đặc biệt, với việc cắt giảm các thủ tục/chi phí chính sách không cần thiết cũng giúp tăng GTGT cho DN. Theo ước lượng của CIEM, chất lượng văn bản QPPL (hướng tới phát triển khu vực tư nhân, theo WB) tăng 1% thì tốc độ tăng TFP (năng suất các nhân tố tổng hợp) được cải thiện 1,41 điểm phần trăm. 

Ngoài ra các nhân tố khắc cũng được đề cập đến như  tăng trưởng xuất khẩu, chất lượng tín dụng…

Tuy nhiên, cái chưa hài lòng của tăng trưởng năm 2017 được CIEM chỉ ra đó là tăng trưởng xuất khẩu vẫn phụ thuộc vào các DN FDI (trước năm 2017), và chủ yếu trong 3 ngành (điện thoại và linh kiện; máy tính và linh kiện; máy móc thiết bị khác)

Năm 2018 – Đừng “nhờ trời”

Từ kết quả tăng trưởng 2017, CIEM dự báo, triển vọng tăng trưởng năm 2018 là 6,58%; lạm phát 3,74%; tăng trưởng xuất khẩu 9,4%; cán cân thương mại 1,1 tỷ USD. 

CIEM cũng chỉ ra một loạt khó khăn, thách thức của năm 2018, đó là ngân sách nhà nước vẫn chưa đủ gây áp lực để tăng cường kỷ luật tài khóa, nhiều FTA có thể khiến Việt Nam thành “bia đỡ đạn”, biến động về dòng tiền…

Nguyên Giám đốc Trung tâm Thông tin và Dự báo KT-XH Quốc gia, ông Lê Đình Ân cho rằng mức tăng trưởng kinh tế năm 2017 chưa tạo được yếu tố bền vững cho năm 2018. Nguyên nhân là do những chính sách thiếu ổn định, khu vực DN vẫn gặp nhiều khó khăn.

”Nhiều DN cho biết, chi phí không chính thức mà DN phải bỏ ra không những không giảm mà còn có dấu hiệu tăng lên. Cùng với đó, tiến trình cải cách khu vực DN nhà nước, tái cơ cấu đầu tư công còn nhiều hạn chế…”- TS Lê Đăng Doanh- nguyên Viện trưởng CIEM chia sẻ.

Năm 2018 được đánh giá là năm “bước ngoặt” của Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế. Đây là cơ hội, song cũng là thách thức rất lớn đối với Việt Nam. Theo đó, để đạt được mức tăng trưởng cao và bền vững hơn trong năm 2018, TS Lê Đăng Doanh cho rằng: Việt Nam cần tích cực hơn nữa trong cải thiện MTKD, giảm chi phí không chính thức cho khu vực DN. Cùng với đó, cần thúc đẩy nền kinh tế thị trường và khuyến khích khu vực DN đầu tư cho khoa học công nghệ, tận dụng cơ hội từ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4.

“Vấn đề quan trọng nhất của Việt Nam trong năm 2018 là ổn định kinh tế vĩ mô; Tiếp tục cải cách thể chế kinh tế (cạnh tranh, MTKD, DN nhà nước); thực hiện hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế; Cùng với đó là ứng phó kịp thời vời các cú sốc bất lợi…”- ông Nguyễn Anh Dương đưa ra lời khuyên. 

Theo Trưởng ban Ban Chính sách Kinh tế vĩ mô, đúng là vận nước đang lên nhưng chúng ta đừng sống “nhờ trời”…

Theo TS Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng CIEM, CIEM đang xây dựng dự thảo Nghị quyết của Chính phủ về cải thiện MTKD, nâng cao năng lực cạnh tranh. Đây là việc khó vì phải tìm ra cái mới, cái “chốt” của vấn đề để mà kéo, mà đẩy mới thành công. 

Viện trưởng CIEM cũng cho rằng, trong các chỉ số về cải thiện MTKD, có lẽ chỉ số  khó nhất thuộc về lĩnh vực tư pháp vì “cửa rất hẹp”. “Tư pháp phải mạnh, phải độc lập thì khi đó mới nhìn thấy bóng dáng của kinh tế thị trường hiện đại…”- Viện trưởng CIEM khẳng định.  

Đọc thêm

Xuất khẩu cá tra giá trị gia tăng sang Mỹ đạt đỉnh trong 10 năm

Ảnh minh họa
(PLVN) - Năm 2024 ghi nhận sự bứt phá của ngành cá tra Việt Nam khi xuất khẩu các sản phẩm giá trị gia tăng (GTGT) sang Mỹ đạt mức cao nhất trong một thập kỷ. Với kim ngạch hơn 12 triệu USD trong 11 tháng đầu năm, tăng gấp 21 lần so với cùng kỳ năm trước, cá tra GTGT đang dần khẳng định vị thế trên trường quốc tế.

