Dự báo lạc quan về chỉ số giá tiêu dùng năm 2024

Quang cảnh Hội thảo. (Ảnh: Thanh Thanh)
Quang cảnh Hội thảo. (Ảnh: Thanh Thanh)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Mặc dù có nhiều yếu tố tác động đến chỉ số giá tiêu dùng (CPI) 6 tháng cuối năm, song nhiều dự báo cho thấy CPI trong cả năm 2024 tăng trong tầm kiểm soát.

Ngày 3/7, Viện Kinh tế - Tài chính (KT-TC) (Học viện Tài chính - HVTC) đã tổ chức Hội thảo “Diễn biến thị trường, giá cả ở Việt Nam 6 tháng đầu năm và dự báo cả năm 2024”.

Chủ trì Hội thảo, PGS.TS Nguyễn Mạnh Thiều, Phó Giám đốc Học viện Tài chính dẫn số liệu của Tổng cục Thống kê cho biết, tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam 6 tháng đầu năm 2024 đã đạt được những kết quả quan trọng, trong đó lạm phát cơ bản bình quân 6 tháng đầu năm 2024 tăng 2,75% so với cùng kỳ năm 2023, thấp hơn mức tăng CPI bình quân chung khá nhiều. Điều này giúp Việt Nam tiếp tục là điểm sáng về kinh tế trong khu vực và trên thế giới.

Theo TS. Nguyễn Đức Độ, Phó Viện trưởng Viện KT-TC, thoạt nhìn con số CPI bình quân 6 tháng đầu năm có một số lo ngại về khả năng kiểm soát lạm phát trong cả năm 2024. Tuy nhiên, trên thực tế, áp lực lạm phát trong năm nay không quá lớn.

“Việc lạm phát so với cùng kỳ và lạm phát trung bình ở mức cao như hiện nay chủ yếu là do tác động từ các cuộc điều chỉnh giá dịch vụ y tế và giáo dục trong quý III/2023. Bởi vậy, trong quý III/2024, khi hiệu ứng từ các cuộc điều chỉnh giá này giảm dần, lạm phát so với cùng kỳ sẽ giảm mạnh và lạm phát trung bình cũng sẽ giảm theo, nếu không có các cuộc điều chỉnh giá quy mô lớn đối với các mặt hàng được Nhà nước quản lý...”, vị chuyên gia nhận định.

Hơn nữa, theo TS Nguyễn Đức Độ, nếu nhìn vào tốc độ tăng CPI trong 6 tháng đầu năm 2024, có thể thấy áp lực lạm phát đang ở mức vừa phải. Cụ thể, so với cuối năm 2023, CPI mới chỉ tăng 1,40%, tương đương trung bình khoảng 0,23%/tháng. Nếu xét riêng trong quý II/2024, CPI chỉ tăng trung bình 0,1%/tháng. “Đây đều là các mức vừa phải trong 5 năm gần đây”, ông Độ khẳng định.

Các nhân tố tác động đến lạm phát 6 tháng cuối năm

Các nhân tố tác động đến lạm phát 6 tháng cuối năm

PGS,TS Ngô Trí Long - Chuyên gia Kinh tế cho rằng, dù 6 tháng đầu năm nay lạm phát vẫn trong tầm kiểm soát, nhưng không thể chủ quan do vẫn còn nhiều biến số khó lường gây áp lực lên lạm phát.

“Lạm phát có thể tiếp tục tăng do biến động nguồn cung, giá cả thế giới; do dự kiến điều chỉnh giá điện, dịch vụ giáo dục, y tế, thực hiện chính sách cải cách tiền lương… Chưa kể, còn do nhu cầu sử dụng điện, vận tải hành khách… trong nước tăng khi vào mùa cao điểm nắng nóng và du lịch hè, mà hiện đang là mùa cao điểm…”, PGS,TS Ngô Trí Long nhận định.

PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng (Đại học Kinh tế quốc dân) lo ngại khả năng tăng mặt bằng giá toàn bộ nền kinh tế sau khi tăng lương cơ bản. Theo phân tích của chuyên gia, xu hướng tăng giá đang hiện hữu từ quý II/2024 cho thấy khả năng cao trong tăng giá sau tăng lương. “Nếu so với chỉ tiêu thông qua bởi Quốc hội là CPI cả năm 2024 cao nhất đạt 4,5% so với năm 2023 là một mục tiêu không thật thuận lợi…”, ông Lạng lo ngại.

Tuy nhiên, TS. Nguyễn Đức Độ - Phó Viện trưởng Viện KT-TC cho rằng, mặc dù lương cơ sở được tăng từ 1/7/2024, song việc điều chỉnh lương chủ yếu diễn ra trong khu vực công có quy mô không lớn trong nền kinh tế (chưa đến 8%). Bởi vậy, các tác động từ việc tăng lương tới lạm phát thời gian tới sẽ không quá lớn.

Đại diện Cục Quản lý Giá, Bộ Tài chính - bà Nguyễn Hương Trà - thông tin, việc đánh giá tác động đến CPI của việc tăng lương hàng năm luôn được Ban Chỉ đạo điều hành giá chú trọng thực hiện để trên cơ sở đó xây dựng kịch bản điều hành giá nhằm kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. “Theo đó, thị trường các mặt hàng thiết yếu được đảm bảo nguồn cung dồi dào, giá cả hàng hóa không biến động bất thường, sốt giá…”, bà Trà khẳng định.

Chuyên gia chia sẻ tại Hội thảo

Chuyên gia chia sẻ tại Hội thảo

Theo Phó Viện trưởng Viện KT-TC, TS Nguyễn Đức Độ, không có nhiều yếu tố gây tăng giá đột biến trong 6 tháng cuối năm 2024.

TS Nguyễn Đức Độ đưa ra 3 kịch bản lạm phát cuối năm, đồng thời phân tích, về tổng thể, nếu không có các cuộc điều chỉnh giá dịch vụ quy mô lớn, lạm phát trung bình cả năm 2024 được dự báo sẽ xoay quanh mức 3,4% (+/- 0,2%).

PGS,TS. Nguyễn Bá Minh, nguyên Viện trưởng Viện KT-TC cho rằng, 6 tháng cuối năm 2024, lạm phát so với cùng kỳ sẽ có xu hướng giảm dần sau khi đạt đỉnh vào tháng 5/2024 nhờ nỗ lực hạ nhiệt mặt bằng lãi suất của Ngân hàng nhà nước, cũng như lạm phát toàn cầu có dấu hiệu hạ nhiệt.

“Áp lực lạm phát trong năm 2024 có thể đến từ việc Nhà nước điều chỉnh lương cơ bản, tăng giá dịch vụ y tế, giáo dục, giá điện theo lộ trình. Mặc dù vậy, nếu việc điều chỉnh giá được thực hiện trong nửa cuối năm 2024 với mức điều chỉnh không quá lớn, mục tiêu kiểm soát lạm phát khoảng 4,5% Quốc hội đề ra là hoàn toàn khả thi….”, PGS,TS. Nguyễn Bá Minh khẳng định.

Tin cùng chuyên mục

Ảnh minh họa

Cảnh báo mô hình 'Sở hữu kỳ nghỉ du lịch'

(PLVN) - Theo Công an TP Hà Nội, hoạt động mua bán “Sở hữu kỳ nghỉ du lịch” đã xuất hiện phổ biến tại Việt Nam. Trong quá trình hoạt động, một số công ty đã đưa ra nhiều chiêu thức để mời chào khách hàng, lợi dụng lòng tin, sự thiếu hiểu biết, nhắm vào tâm lý thích được tặng quà… của người dân để lừa đảo, trục lợi.

