Dự án tái thiết đường vào vùng sạt lở Phước Sơn (Quảng Nam): Sau 3 năm triển khai thi công vẫn ngổn ngang dang dở

Sau 3 năm thực hiện, dự án tái thiết các tuyến đường lên 4 xã vùng cao của huyện Phước Sơn vẫn còn ngổn ngang. (Ảnh trong bài: Công Huy)
Sau 3 năm thực hiện, dự án tái thiết các tuyến đường lên 4 xã vùng cao của huyện Phước Sơn vẫn còn ngổn ngang. (Ảnh trong bài: Công Huy)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Bốn năm trước, cuối tháng 10/2020, ảnh hưởng của cơn bão số 9 đã gây ra vụ sạt lở núi kinh hoàng ở huyện vùng cao Phước Sơn (Quảng Nam). Lũ quét và hàng nghìn m3 đất đá vùi lấp nhiều tài sản người dân; phá hủy một số tuyến đường huyết mạch tới các xã vùng cao như Phước Kim, Phước Công, Phước Thành, Phước Lộc…

Vừa đi, vừa lo sạt lở tai nạn

Sau sạt lở, đầu 2021, UBND tỉnh phê duyệt đầu tư xây dựng công trình khôi phục, tái thiết các tuyến đường ĐH1, ĐH2 và ĐH5 đi vào 4 xã nói trên. Trong đó, đường ĐH1 (đoạn xã Phước Kim - Phước Thành) dài hơn 13km, tổng mức đầu tư 150 tỷ đồng. Tuyến ĐH5 (đoạn xã Phước Công - Phước Lộc) gần 10km, 90 tỷ đồng. Thời gian thực hiện dự án từ 2022 - 2024.

Riêng ĐH2 (đoạn từ xã Phước Thành - Phước Lộc), gần 10km, 152 tỷ đồng. Thời gian thực hiện từ giữa 2022 đến đầu 2025. Các dự án này đều do UBND huyện làm chủ đầu tư.

Theo ghi nhận của PLVN, sau 3 năm triển khai thi công, đến nay các tuyến đường vẫn còn ngổn ngang, đất đá lởm chởm, nhiều đoạn hầu như chưa được khắc phục sửa chữa. Một số đoạn đơn vị thi công mới sửa chữa cầu cống. Thậm chí đường ĐH5 đoạn từ cầu Khỉ lên cầu Nước Mắt có tảng đá lớn nằm chắn giữa đường.

Người dân phản ánh do đường sá hư hỏng, mọi người đi lại rất vất vả. Mỗi khi có việc phải ra trung tâm huyện hoặc sang các xã khác, bà con phải vượt qua nhiều đoạn đường sạt lở, rất lo lắng. Nhiều lúc có người đau ốm, việc di chuyển đưa ra trung tâm huyện cấp cứu gặp rất nhiều trở ngại, nguy cơ ảnh hưởng tính mạng... Mùa mưa bão đang đến, vừa đi vừa lo sạt lở tai nạn.

Ông Hồ Văn Long, Phó Chủ tịch UBND xã Phước Lộc cho biết, cứ mùa mưa bão, xã phải họp dân tuyên truyền, vận động bà con hạn chế đi lại trên các tuyến đường để tránh sạt lở, lũ ống. “Chỉ cần mưa kéo dài, sạt lở xảy ra là các xã bị cô lập. Địa phương rất mong mỏi các tuyến đường sớm hoàn thành”, ông Long nói.

Do đường sá hư hỏng, người dân đi lại rất vất vả.

Do đường sá hư hỏng, người dân đi lại rất vất vả.

Nhà thầu nào thiếu tích cực thì chấm dứt hợp đồng

Theo Ban Quản lý dự án huyện Phước Sơn (BQL), dự án khôi phục, tái thiết các tuyến đường này không được đưa vào dạng dự án cấp thiết, nên buộc phải tiến hành đầy đủ thủ tục liên quan rồi mới thi công. Vì vậy, kể từ cuối 2020, khi các tuyến đường đã bị phá hủy, phải gần năm sau dự án mới bảo đảm thủ tục để thi công.

Tuy nhiên, BQL cho rằng một số nhà thầu tham gia dự án thực hiện không bảo đảm theo hồ sơ dự thầu; cố tình kéo dài, không triển khai thi công dự án đúng theo hợp đồng.

Báo cáo khối lượng hợp đồng cho thấy, đến nay việc sửa chữa 3 tuyến ĐH vẫn chưa đạt 50% giá trị hợp đồng. Tuyến ĐH1 mới đạt 44,81%, tuyến ĐH2 đạt 48,23%, tuyến ĐH5 đạt 29,94%. Trong báo cáo, lý giải việc chậm trễ này, các nhà thầu trình bày do vật liệu khan hiếm, giá tăng quá cao so với hợp đồng ban đầu và ảnh hưởng thời tiết.

Theo ông Lê Quang Trung, Chủ tịch UBND huyện, năng lực một số nhà thầu chưa tốt khiến việc thi công ì ạch. “Huyện mới làm việc với các nhà thầu, đơn vị thi công. Sau đó có sự chuyển biến khi nhà thầu đã tập trung đưa máy móc, nhân lực đến làm. Huyện yêu cầu nhà thầu thi công tuyến đường ĐH5 đến 30/9 phải đổ xong cấp phối”, ông Trung nói.

