Dự án “sai từ trên… tỉnh”

(PLO) - Có người góp tiền nhưng chết rồi vẫn chưa nhận được đất, còn dân cư khu vực dự án bị giải tỏa thì khiếu kiện việc thu hồi thiếu công bằng. Trong khi đó, chính quyền cơ sở khẳng định dự án này “sai từ… trên tỉnh”.
“Ném tiền xuống ao”
Ngày 14/6/2005, UBND tỉnh Thanh Hóa ra Quyết định số 1571 phê duyệt mức giá sàn để đấu giá quyền sử dụng đất khu dân cư hồ Toàn Thành (phường Ba Đình, TP.Thanh Hóa) với diện tích đất đấu giá là 3.182m2.
Theo biên bản đấu giá ngày 3/10/2005, Công ty Cổ phần Xây dựng Thanh Hóa đưa ra mức giá là 2.217.942,51 đồng (đ)/m2 so với giá của Công ty Cổ phần Xây dựng và Đầu tư phát triển Thanh Hóa đưa ra là 2.217.000đ (bằng giá khởi điểm) chỉ “chênh” đúng 942,51đ/m2, nên ngày 7/10/2005, UBND TP.Thanh Hóa chính thức ký Hợp đồng kinh tế số 01 với Công ty Cổ phần Xây dựng Thanh Hóa về việc thu đất có thu tiền sử dụng đất qua đấu giá tại dự án nói trên.
Khi có trong tay Hợp đồng kinh tế số 01, Công ty Cổ phần Xây dựng Thanh Hóa đã kêu gọi khách hàng bán đất dự án, với cái tên rất “kinh tế” là hợp đồng hợp tác đầu tư. Theo đó, chỉ mấy ngày sau, hàng chục khách hàng đã đặt bút ký với doanh nghiệp này “hợp tác đầu tư” và đóng tiền để mua đất, với mức giá bán là 11,5 triệu/m2.
Dự án khu dân cư hồ Toàn Thành mới chỉ giải phóng được 1/3 mặt bằng vì gặp phải sự phản đối kịch liệt của người bị thu hồi đất
Dự án khu dân cư hồ Toàn Thành mới chỉ giải phóng được 1/3
mặt bằng vì gặp phải sự phản đối kịch liệt của người bị thu hồi đất 
“Bi kịch” của người dân mua đất và cả những người bị thu hồi đất để thực hiện dự án cũng bắt đầu từ đó. Năm 2005 khi bán đất cho dân, khu đất trúng đấu giá của Công ty Cổ phần Xây dựng Thanh Hóa chỉ là cái ao đầy nước.
Sau gần chục năm đóng tiền, đến nay rất nhiều khách hàng đã không nhận được đất như cam kết. Nạn nhân mua đất của khu dân cư này là ông Đào Kim Long cho biết, gia đình ông đã nộp 900 triệu đồng với cam kết từ công ty là đến ngày 31/12/2005 sẽ được giao đất. Nhưng đến nay, tiền thì đã “ném xuống ao”, nhưng đất thì vẫn không thấy đâu. Thậm chí, gia đình ông Long còn bị thu hồi đất vì nằm trong quy hoạch dự án. “Họ đền bù 5,5 triệu/m2 - và chúng tôi phải mua lại chính phần đất của bố mẹ để lại với giá “cắt cổ” là 11,5 triệu đồng/m2” - ông Long nói.
Không chỉ có ông Long mắc kẹt với dự án đó, vợ chồng bà Trần Thị Tuyển ở đường Trần Phú cũng bỏ ra 1 tỷ đồng mua hai lô đất của Công ty Cổ phần Xây dựng Thanh Hóa để rồi đến nay phải đau khổ đi đòi quyền lợi. “Bây giờ đã 8 năm rồi nhưng chúng tôi vẫn chưa nhận được đất. Đòi lại tiền họ không trả, hỏi đến đất thì cũng chẳng thấy đâu”, bà Tuyển cho biết. 
Giám đốc đứng trên nhà “vẽ” quy hoạch
Trả lời Pháp luật Việt Nam, một cán bộ có trách nhiệm tại phường Ba Đình bức xúc nói rằng: “Dự án này tóm lại là có nhiều cái sai, mà là sai từ tỉnh”. Theo vị này, khu đất dự án theo quy hoạch là đất xen cư nên không được đem ra đấu giá. Trong khi đó, dù chưa áp giá đền bù, chưa kiểm kê, chưa thu hồi đất, chưa có đất sạch nhưng vẫn được đấu giá. “Dân mua đất “đau” lắm nhưng không dám kiện, bởi “hắn” (chủ đầu tư – PV) khôn là làm hợp đồng hợp tác đầu tư với người mua”, vị này chia sẻ. Có những khách hàng mua đất thời điểm đó đến nay đã chết nhưng vẫn chưa nhận được đất.
Không chỉ người mua đất bức xúc mà chính những người dân bị thu hồi đất cũng đang sống trong tâm trạng bất an vì chính sách đền bù còn nhiều bất cập. Theo đó, nhiều người dân sử dụng đất ổn định lâu năm không có tranh chấp trên đường Đinh Công Tráng cũng bị thu hồi đất với giá rẻ mạt. “Những hộ dân sống giữa lòng hồ thì được đền bù theo giá đất ở, còn chúng tôi đất vừa quanh hồ thì chỉ được đền bù vật kiến trúc, cây cối hoa màu”, bà Mùi, người bị thu hồi đất bức xúc.
Trong khi đó, một cán bộ phường Ba Đình khẳng định ý tưởng làm dự án khu dân cư hồ Toàn Thành bắt đầu tư thời ông Ngô Văn Tuấn còn làm Giám đốc Công ty Cổ phần Xây dựng Thanh Hóa. “Nhà ông Tuấn ở khu vực dự án. Ông ấy đứng trên tầng năm nhà mình nhìn xuống thấy đẹp, tưởng đơn giản vì nghĩ đất quanh đó là đất lấn chiếm nhưng không hiểu được nguồn gốc từng thửa đất mà dân đang sử dụng, sau đó công ty của ông Tuấn trình lên tỉnh để làm dự án” - cán bộ này cho biết.
Vị cán bộ phường Ba Đình than thở, thực sự “chúng tôi cũng không biết đích của dự án là ở đâu, bao giờ xong”.
Toàn cảnh Hội nghị. (Ảnh trong bài: Minh Trang)