Công an vào cuộc khi 1 giao dịch có 5 tờ tiền giả

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -   Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa ban hành Thông tư quy định chi tiết về việc xử lý tiền giả và tiền nghi giả trong ngành ngân hàng. Theo quy định, khi phát hiện từ 5 tờ tiền giả hoặc 5 miếng tiền kim loại giả trở lên trong một giao dịch, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Sở Giao dịch, tổ chức tín dụng, hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải ngay lập tức thông báo cho cơ quan công an gần nhất.

30/4, hoàn thành đại hội đảng các cấp thuộc Đảng bộ Tổng công ty HUD

Ông Đậu Minh Thanh - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HUD.
(PLVN) - “Đảng ủy tổng công ty đã thống nhất lựa chọn một đảng bộ cơ sở để đại hội điểm trong tháng 1/2025. Theo kế hoạch, trong tháng 4/2025, sẽ hoàn thành việc đại hội đảng các cấp thuộc Đảng bộ Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị - HUD”, ông Đậu Minh Thanh - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐTV HUD trao đổi với PLVN.

Thông tin thu thuế 10% giao dịch thương mại điện tử là giả mạo

Thông báo về việc thu thuế 10% các giao dịch "MUA-BÁN" đang lan truyền trên các mạng xã hội.
(PLVN) -  Mạng xã hội đang lan truyền thông tin cho rằng từ ngày 1/1/2025, cơ quan thuế sẽ truy cập vào tài khoản cá nhân để thu thuế 10% từ các giao dịch thương mại điện tử, gây hoang mang trong cộng đồng kinh doanh online. Tuy nhiên, đại diện Cục Thuế TP HCM, khẳng định đây là thông tin giả mạo.

Chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương năm 2024: Bức tranh tổng thể để các địa phương phát triển đột phá

Bộ Khoa học và Công nghệ công bố chỉ số PII năm 2024.
(PLVN) - Theo kết quả PII 2024, trong 10 địa phương dẫn đầu chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương (Provincial Innovation Index - PII) 2024, có 5 thành phố trực thuộc Trung ương và 5 địa phương có công nghiệp, dịch vụ phát triển. Cụ thể, 3 địa phương không thay đổi vị trí dẫn đầu là: Hà Nội xếp hạng 1, TP HCM xếp hạng 2 và Hải Phòng xếp hạng 3…

Quyết liệt thực hiện các dự án nguồn điện

Nhà máy thủy điện Hòa Bình mở rộng được yêu cầu hoàn thành sớm hơn dự kiến 6 tháng. (Ảnh: EVN)
(PLVN) - Theo báo cáo mới nhất, hiện hầu như tất cả các dự án trong Quy hoạch điện VIII đều đang bị chậm tiến độ, do đó, Bộ Công Thương đã có những động thái dứt khoát với những dự án này.

Loạt đơn từ nhiệm của các lãnh đạo ngân hàng ngay đầu năm mới

Ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) là một trong những ngân hàng có biến động về nhân sự cấp cao (Ảnh minh hoạ).
(PLVN) -  Những ngày đầu năm 2025, thị trường tài chính chứng kiến loạt biến động khi nhiều lãnh đạo cấp cao tại các ngân hàng lớn đồng loạt từ nhiệm. Từ Phó tổng giám đốc đến Kế toán trưởng, các lý do đưa ra là "theo nguyện vọng cá nhân" hoặc để chuyển sang đảm nhận vị trí mới.

Tổng cục Hải quan: Đồng lòng, chung sức hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát

20 căn nhà trị giá 1,8 tỷ đồng đã được trao cho các hộ nghèo, cận nghèo huyện Tân Biên. (Ảnh: T.D)
(PLVN) - Vừa qua, Tổng cục Hải quan phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Tây Ninh tổ chức Lễ bàn giao nhà đại đoàn kết cho 20 hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn Trung ương và hộ nghèo theo chuẩn nghèo tỉnh trên địa bàn huyện Tân Biên năm 2024, góp phần cùng địa phương xóa nhà tạm, nhà dột nát.

GDP năm 2024 ước tăng 7,09%

Bà Nguyễn Thị Hương - Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê thông tin về số liệu thống kê kinh tế xã hội năm 2024
(PLVN) - Theo công bố, tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý IV/2024 ước tính tăng 7,55% so với cùng kỳ năm trước. GDP cả năm duy trì xu hướng quý sau cao hơn quý trước (quý I tăng 5,98%, quý II tăng 7,25%, quý III tăng 7,43%).