Dự án xây dựng cầu dân sinh và quản lý tài sản đường địa phương hiện nay ra sao?

Ông Nguyễn Văn Huyện, Tổng Cục trưởng Tổng Cục Đườg bộ Việt Nam phát biểu
Ông Nguyễn Văn Huyện, Tổng Cục trưởng Tổng Cục Đườg bộ Việt Nam phát biểu
(PLVN) - Ngày 16/5, tại TP.Hội An (Quảng Nam), Tổng cục Đường hộ Việt Nam (Bộ Giao thông Vận tải), Ngân hàng thế giới và UBND tỉnh Quảng Nam phối hợp tổ chức Hội thảo đánh giá giữa kỳ Dự án xây dựng cầu dân sinh và quản lý tài sản đường địa phương (LRAMP).

Theo báo cáo của Tổng cục đường bộ Việt Nam (TCĐBVN), mạng lưới đường bộ địa phương ở Việt Nam có hơn 458 nghìn km trên tổng số hơn 570 nghìn km mạng lưới đường hộ quốc gia (tương đương với 88%), phục vụ khoảng 80% dân số và 90% người nghèo trong cả nước. Trên mạng lưới đường địa phương, rất nhiều đoạn đường xuống cấp, không đủ kinh phí để bảo trì, rất nhiều vị trí chưa có cầu, gây khó khăn rất lớn cho người dân, đặc biệt các khu vực xa xôi vùng dân tộc miền núi. Trong điều kiện đó, LRAMP là một dự án giao thông quan trọng, do Bộ GTVT chủ quản, Tổng Cục đường bộ Việt Nam được giao làm chủ đầu tư, quyết định đầu tư các dự án thành phần thuộc hợp phần cầu, UBND các tỉnh quyết định đầu tư hợp phần đường.

Dự án góp phần vì mục tiêu Hỗ trợ bảo trì đường địa phương và xây dựng các cầu dân sinh trên các tuyến đường giao thông nông thôn, tạo đà xây dựng nông thôn mới, góp phần xóa đói giảm nghèo, đẩy mạnh phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội cho các vùng miền trên toàn quốc. Đến nay, với sự nỗ lực rất lớn của các đơn vị tham gia Dự án, sự hỗ trợ của các Bộ, Ngành và Ngân hàng thế giới, Dự án đang thực hiện theo đúng lộ trình Hiệp định và đã đạt được những kết quả rất khả quan.

Quang cảnh Hội thảo
Quang cảnh Hội thảo

Phát biểu tại Hội thảo, ông Nguyễn Văn Huyện, Tổng Cục trưởng Tổng cục đường bộ Việt Nam cho biết, Dự án gồm 2 hợp phần chính, có quy mô lớn và tương đối riêng biệt. Trong đó, hợp phần đường có tổng mức đầu 3.296 tỷ đồng, do UBND 14 tỉnh quyết định đầu tư, các Sở GTVT và Ban QLDA địa phương triển khai thực hiện với mục tiêu khôi phục cải tạo 676 km đường và 61.109 km được bảo dưỡng thường xuyên; Hợp phần cầu có tổng mức đầu tư 5.798 tỷ đồng, mục tiêu đầu tư tối thiểu 2.174 cầu trên địa bàn 50 tỉnh, thành phố do Tổng cục Đường bộ Việt Nam được Bộ GTVT ủy quyền quyết định đầu tư dự án thành phần và là chủ đầu tư, các Ban QLDA chuyên ngành 3,4,6,8 và các Ban QLDA địa phương triển khai thực hiện.

Đến nay, qua nửa kỳ thực hiện dự án, về cơ bản các khối lượng chính (theo chỉ số giải ngân) đều đạt hoặc vượt trên kế hoạch. Trong đó, hợp phần cầu: Tổng số cầu đã khởi công: 1.840 cầu, đạt 85% số lượng cầu tối thiểu của dự án. Số cầu đã hoàn thành 1.037 cầu (43%), bàn giao khai thác chính thức 865 cầu (40%), dự kiến hết năm 2019 hoàn thành khoảng 1.800 cầu đạt khoảng 90% so với yêu cầu.

Qua thực hiện dự án, công tác quản lý bảo trì đã được các cơ quan quản lý nhà nước, đơn vị ở địa phương thực hiện ngày càng tốt. Đây là một tín hiệu tích cực trong công tác bảo trì đường địa phương và bước đầu nâng cao nhận thức trong công tác bảo trì đường địa phương.

“Với các hiệu quả tích cực, thiết thực về mọi mặt kinh tế - xã hội - văn hóa - an sinh khi thực hiện Dự án, đồng thời từ thực tế nhu cầu xây dựng cầu dân sinh của các địa phương rất lớn, trong khi khả năng đầu tư từ nguồn ngân sách địa phương hầu như không thể. Tổng Cục ĐBVN ước tính còn khoảng 1.700 cầu trong danh mục Quyết định 2.529 thuộc ưu tiên 1, cần đầu tư (khoảng hơn 4.300 tỷ đồng, tương đương gần 200 triệu USD), đồng thời còn hơn 4.000 cầu ưu tiên 2 chưa được đưa vào danh mục cần tiếp tục đầu tư xây dựng. Đối với Hợp phần đường, qua bài học kinh nghiệm việc triển khai dự án tại 14 tỉnh cho thấy dự án đã bước đầu đạt những kết quả tích cực trong nhận thức và triển khai công tác quản lý bảo trì đường địa phương”, ông Nguyễn Văn Huyện, Tổng Cục trưởng Tổng cục đường bộ Việt Nam cho biết thêm.

Tại Hội thảo, Tổng cục ĐBVN đề xuất tiếp tục nhận được sự chia sẻ, phối hợp của các cấp Bộ, Ngành thuộc Chính phủ trong việc bố trí nguồn vốn thực hiện Dự án; đồng thời kiến nghị với Ngân hàng thế giới, Chính phủ xem xét mở rộng Chương trình, Dự án, vì mục tiêu Phát triển và quản lý tốt mạng lưới đường địa phương nhằm tăng tính kết nối và bền vững của toàn hệ thống giao thông phục vụ mục tiêu xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế, văn hóa cho các vùng miền trên toàn quốc

Đọc thêm

'Hình hài' siêu dự án Sân bay Long Thành dần lộ diện

'Hình hài' siêu dự án Sân bay Long Thành dần lộ diện
(PLVN) - Trên công trình xây dựng sân bay Long Thành (huyện Long Thành, Đồng Nai) hiện có gần 4.000 kỹ sư, công nhân trong nước và quốc tế, gần 2.000 máy móc, phương tiện, trang thiết bị thi công đang ngày đêm làm việc với mục tiêu cao nhất là đẩy nhanh tiến độ để hoàn hoàn thành trong năm 2025 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại buổi làm việc mới đây.

Đề xuất hợp lý của Cục Cảnh sát giao thông

Ảnh minh họa
(PLVN) - Chạy xe trên đường, nếu xao nhãng chỉ 1 giây, là có thể tàn cả 1 đời. Nếu vượt đèn đỏ, hậu quả còn có thể nguy hại hơn, thảm khốc hơn. Thế nhưng mới đây, một camera giao thông tại Hà Nội ghi lại được cảnh 164 lượt phương tiện vượt đèn đỏ ở một ngã tư chỉ trong 2 phút. Đó là một thực tế vô cùng đáng báo động, không chỉ xảy ra ở Hà Nội, mà còn ở một số địa phương khác.