Hội nghị tăng cường quản lý đất đai trên địa bàn TP Đà Nẵng

(PLVN) - Tại Đà Nẵng, hoạt động đấu giá quyền sử dụng đất và cho thuê quỹ đất ngắn hạn của TP chưa được triển khai mạnh mẽ để quản lý tốt đất đai trong thời gian chưa kêu gọi được nhà đầu tư. Vẫn còn tình trạng lấn, chiếm đất, cho thuê, cho thuê lại trái pháp luật, một số khu đất trở thành vị trí tập kết rác thải tự phát của các hộ dân lân cận gây mất mỹ quan đô thị và ô nhiễm môi trường.
Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Minh Ngân.

Thứ trưởng Lê Minh Ngân: Xây dựng bảng giá đất cần đánh giá tác động tới người dân, doanh nghiệp

(PLVN) - Việc triển khai Luật Đất đai 2024 trong thời gian qua khiến không ít địa phương lúng túng khi thực hiện các nội dung, thẩm quyền được giao, đặc biệt là vấn đề điều chỉnh, xây dựng bảng giá đất. Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Minh Ngân đã có trao đổi với PV Báo Pháp luật Việt Nam xung quanh vấn đề này.
Một dự án tại Quảng Nam gặp vướng mắc về vấn đề bồi thường đất. (Ảnh: Công Huy)

Quảng Nam gỡ vướng vấn đề bồi thường đất 5%

(PLVN) - Một số vướng mắc phát sinh liên quan đất công ích 5% (đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của xã - NV) khiến công tác bồi thường giải phóng mặt bằng gặp khó khi thực hiện một số dự án, kéo theo tỉ lệ giải ngân vốn đầu tư công đạt thấp, nên lãnh đạo tỉnh Quảng Nam yêu cầu các địa phương tập trung rà soát, kiểm kê, có giải pháp căn cơ.
Tập đoàn VinGroup khởi công dự án Nhà ở xã hội Happy Home tại phường Cam Nghĩa, TP Cam Ranh, Khánh Hòa.

Đề xuất mở rộng ngân hàng tham gia giải ngân gói tín dụng nhà ở xã hội

(PLVN) - Tại Hội nghị Thường trực Chính phủ làm việc với các ngân hàng thương mại cổ phần về các giải pháp góp phần phát triển kinh tế - xã hội đất nước mới đây, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh đề xuất, ngoài 4 ngân hàng thương mại nhà nước, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cần xem xét mở rộng cho các ngân hàng thương mại cổ phẩn khác được tham gia vào gói tín dụng phục vụ nhà ở xã hội.
Đại diện lãnh đạo UBND huyện Đan Phượng thông tin với PV Báo Pháp luật Việt Nam về công tác quản lý đất đai, xây dựng,xử lý vi phạm trên toàn địa bàn huyện vừa qua.

UBND huyện Đan Phượng đề xuất thành phố Hà Nội cấp ‘sổ đỏ’ cho những trường hợp vi phạm

(PLVN) - Liên quan đến công tác quản lý đất đai, xử lý vi phạm về trật tự xây dựng trên địa bàn huyện Đan Phượng, ông Bùi Văn Hoa – Phó trưởng phòng TN&MT huyện Đan Phượng đề xuất UBND thành phố Hà Nội công nhận và cấp giấy chứng nhận cho những trường hợp vi phạm trong khu dân cư, phù hợp với quy hoạch.
Bảng giá đất điều chỉnh tại TP HCM: Đảm bảo hài hòa lợi ích giữa nhà nước, người dân và doanh nghiệp

Bảng giá đất điều chỉnh tại TP HCM: Đảm bảo hài hòa lợi ích giữa nhà nước, người dân và doanh nghiệp

(PLVN) -  TP HCM đang tiến hành các bước hoàn thiện Dự thảo Quyết định về điều chỉnh Quyết định số 02/2020/QĐ-UBND ngày 16/1/2020 của UBND TP HCM quy định về Bảng giá đất để áp dụng cho địa phương. TP HCM kỳ vọng, Bảng giá đất sẽ có tác động tích cực, huy động được nguồn lực, tạo động lực để nền kinh tế Thành phố phát triển …
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu rà soát các dự án còn lại có vướng mắc. (Ảnh: VGP).

Đề xuất cơ chế, chính sách đặc thù về đất đai: Xác định đúng người, rõ việc

(PLVN) - Ngày 16/9, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về chỉ đạo, đôn đốc việc rà soát, đề xuất cấp có thẩm quyền ban hành cơ chế, chính sách đặc thù, văn bản có liên quan thực hiện chỉ đạo của Bộ Chính trị về đề án, phương án tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đối với các dự án, đất đai trong các kết luận thanh tra, kiểm tra, bản án tại một số tỉnh, TP.