Mới đây, Chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Dũng đã có buổi kiểm tra trực tiếp công trường sửa chữa 3 tuyến đường này. Ông Dũng đánh giá tiến độ thi công các dự án rất chậm. Tại công trường, nhân lực thi công rất ít, năng lực thi công các nhà thầu chưa bảo đảm theo điều kiện hợp đồng.

Để khắc phục tình hình, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu lãnh đạo địa phương tập trung chỉ đạo thực hiện quyết liệt hơn nữa. Các sở, ngành tham mưu tỉnh những giải pháp đôn đốc thi công, gặp khó khăn gì phải tháo gỡ khó khăn đó. “Huyện Phước Sơn phải quyết liệt hơn nữa, nhà thầu nào thiếu tích cực thì chấm dứt để tìm nhà thầu khác. Điều chuyển vốn của đơn vị thi công chưa có khối lượng đến đơn vị thi công có khối lượng, nhằm khắc phục tình trạng “nơi làm xong mà không có tiền, nơi không làm mà có tiền””, ông Dũng nhấn mạnh.

Đọc thêm

Công an TP Hà Tiên tổng kết năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025

Đại tá Nguyễn Văn Hận - Giám đốc Công an tỉnh dự và chỉ đạo Hội nghị.
(PLVN) - Ngày 7/1/2025, Công an TP Hà Tiên tổ chức tổng kết công tác Đảng, Công tác Công an năm 2024 và triển khai nhiệm vụ công tác năm 2025. Đại tá Nguyễn Văn Hận – Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Công an tỉnh Kiên Giang dự và chỉ đạo Hội nghị.

Đồng Nai: Tai nạn giao thông giảm cả 3 tiêu chí

Đồng Nai: Tai nạn giao thông giảm cả 3 tiêu chí
(PLVN) - Năm 2024, tình hình tai nạn giao thông (TNGT) trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đã có những chuyển biến tích cực khi giảm cả ba tiêu chí: số vụ tai nạn, số người chết và số người bị thương.

Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng: Chủ động, sáng tạo, đổi mới hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ

Năm 2024, tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại các KCN, KKT đạt 4,35 tỷ USD. (Ảnh trong bài: PV)
(PLVN) - Năm 2024, Ban Quản lý Khu kinh tế (KKT) Hải Phòng đã chủ động, quyết liệt, kịp thời, linh hoạt, sáng tạo, vượt qua mọi khó khăn, thách thức, hoàn thành toàn diện 18/18 nhiệm vụ kinh tế - xã hội (vượt mức 5/5 chỉ tiêu được giao), tiếp tục đột phá trong thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào TP Hải Phòng.

Đường đến đô thị toàn cầu

Ảnh minh họa
(PLVN) -  Bản Quy hoạch TP HCM thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, được đánh giá là con đường sẽ đưa TP HCM đến mục tiêu đô thị toàn cầu.

Công bố sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã tại Yên Châu

Lãnh đạo tỉnh Sơn La tặng bằng khen cho các tập thể, cá nhân có thành tích tại huyện Yên Châu.
(PLVN) - Ngày 6/1, huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La tổ chức Lễ công bố Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã thuộc huyện Yên Châu và Quyết định của UBND tỉnh về công nhận đô thị Yên Châu (thị trấn Yên Châu mở rộng) đạt tiêu chí đô thị loại V.

Tín dụng chính sách: Động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội bền vững tại Kiên Giang

Tín dụng chính sách: Động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội bền vững tại Kiên Giang
(PLVN) - Trong hành trình thực hiện các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững, tỉnh Kiên Giang đã huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và tập trung các nguồn lực quan trọng, đặc biệt là nguồn vốn tín dụng chính sách. Chính nhờ sự đầu tư này, vùng đất cực Tây Nam của Tổ quốc đã vươn lên trở thành điểm sáng về phát triển kinh tế xã hội toàn diện.

Đảm bảo thông tuyến Cầu vượt sông Hương vào ngày 26/3

Chủ tịch UBND thành phố Huế Nguyễn Văn Phương đi thực địa, kiểm tra tiến độ giải phóng mặt bằng, thi công Dự án Cầu vượt sông Hương.
(PLVN) - Sáng 6/9, Chủ tịch UBND thành phố Huế Nguyễn Văn Phương đã đi thực địa, kiểm tra tiến độ giải phóng mặt bằng, thi công Dự án Cầu vượt sông Hương. Đây là công trình trọng điểm trong kế hoạch phát triển hạ tầng giao thông và kết nối đô thị của thành phố.

Lâm Đồng định hướng trở thành đầu tàu, cửa ngõ Tây Nguyên

Lâm Đồng định hướng trở thành đầu tàu, cửa ngõ Tây Nguyên
(PLVN) - Để không chỉ dẫn đầu mà còn là cửa ngõ Tây Nguyên, Lâm Đồng sẽ đầu tư các khách sạn cao cấp cùng những khu mua sắm đẳng cấp; ưu tiên xây dựng cảng cạn, trung tâm logistis; phấn đấu khởi công 2 dự án cao tốc đúng dịp chào mừng Giải phóng miền Nam 30/4/2025…