Đọc thêm

Số hóa dữ liệu trong kỷ nguyên số

Số hóa dữ liệu trong kỷ nguyên số
(PLVN) - Số hoá dữ liệu là quá trình quan trọng trong các lĩnh vực như khoa học dữ liệu, trí tuệ nhân tạo, học máy, và các lĩnh vực liên quan đến xử lý số liệu. Tìm kiếm từ khóa “ văn phòng không giấy ”, “chuyển đổi số” và “số hóa tài liệu” trên thanh công cụ tìm kiếm Google, sẽ đưa ra nhiều kết quả bài viết về số hóa tài liệu. Số lượng các kết quả được Google trả về cho thấy tầm quan trọng của số hóa (Digitalization) đối với sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.

Anh phát triển xe điện sạc siêu nhanh

Ảnh: Autocar
(PLVN) - Theo Autocar, công ty kỹ thuật Nyobolt của Anh đang tiến hành thử nghiệm một mẫu xe điện với khả năng sạc siêu nhanh, có thể sạc từ 10% lên 80% pin chỉ trong vòng 4 phút 37 giây.

Giao dịch chuyển tiền từ 10 triệu đồng thông suốt sau ngày đầu trục trặc

Các giao dịch chuyển tiền từ 10 triệu đồng đã diễn ra an toàn, thông suốt.
(PLVN) - Thống kê từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN), đến 22h ngày 2/7, việc chuyển tiền diễn ra hoàn toàn bình thường, thông suốt…Trong tổng số 13 triệu lượt người đã thực hiện xác thực sinh trắc học sẵn sàng giao dịch trên 10 triệu đồng, mỗi ngày chỉ có 1,8 triệu món giao dịch trên 10 triệu đồng...

Chữ ký số góp phần đảm bảo xác thực an toàn các giao dịch tài chính, ngân hàng

Chữ ký số VNPT-CA của VNPT sử dụng công nghệ mã hóa tiên tiến, đảm bảo bí mật của các dữ liệu khi thực hiện giao dịch trực tuyến và ngăn chặn các hành vi giả mạo, gian lận
(PLVN) - Nhằm đảm bảo an toàn, bảo mật trong giao dịch trực tuyến, từ ngày 1/7/2024, chuyển tiền qua tài khoản trực tuyến hoặc nạp tiền vào ví điện tử trên 10 triệu đồng phải được xác thực bằng các biện pháp xác thực an toàn, trong đó chữ ký số là một trong những biện pháp xác thực có thể sử dụng để xác thực trong cả 4 loại giao dịch (A, B, C D). Hiện, VNPT-CA đã sẵn sàng hạ tầng kỹ thuật và giải pháp để cung cấp chữ ký số đến người dùng một cách an toàn và thuận tiện nhất.

Ngày mai, giá xăng, dầu thế nào?

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Giá xăng trong nước được dự báo tăng lần thứ 4 liên tiếp tại kỳ điều hành ngày mai (4/7). Mức tăng giá xăng dao động từ 320-400 đồng /lít, còn giá dầu dự báo tăng từ 250-370 đồng/lít.

Cập nhật sinh trắc học: 'Người dễ, kẻ khó'

 Khách hàng “mách mẹo” cập nhật sinh trắc học. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Sau 2 ngày đầu tiên thực hiện quy định nhận diện sinh trắc học (khuôn mặt) theo Quyết định số 2345/QĐ-NHNN về bảo mật các giao dịch tài khoản ngân hàng, đang có 2 luồng ý kiến trái ngược của dư luận về vấn đề này.

Khai mạc triển lãm MTA Vietnam 2024

Khai mạc triển lãm MTA Vietnam 2024
(PLVN) - Triển lãm Quốc tế lần thứ 20 về Cơ khí chính xác và Sản xuất chế tạo - MTA Vietnam 2024 sẽ chính thức diễn ra từ ngày 2-5/7 tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn (SECC), TP HCM.